Cuộc sống dưới bóng núi lửa Sinabung đang hoạt động

“Núi Sinabung (Indonesia: Gunung Sinabung, Dolok Sinabung, Deleng Sinabung, Dolok Sinaboen, Dolok Sinaboeng và Sinabuna) là núi lửa phân tầng tuổi Pleistocene-Holocene có thành phần chủ yếu là đá andesite dacit ở cao nguyên Karo thuộc Karo Regency, Bắc Sumatra, Indonesia, cách siêu núi lửa Hồ Toba 40 km. Nhiều dòng dung nham cổ trên sườn núi và vụ phun trào cuối cùng được biết đến xảy ra vào năm 1600. Các hoạt động của solfataric (vết nứt nơi hơi nước, khí và dung nham phun ra) được quan sát lần cuối tại đỉnh núi này vào năm 1912; các sự kiện được ghi lại gần đây bao gồm phun trào vào ngày 29 tháng 8 năm 2010, vào tháng 9 và tháng 11 năm 2013, tháng 1, tháng 2 và tháng 10 năm 2014. Một dòng pyroclastic (vụn núi lửa) tháng 5 năm 2016 giết chết bảy người. Trong giai đoạn 2013 và 2014, cảnh báo về một sự kiện lớn đã được gia tăng nhưng không có hoạt động đáng kể. Vào ngày 2 tháng 6 năm 2015, cảnh báo lại tăng lên, và vào ngày 26 tháng 6 năm 2015, ít nhất 10.000 người đã phải di tản do lo sợ một vụ phun trào lớn. Vụ phun trào núi Sinabung kéo dài giống như núi Unzen ở Nhật Bản, phun trào trong 5 năm sau khi ngủ yên  200 năm” [1].

Núi Sinabung: Trong suốt 38 năm, Asni Beru Karo chưa từng nghĩ rằng mình sẽ phải sống trong bóng của một núi lửa khổng lồ tưởng như đã ngủ quên. Asni là nông dân trồng cà phê và ớt.

Trang trại của cô cách núi Sinabung 3 km, đó là một núi lửa đã ngủ yên nhiều thế kỷ, ở khu bảo tồn Karo phía Bắc Sumatra.

“Nông dân ở Karo rất nổi tiếng về thành công và giàu có bởi vì họ luôn có được mùa màng bội thu”, Asni, 45 tuổi, đã nói. “Người ta nói rằng trong thời gian thu hoạch họ có thể mua ngay một cái ô tô”.

Tuy nhiên, vào tháng Tám năm 2010, con quái vật khổng lồ ấy bắt đầu cựa quậy. Ở địa phương đã xuất hiện vô số “lời sấm truyền” liên quan đến sự giận dữ của núi rừng. Họ cho rằng thần núi đã phẫn nộ với việc dân làng không còn thực hiện các nghi thức cúng gạo, các phong tục ngoại đạo trở nên phổ biến và việc người ngoài đạo Hồi đã ăn thịt heo trên núi này.

Núi Sinabung phun tro bụi dày tại làng Tiga Pancur, ở Karo, Bắc Sumatra. Ảnh: Jefri Tarigan

Ngày 29 tháng Tám năm 2010, núi lửa Sinabung phun tro bụi lên đến 1,5 km. Vào những năm sau đó, dung nham tràn qua miệng núi lửa, rạch một đường dài xuyên qua trang trại của Asni, hút cạn dòng sông và phá hủy mùa vụ của cô ấy.

Núi lửa Sinabung là một trong những núi lửa đang hoạt động tại Indonesia, một quần đảo dễ dàng bị tổn thương trước các biến động địa chấn bởi vì vị trí của nó nằm trong “Vành đai núi lửa”, một vành đai hình móng ngựa ở ranh giới mảng kiến tạo dọc theo bồn Thái Bình Dương.

Đã có một sự gián đoạn ngắn vào giữa năm 2010 và 2013 nhưng sau đó, núi lửa Sinabung lại tiếp tục phun trào ít nhiều. Núi lửa làm thiệt mạng hơn 20 người, bao gồm một phóng viên truyền hình, bốn học sinh trung học và giáo viên tham gia trong chuyến đi thực địa núi lửa hết sức sai lầm.

Đến tháng Sáu năm 2015, núi lửa Sinabung đạt mức cảnh báo nghiêm trọng nhất, mọi người dân đều phải sơ tán khỏi phạm vi bán kính cách ngon núi 5 km được gọi là “vành đai  đỏ”.

Asni Beru Karo, tị nạn núi lửa khi Sinabung lần đầu phún xuất vào năm 2010. Ảnh: Jefri Tarigan

Trong hơn hai năm, Asni sống với 500 người tị  nạn khác trong một nhà thờ phục sinh cách núi này không quá 10 km. Sảnh đường là một sự hỗn loạn bởi thảm ngủ Hello Kitty, dụng cụ nấu ăn và các túi đựng lá trầu dùng khi nhai chung với hạt cau, giăm bông, vôi và thuốc lá có tác dụng kích thích thần kinh và tâm lý.

“Đây là thứ duy nhất mà người già có thể ăn được”, bà Kemban Sembiring, một người tị nạn 95 tuổi răng nhỏ cho hay. Môi, răng và tay của Asni cũng bị nhuộm đỏ thẫm bởi hạt cau. “Tôi chưa hề ăn cau, nhưng tôi đã làm điều đó kể từ khi tôi đến được trại bởi vì không khí đã quá căng thẳng rồi”.

Kemban Beru Sembiring, 95 tuổi, tại một trại tị nạn. Ảnh: Jefri Tarigan

Hiện có hơn 7000 người sơ tán được tập trung vào tám trại tị nạn. Nhiều ngôi làng cũ trong vùng đã trở thành những thị trấn bỏ hoang, chúng bị phủ bởi lớp tro màu trắng lạ kỳ. Có ba ngôi làng sẽ phải di dời tái định cư hoàn toàn. Trong vài tuần gần đây, núi lửa Sinabung phun trào vào những khoảng thời gian cố định.

Thứ Tư tuần trước, những người tị nạn trú ẩn trong nhà thờ nhìn thấy bầu trời đen tối trở lại. Vào giữa buổi sáng đã diễn ra một cơn mưa tro bụi và trẻ em đã phải nghỉ học và ở trong nhà lánh nạn. “Tôi đã rất hoảng sợ bởi vì trước đó tôi đã cho một vài người ra ngoài sớm để kiểm tra xem trang trại cà phê của tôi thế nào”, Asni nói.

Núi Sinabung phun tro bụi dày tại làng Tiga Kicat, ở Karo, Bắc Sumatra vào ngày 06 tháng Tám, năm 2017. Ảnh: Jefri Tarigan

Quân đội đóng xung quanh vành đai đỏ nhưng đôi khi dân làng cũng xin phép để vào thăm trang trại của mình. “Tôi sợ ngọn núi nhưng nếu tôi không đi thì tôi e rằng những người tị nạn khác sẽ lấy hết các hạt cà phê của tôi”.

Phát ngôn viên của Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Quốc gia Indonesia (Indonesia’s National Disaster Mitigation Agency – BNPB), tiến sĩ Sutopo Surwo Nugroho – người có tiếng nói mang tầm ảnh hưởng lớn – bắt đầu công bố những bức ảnh khác thường về các đám mây tro bụi bao phủ lên cánh đồng.

Ngenaate (bên phải) hiện sống trong lán ngay ngoài vành đai đỏ.
Ảnh: Jefri Tarigan

Ông cảnh báo rằng núi lửa Sinabung đã phun trào thành một cột tro bụi cao hơn bốn kilomet.

Các đám mây nóng lan rộng ra theo chiều Bắc – Đông. “Hãy cẩn thận với tro bụi rơi. Hàng ngàn người tị nạn vẫn chưa được phép trở về nhà”. Sau đó, ông ta đăng một bức ảnh chụp nhìn như là một cơn bão tuyết.

Dân làng khai thác đá sau đợt phun trào núi lửa Sinabung tại làng Guru Kinayan ở Karo, Bắc Sumatra, Indonesia vào ngày 7 tháng Tám năm 2017. Ảnh: Jefri Tarigan

“Cộng đồng cần giúp đỡ về mặt nạ và nước”. Vào thứ Hai, tiến sĩ Sutopo đã thông báo rằng 2,3 triệu mét khối dung nham vẫn còn bị mắc kẹt trong đỉnh núi lửa. “Hãy cẩn thận”, ông ta cảnh báo một cách đầy ái ngại.

Ngenaate phải trú cùng chị của mình trong một cái lán bên lề đường ngay ngoài vành đai đỏ. Những chiếc xe chất đầy tro than núi lửa chạy ầm ầm. Phòng tắm của bà chỉ là một cái lều quây bằng tấm sắt ở bên kia đường nhưng có một khu vườn tạm thời trồng hoa sáng màu ở bên ngoài lán tị nạn. Tiếng radio kêu tanh tách và những con chó nằm ủ rũ suốt thời gian dài.

Một người tị nạn trong trại ở nhà thờ phục sinh. Ảnh: Jefri Tarigan

Ngọn núi lửa đồ sộ, mang khung cảnh ảm đạm. Ngenaate đã có một linh cảm vào 2 tháng 10 ngày trước khi núi lửa Sinabung phun trào. Bà đã nhìn thấy một cái chân khổng lồ trên đường xuống núi Sinabung và nghe thấy một tiếng gầm: “Ta sẽ phá hủy ngọn núi này”. “Tôi đã chia sẻ điều này với giáo hội nhưng không ai tin cả. Người ta nghĩ rằng tôi bị điên. Và sau đó thì nó phun trào.”

Ngenaate có bảy hecta đất gần Sukameriah, một ngôi làng bị xóa sổ vào năm 2010. Bà cung cấp cho thị trấn du lịch tại Berastagi gần đó về bơ, chuối, cà phê và dứa. “Tôi thu hoạch mỗi ngày, đó là lý do vì sao tôi quá xúc động”, bà nói và lau dòng nước mắt bằng bàn tay sơn móng màu xanh lá.

Một người dân làng phơi khô hạt cà phê trong thị trấn ma dưới chân ngọn lửa đang phun trào. Ảnh: Jefri Tarigan

Ngenaate nói rằng họ đã không thể đến trại tị nạn bởi vì nơi đó đã có quá nhiều người. “Chúng tôi đang chờ chính quyền xây những ngôi nhà gần đây”. Ngenaate nói rằng chỉ có cầu nguyện mới có thể khiến cho ngọn núi ngưng lại. “Đừng cầu nguyện thần linh, hãy chỉ cầu xin Thiên Chúa”.

Vào tháng Chín năm 2010, một buổi tế lễ có 300 người tham gia nhằm cố gắng xoa dịu ngọn núi. “Một con dê đực trắng đã được dùng để hiến tế nhưng không bị giết” Anto, chủ một warung (gian hàng bên đường) tại đó, cho biết. “Một bên của buổi lễ là một cái bàn trang trí bởi lá dừa.

Các trại tị nạn đã được lập ra cho những người bị di dời bởi núi lửa Sinabung đang phun trào. Ảnh: Jefri Tarigan

Trên bàn bày sirih (lá trầu) và dừa non. Có sáu nữ dukuns (pháp sư) và ba người trong đó đã được nhập vào còn ba người kia thì không”. Một trong những dukuns bị nhập vào đã nói rằng bà là thần cai quản ngọn núi này. Được hỏi rằng tại sao ngọn núi phun trào, thì bà nói đó là bởi vì ngọn núi không còn được thờ cúng nữa. Vào cuối nghi thức, con dê được thả tự do.

Giám đốc Đài quan sát núi Sinabung, ông Armen Putra nói rằng tuổi carbon phóng xạ – một một kỹ thuật được sử dụng để định tuổi vật liệu – đã cho thấy rằng trước năm 2010, núi Sinabung đã không phun trào cho tới năm 800 hoặc 900.

Nông dân làm việc tại nơi xay xát ngô trong khi ngọn núi Sinabung đang phun khói nóng ở làng Guru Kinayan phía Bắc Sumatra. Ảnh: Jefri Tarigan

Nhưng ông ta cũng khuyến cáo người dân địa phương không nên tiếp tục tin rằng các nghi thức tế lễ sẽ thuyết phục ngọn núi ngưng lại việc phun tro bụi và dung nham. Núi Sinabung đã phun trào hàng ngàn lần kể từ năm 2010. Vì thế khi nào nó mới dừng đây? “Chúng ta không thể dự đoán được khi nào thì nó ngưng, có lẽ là một hoặc hai năm”

Nhân viên dọn sạch tro tàn từ núi lửa Sinabung ở thành phố Berastagi.
Ảnh: Jefri Tarigan

Người dịch: Trần Thị Linh Chi – 14KMT

Nguồn: http://www.smh.com.au/world/life-in-the-shadow-of-indonesias-active-mt-sinabung-volcano-20170808-gxrt11.html

[1]. Mount Sinabung. https://en.wikipedia.org/wiki/Mount_Sinabung

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s