ĐA DẠNG ĐỊA HỌC VÙNG HÀ TIÊN KIÊN LƯƠNG

Phóng sự:

Kết quả đề tài Nghiên cứu, đánh giá và phân loại các geosite phục vụ công tác bảo tồn các đi sản thiên nhiên (Ví dụ: vùng Hà Tiên-Kiên Lương)

Đa dạng địa học ở vùng Hà Tiên – Kiên Lương gồm đa dạng địa tầng, cấu trúc địa chất, địa mạo – cảnh quan và đa dạng loại hình đất.

Về địa tầng: có 16 phân vị địa chất đã được phân chia với sự hiện diện các đá magma xâm nhập, phun trào, trầm tích. Đá có tuổi cổ nhất khu vực hình thành vào Paleozoi giữa (cách nay khoảng 400 triệu năm) thuộc hệ tầng Hòn Heo (D2-3hh). Các trầm tích trẻ Holocen (Q12) phân bố trong diện tích hẹp nhưng khá đa dạng về nguồn gốc: sườn tích, sông, đầm lầy, vũng vịnh, biển.

Về cấu trúc địa chất: xuất lộ các cấu trúc điển hình như nếp uốn (Hòn Trẹm, Hòn Nghệ), bối tà (núi Lò Vôi) (Hình 1), các lớp đá vôi cắm nghiêng (núi Hang Tiền), cắm đứng (núi Ba Hòn). Các hệ thống khe nứt nhiều thế hệ chia cắt nhau phát triển trên các đá lục nguyên, phun trào hệ tầng Núi Cọp, và trên đá vôi hệ tầng Hà Tiên; đặc biệt vận động kiến tạo mảng được ghi nhận qua di chỉ đứt gẫy chờm nghịch tại Địa di sản Thạch Động. Tại đây đá vôi tuổi Pecmi (286-245 tr. năm) trượt chờm trên đá cát kết tuổi Trias (245-208 tr.năm) (Hình 2, 3).

hinh 1 (1)
Hình 1. Nhân Bối Tà, núi Lò Vôi
picture-111 (1)
Hình 2. Đứt gãy chờm nghịch
picture-127 (1)
Hình 3. Di tích mặt trượt của đứt gãy chờm nghịch

Về địa mạo: có đầy đủ các dạng địa hình núi, đồi, đồng bằng, bờ biển, đảo và quần đảo. Hà Tiên-Kiên Lương đặc trưng bởi cảnh quan các khối núi, dãy núi đá phun trào hình nón (bờ biển Mũi Nai) (Hình 4) và cảnh quan địa mạo karst với các khối núi đá vôi hình tháp, hình chóp phân bố biệt lập trên đồng bằng. Hệ thống hang động phân bố ở các độ cao khác nhau, trong đó nhiều măng đá, cột đá, nhũ đá có hình thù lý thú. Dải hõm gặp mòn do biển điển hình có mức cao trung bình 4,5 m, là dấu tích của biến đổi khí hậu trong quá khứ còn hằn rõ trên vách núi đá vôi (Hình 5).

picture-094 (1)
Hình 4. Dãy núi đá phun trào hình nón (bờ biển Mũi Nai)
picture-303 (1)
Hình 5. Ngấn nước biển trên vách núi đá vôi

Về loại đất: sự đa dạng về địa tầng, địa mạo dưới tác động của khí hậu nhiệt đới đã tạo nên tính đa dạng loại hình đất như: đất feralit trên sườn núi, đất phèn, đất phù sa ngập nước theo mùa ở vùng đồng bằng trũng thấp (Hình 6), đất cát vàng, cát trắng, đất đầm lầy phân bố ven biển.

picture-165 (1)
Hình 6. Đất ngập nước theo mùa

Đa dạng địa học vùng Hà Tiên-Kiên Lương được phản ánh qua 39 geosite (các điểm địa chất, địa mạo có giá trị khoa học trong nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất) thuộc 7 kiểu địa di sản. Một số geosite có giá trị mỹ quan, văn hóa và tâm linh kết hợp đã trở thành các danh lam thắng cảnh cấp quốc gia như Thạch Động, núi Đá Dựng, Hòn Chông.

Xem chi tiết tại: http://www.igsvn.ac.vn/files/editor/file/tapchi2011so3/02_%20Ha%20Quang%20Hai,%209tr.pdf

Bạch Linh

Advertisement

Một suy nghĩ 6 thoughts on “ĐA DẠNG ĐỊA HỌC VÙNG HÀ TIÊN KIÊN LƯƠNG

  1. Dù đã lâu, nhưng xem lại phóng sự này vẫn thấy rất thích. Hy vọng thông qua trang web, sẽ càng có nhiều người biết về “Đa dạng địa học” nói chung hay Đa dạng địa học của vùng Hà Tiên – Kiên Lương nói riêng.

  2. Ẩn danh

    Toi da xem phong su nay nhieu lan.Toi nghi moi lan co hoi nghi hoac su kien dac biet gi o Ha Tien ma dem phong su nay ra quang ba ,thi hay biet may nhi. Se thu hut duoc khach du lich den voi mien dat nay

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s