NGUỒN GỐC VÀ SỰ TIẾN HÓA ĐỒNG BẰNG CHÂU THỔ PHÂN LƯU; NHỮNG HIỂU BIẾT TỪ CHÂU THỔ SÔNG MÊ CÔNG

Toru Tamura, Yoshiki Saito, V. Lap Nguyen, T.K. Oanh Ta, Mark D. Bateman, Dan Matsumoto, Shota Yamashita

TÓM TẮT

Hình thái châu thổ sông phản ánh sự tương tác của các quá trình bờ biển, lưu lượng sông, và cung cấp phù sa. Khoảng 25% dân số thế giới sống trên vùng đồng bằng châu thổ thấp, vì vậy việc dự báo sự phát triển châu thổ là rất quan trọng. Kiến thức về hình thái học châu thổ chưa được xác lập, mặc dù đó là kiến ​​thức rất quan trọng để quản lý rủi ro của việc sử dụng đất và các khu định cư trên vùng châu thổ. Châu thổ sông Mê Công là một trong những châu thổ lớn nhất thế giới và là nơi cung cấp cơ hội duy nhất để hiểu sự tiến hóa trầm tích của châu thổ với ưu thế triều và sóng.

Các tác giả đã xác định sự tiến hóa trầm tích đồng bằng châu thổ dựa vào tuổi phát quang kích thích quang học (OSL) các giồng cát và tuổi carbon phóng xạ các trầm tích trong lõi khoan. Kết quả cho thấy đường bờ biển ở đồng bằng châu thổ thấp đã khởi đầu cách nay 3,5 ngàn năm bằng sự bồi đắp các dải cát ngầm cơ sở. Đồng bằng châu thổ đã chuyển dịch về một phía trong Holocen muộn, phát triển từ các đê cát dẫn đến sự phân nhánh bất đối xứng của cửa sông. Sự bất đối xứng là do dòng trầm tích ven bờ hướng tây nam được tăng cường bởi gió mùa mùa đông.

Các đê cát liên tục được hình thành trên bề mặt rộng hơn của các cửa sông phân nhánh, và sau đó bồi đắp về phía biển, được ổn định bằng hiệu ứng thủy triều dẫn đến sự hình thành các đồng bằng châu thổ kéo dài vuông góc với đường bờ.

Hình 1B. Tuổi OSL các giồng cát ở đồng bằng châu thổ của Trà Vinh, Bến Tre, Cai Lậy, Tiền Giang
Hình 1B. Tuổi OSL các giồng cát ở đồng bằng châu thổ Trà Vinh, Bến Tre, Cai Lậy, Tiền Giang
Hình 2. A, B: Các mặt cắt ngang vuông góc với bờ biển châu thổ Trà Vinh và Trung tâm Bến Tre. Có sự phù hợp giữ tuổi (OSL) của giồng cát và tuổi carbon phóng xạ các trầm tích trong lõi khoan.
Hình 2. A, B: Các mặt cắt ngang vuông góc với bờ biển châu thổ Trà Vinh và Trung Bến Tre. Có sự phù hợp giữa tuổi (OSL) của giồng cát và tuổi carbon phóng xạ các trầm tích trong lõi khoan.

Tamura_3

Hình 3. Sơ đồ minh họa sự tiến hóa đồng bằng châu thổ sông Mê Công
Hình 3. Sơ đồ minh họa sự tiến hóa đồng bằng châu thổ sông Mê Công

Sự hình thành liên tiếp các đê cát cửa sông – dọc bờ và sự phân nhánh cửa sông giải thích cho mạng lưới phân lưu của châu thổ. Các đỉnh của đồng bằng châu thổ Nam Bến Tre, Trung Bến Tre, và Bắc Bến Tre lần lượt xác định những nhánh rẽ của các phân lưu. Phân nhánh lúc đầu do sự nổi lên của đê cửa sông đã được duy trì và thủy triều đã ổn định các phân lưu này.

Niên đại các giồng cát chi tiết đã cung cấp kiến ​​thức quan trọng về hành vi đường bờ châu thổ lâu dài trong quá khứ. Như vậy, với cách tiếp cận này, nếu áp dụng cho các châu thổ ảnh hưởng triều và sóng khác trên toàn cầu, sẽ là cơ sở quan trọng khi nghiên cứu mô hình dự đoán những biến đổi tương lai của các châu thổ.

Xem chi tiết tại đây: link

Bình luận về bài viết này