Khai thác nước ngầm là nguyên nhân chính gây ra sụt lún đất, quá trình này ở các khu vực ven biển tạo ra mối hiểm họa ngập lụt thường kết hợp với mực nước biển dâng (Sea Level Rise). Tại hạ lưu Châu thổ sông Mekong, hoạt động khai thác nước ngầm gia tăng đáng kể trong vài thập kỉ qua. Từ số lượng giếng rất hạn chế trong những năm 1960, đến nay tại khu vực đã phát triển lên đến hơn một triệu giếng khai thác nước ngầm nhằm phục vụ cho các nhu cầu: sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp. Hầu hết diện tích đất ở đây đều thấp hơn 2 m so với mực nước biển, hoạt động khai thác quá mức đang làm cho mực nước ngầm suy giảm trên diện rộng và gia tăng nguy cơ sụt lún đất.
Laura E. Erban, Steven M. Gorelick và Howard A. Zebker, các nhà khoa học thuộc Đại học Standford, California, Mỹ đã công bố kết quả đo đạc tốc độ trung bình của sự hạ thấp mực nước ngầm tại Châu thổ Mekong vào khoảng 0,3 m/năm, dựa trên dữ liệu chuỗi thời gian từ 79 cụm giếng quan trắc tại 18 địa điểm. Nghiên cứu cũng cho thấy sự nén ép của các lớp trầm tích gây ra sụt lún đất do khai thác nước ngầm có tốc độ trung bình là 1,6 cm/năm.
![]() |
Vị trí các cụm giếng quan trắc |
Laura E. Erban và cộng sự cũng tiến hành đo đạc thêm tốc độ sụt lún gần đây (trung bình năm, giai đoạn 2006-2010) trên khắp khu vực, thông qua phép phân tích ảnh RADAR từ thiết bị PALSAR của vệ tinh ALOS-1. Tốc độ sụt lún đo đạc dựa trên ảnh InSAR cho thấy 1) phù hợp với tốc độ lún đo đạc từ các giếng quan trắc, 2) khoảng 1-4 cm/năm tại các khu vực rộng hàng ngàn km2. Các kết quả này là những đánh giá đầu tiên cho quá trình sụt lún đất trên khắp vùng Châu thổ Mekong do khai thác nước ngầm.
![]() |
Hình A: Tốc độ hạ thấp mực nước ngầm (cm/năm) nội suy theo dữ liệu từ giếng quan trắc Hình B: Tốc độ sụt lún do nén ép (cm/năm) được nội suy theo đo đạc tại vị trí các giếng |
Các nhà khoa học cũng khẳng định nếu hoạt động khai thác nước ngầm vẫn tiếp tục với tốc độ như hiện nay, dự kiến sự sụt lún đất sẽ vào khoảng 0,88 m (0,35-1,4 m) kết hợp với mực nước biển dâng dự báo vào khoảng 0,10 m (0,07-0,14 m) vào năm 2050 sẽ tạo nên tiềm năng ngập lụt cao cho cả khu vực. Kết quả của nghiên cứu cũng nhấn mạnh trong vòng nửa thế kỉ tới đồng bằng sông Cửu Long có thể sẽ phải chịu nguy cơ ngập lụt trung bình là 1 m (0,42-1,54 m).
Bài báo được đăng tại Link
Tuyến VB
Hay quá, thực hành đi.
^^
Bài này rất bổ ích cho nghiên cứu biến động MT