Tài liệu tập huấn Thực tập Môi trường đại cương 2017

1/ Giới thiệu tuyến lộ trình thực tập

Link: Lộ trình thực tập MTDC_2017_Thầy Hà Quang Hải

2/ Khí hậu dọc tuyến hành trình

Link: KHI-HAU-MT_2017_Cô Nguyễn Thị Phương Thảo

3/ Sinh thái học môi trường theo lộ trình thực tập

Link: Sinh thái học MT 2017_ Cô Dương Thị Bích Huệ

4/ Hướng dẫn khảo sát phẫu diện đất, đo vẽ ô tiêu chuẩn thực vật và vẽ lát cắt tài nguyên MT tổng hợp

Link: Tập huấn MT đại cương 2017_Thầy Nguyễn Trường Ngân

5/ Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi

Link: Hướng dẫn bảng câu hỏi _Cô Hoàng Thị Phương Chi

6/ Hệ thống xử lý nước cấp và nước thải

Link: Các hệ thống xử lý nước_ Thầy Lê Tự Thành

7/ Danh sách sinh viên 15KMT

Link: Danh sách sinh viên 15KMT

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG 2016

Chủ nhật, ngày 18 tháng 9 Bộ môn Khoa hoc môi trường tổ chức cho sinh viên KMT 14 báo cáo kết quả môn học Thực tập môi trường đại cương tại giảng đường 1, trường Đại học KHTN. Tham gia hội đồng gồm thày Hải (chủ tịch), cô Tuyến (thư kí), thày Tự Thành, cô Huệ, cô Dung (ủy viên).

Năm nay, Khoa Môi trường chủ trương đưa điểm môn học này sớm hơn 1 học kỳ, vì vậy ngay sau đợt thực tập ngoài trời vào cuối tháng 7, các nhóm đã được bộ môn yêu cầu hiệu chỉnh tài liệu cá nhân, chuẩn bị báo cáo nhóm ngay trong tháng 8. Đầu tháng 9, các nhóm làm việc trực tiếp với thày, cô phụ trách để hoàn thiện tài liệu.

Năm nay cũng là năm có số sinh viên theo học ngành khoa học môi trường đông nhất. Tổng cộng 187 sinh viên được chia thành 20 nhóm. Bộ môn đã bổ sung một số đề tài do số lượng nhóm gia tăng cũng như một vài thay đổi vị trí và nội dung thực tập ngoài trời do điều kiện khách quan. Những đề tài mới như “ Tác động nông nghiệp đến cảnh quan sơn nguyên Đà Lạt”, “Lưu vực sông Cái Nha trang và các vấn đề môi trường liên quan”, “Liệt kê và đánh giá sơ bộ các giá trị khoa học và bổ sung của các geosite theo tuyến lộ trình”.

Trước giờ báo cáo
Trước giờ báo cáo

Sau một ngày nghe đại diện các nhóm báo cáo, xem tài liệu nhóm, tài liệu cá nhân và mẫu vật, Hội đồng có một số nhận xét sau đây:

Ưu điểm:

Các nhóm hoàn thành khối lượng công việc theo yêu cầu môn học gồm: báo cáo tổng hợp theo chủ đề, mẫu vật (đá, đất, thực vật), bản đồ, mặt cắt cảnh quan, bình đồ ô tiêu chuẩn, nhật ký cá nhân.

Báo cáo chuyên đề được thực hiện bằng việc tham khảo các tài liệu thứ cấp từ nhiều nguồn (internet, giáo trình, bài giảng từ đợt tập huấn…) và các tài liệu do các nhóm thu thập ngoài trời trong đợt thực tập.

Các mẫu thực vật (thảo tập) và mẫu đất (lấy theo phẫu diện) được giáo viên phụ trách đánh giá tốt (đầy đủ, đúng qui định).

Phần lớn đai diện nhóm báo cáo đúng giờ, lưu loát, trả lời được các câu hỏi của hội đồng. Nhìn chung các bạn nắm khá vững nội dung chuyên đề do nhóm thực hiện.

Nhược điểm:

Một số báo cáo chuyên đề có nội dung dàn trải, chưa tập trung trọng tâm chủ đề. Báo cáo có sự thiếu cân đối giữa phần tổng quan (quá chi tiết) và vấn đề khu vực hoặc tỉnh (còn sơ lược). Một số trích dẫn từ internet nhưng thiếu đánh giá và kiểm chứng, ít sử dụng những tài liệu ngoài trời.

Phần lớn các mặt cắt, bình đồ chưa đáp ứng qui chuẩn như thiếu chỉ dẫn, tỷ lệ và phương vị.

Phần lớn nhật ký cá nhân được ghi chép sơ sài, thiếu hình vẽ, ghi chú và chưa thể hiện được sự chủ động quan sát các đặc điểm, hiện tượng (tự nhiên và xã hội…) ngoài trời của từng sinh viên.

Mẫu đá thu thập thiếu tính đại diện, không đảm bảo qui cách theo yêu cầu (kích thước, tên đá …).

Một số đại diện nhóm trình bày quá giờ qui định, trả lời câu hỏi dài dòng. Các bài trình bày (PPT) chưa hấp dẫn.

Một báo cáo nổi trội

Nổi trội trong buổi báo cáo kết quả Thực tập MTĐC năm nay là chuyên đề “Hoạt động du lịch ở Đà Lạt và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường” của nhóm 10 do bạn Linh Chi (trưởng nhóm) trình bày.

Báo cáo có cấu trúc hợp lý gồm 4 phần: 1) Điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch Đà Lạt; 2) Các loại hình du lịch ở Đà Lạt; 3) Những tác động của du lịch đến môi trường và 4) Các biện pháp bảo vệ môi trường.

Báo cáo có nội dung ngắn gọn nhưng khá đầy đủ. Các biểu đồ và hình ảnh được lựa chọn cẩn thận, có tính đại diện. Phần điều kiện tự nhiên (cơ sở nền tảng để phát triển du lịch Đà Lạt) được trình bày rõ ràng theo cấu trúc của một báo cáo cảnh quan: địa chất – địa hình – đất – thủy văn – khí hậu – sinh vật.

Các loại hình du lịch Đà Lạt được phân loại thành 6 nhóm: 1) Du lịch sinh thái; 2) Du lịch văn hóa, 3) Du lịch nghiên cứu, 4) Du lịch nghỉ dưỡng, 5) Du lịch thăm quan, giải trí và 6) Du lịch xu thế mới. Trong mỗi nhóm lại phân chia chi tiết thành các loại hình khác nhau, trong đó Du lịch nông nghiệp với mô hình Trang trại rau hữu cơ Organik Xuân Thọ (thuộc nhóm Du lịch sinh thái) và du lịch MICE (thuộc nhóm Du lịch xu thế mới) được xem là những đề xuất mới, phù hợp với đặc điểm môi trường tự nhiên Đà Lạt.

p1100310_organik

Trong phần Các biện pháp bảo vệ môi trường, báo cáo đưa ra những nhận định sau đây về xu hướng đô thị hóa Đà Lạt rất đáng để các nhà qui hoạch và các nhà quản lý quan tâm:

“Đứng trước đề tài “Đô thị hoá”, nhiều người cho rằng đây là một chiến lược rất tốt  để phát triển kinh tế và du lịch. Tuy nhiên, khi đem lợi, hại đặt trên bàn cân, thì việc có nên đô thị hoá hay không cũng cần phải suy nghĩ lại. Bởi lẽ:

– Đô thị hoá thu hút dân cư, dân số tăng lên, dẫn đến các vấn đề nhà ở và chất thải sinh hoạt. Vậy phải quy hoạch và chặt đi bao nhiêu ha rừng để xây dựng công trình dân cư? Số người dân tăng lên, nhiệt độ của Đà Lạt có thể giữ được sự thanh lạnh của nó hay không? Hiện tượng đảo nhiệt tại khu dân cư có đảm bảo được là sẽ không xảy ra hay không?

– Liệu Đà Lạt có giữ được nét đẹp đặc trưng của nó khi đứng trước sự giống nhau của các đô thị mới, trung tâm và đường phố mới hay không?

– Đặc biệt là hiện tượng “Dự án thắng quy hoạch”. Các siêu thị, ngân hàng, khách sạn,… chen chúc nhau trên cùng con đường trong khi những bãi đất trống cho dự án vẫn để đó chờ khởi công. Kẹt xe giờ cao điểm, các công trình thay thế khu đất trồng,…

Rõ ràng, ĐL không tránh khỏi ô nhiễm môi trường khi đứng trước cơn bão đô thị hoá.”

do-thi

Một báo cáo có nội dung phong phú, người trình bày lưu loát, súc tích đã thực sự cuốn hút người nghe.

H & H

NHẬT KÝ LỘ TRÌNH THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG – 2016

Ngày 23.07.2016

Hôm nay là ngày cuối của đợt thực tập. Đoàn thực tập sẽ trở về thành phố HCM. Các bạn từ Nha Trang trở ra và trên vùng Tây Nguyên được tách đoàn về nhà sau khi có đơn xin phép. Một số bạn xuống dọc đường cũng phải đăng kí trước để giáo viên phụ trách xe biết và được yêu cầu để hành lý trên xe cho thuận tiện.

5:00 xách máy ảnh ra bãi biển, bình minh tuyệt vời, đã thấy Nhóm 7 (Khánh Linh trưởng nhóm) ngồi ngắm bình minh. Khánh Linh và mình tìm góc đẹp chụp ảnh, sau đó là phần chụp ảnh điệu của cả nhóm với thày. Mình được các bạn hướng dẫn một số kiểu mà TEEN hay sử dụng, nhưng không hiểu và không biết làm, ví dụ như kiểu I love you, Tim Hàn, Chu mỏ…nhưng cũng tham gia đầy đủ.

6:00 cả đoàn mang theo hành lý xuống ăn sáng. Sáng nay nghe nói chỉ có bún riêu. Món này không thích hợp với thày Tự Thành, nên thày ra ngoài kiếm món khác. Các thày cô còn lại đang phân vân thì lại được thông báo có bánh mì ốp la. Thế là hầu hết đều chọn bánh mì ốp la (thực ra mọi người chọn ốp lết).

6:40 nhóm các thày cô ra uống cà phê rồi chia tay thày Ngân (đi Tuy Hòa) và cô Thu Dung (ở lại chờ gia đình để đi dự đám cưới). Do thày Ngân và cô Thu Dung phụ trách xe 3 có việc bận nên thày Tự Thành sang xe 3 để quản sinh viên, mình ở lại xe 1 để cùng các bạn từ nhóm 1 đến nhóm 4 trở về thành phố.

7:00 đoàn xe lăn bánh rời Nha Trang. 9:00 đoàn xe ghé Trạm dừng chân Hạnh Vy để các bạn mua các sản phẩm từ nho (rượu nho, siro nho, mật nho, nho xanh, nho đỏ…), hành, tỏi…làm quà cho người thân.

10:00 dừng ăn cơm trưa tại Hưng Phát 2 (Cà Ná). Năm nay đặt cơm đĩa thay vì mang cơm hộp như mọi năm. Hỏi mấy bạn sinh viên, các bạn cho biết cơm trưa tại Hưng Phát thích hơn cơm hộp. Như vậy, có thể từ sang năm đoàn sẽ đặt cơm trưa cho những ngày di chuyển.

Tại Cà Ná, mình cùng thày Tự Thành tranh thủ chụp ảnh dải núi bóc mòn, bậc thềm biển mài mòn – tích tụ cao 15?. Thày Tự Thành giới thiệu cho mình cây NEEM. Lá và quả cây này được pha chế để trị sâu rầy rất hiệu quả.

13:00 ghé trạm Dừng chân Hải Thắng (chuyên bán đồ hải sản). 15:45 ghé trạm dừng chân Bò sữa Long Thành.

Đoàn xe bon bon trên đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây, nhưng đến bùng binh Phú Hữu thì phải chờ đợi khá lâu. Xe qua hầm Thủ Thiêm và đến Cơ sơ Nguyễn Văn Cừ, trường Đại học KHTN lúc 18:00.

18: 20, mọi người chia tay nhau. Thêm một đợt hướng dẫn sinh viên thực tập kết thúc an toàn với nhiều kỷ niệm đẹp giữa thày, cô và trò. Với mình đây là năm thứ 9 liên tục đồng hành cùng các bạn sinh viên.

Một vài hình ảnh hôm nay:

Bình minh trên biển Nha Trang
Bình minh trên biển Nha Trang
Nhóm 7 (Khánh Linh trường nhóm) đón hoàng hôn trên biển Nha Trang
Nhóm 7 (Khánh Linh trưởng nhóm) đón bình minh trên biển Nha Trang
Trạm Dừng chân Hạnh Vy
Trạm Dừng chân Hạnh Vy
Mua qua cho người thân
Mua quà cho người thân
Núi bóc mòn và thềm biển mài mòn-tích tụ cao 15 m tại Cà Ná
Núi bóc mòn và thềm biển mài mòn-tích tụ cao 15 m tại Cà Ná
Cây neem (nim) ở Cà Ná
Cây neem (nim) ở Cà Ná

Ngày 22.07.2016

5:45 đi ra bãi biển, lúc này đã có một số du khách nữ (người Tàu) dạo biển, chụp ảnh. Chụp vài kiểu ảnh buổi sáng biển Nha Trang rồi trở lại khách sạn uống cà phê sáng với vợ chồng Liên-Lợi và thày Ngân.

6:15 ăn sáng tại khách sạn Thành Đạt. Cô Tuyến thông báo sáng nay chỉ có hai món: 1) bánh mì ốp la và 2) bún bò. Đầu tiên định chọn bánh mì trứng chiên (thay vì ốp la), sau thống nhất mọi người cùng chọn bún bò. Món bún bò cực mặn. Mọi người chỉ vớt vài miếng thịt bò mỏng (hình như 3 miếng) và những sợi bún to trong tô “nước muối” để ăn. Ăn xong tô bún, thày Nghị uống liền hai chai nước suối. Với mình, đây là lần thứ hai trong đời ăn mặn. Lần đầu lúc còn là sinh viên năm 3, được bạn gái nấu cho ăn món đậu sào cực mặn.

7: 20 xe 1 xuống tàu Con Sẻ Tre để ra Hòn Mun. Khác với mọi năm, năm nay hướng dẫn viên du lịch làm hoạt náo viên nên con tàu vui nhộn hơn, vì vậy thời gian tới Hòn Mun dường như nhanh hơn.

8: 20 đoàn đến Hòn Mun. Anh Tài (cán bộ khu bảo tồn vịnh Nha Trang) bố trí cho các nhóm lần lượt xem san hô bằng tàu đáy kính. Lúc này những lều có view đẹp (ven biển) du khách Tàu đã chiếm hết. Đoàn Khoa Môi trường đành chấp nhận những túp lều có vị trí khiêm tốn, nằm sau dãy lều ven biển.

Chẳng mấy chốc bờ biển đảo Hòn Mun đầy người, toàn du khách Tàu, không gian bỗng trở lên ngột ngạt, toàn tiếng Tàu. Nghe nói Trung Quốc có chính sách du lịch cộng đồng, chính phủ hỗ trợ cho dân đi du lịch, các công ty du lịch Trung Quốc thực hiện qui trình khép kín, họ không dùng hoặc hạn chế dùng sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam.

Sinh viên rất khó khăn trong việc tìm kiếm được du khách Việt để phỏng vấn. Có khoảng trên một ngàn du khách, phần lớn là người Tàu, du khách Việt chỉ chiểm khoảng 5 – 10%. Các thày cô đang ngao ngán với cảnh du lịch tại khu bảo tồn thì bỗng vang lên tiếng Việt nam, Việt nam!. Sau này nghe nói lại mới biết, anh Tuấn (hướng dẫn viên du lịch) cùng với sinh viên trên tàu đáy kính đã hô to Chúng tôi là Việt Nan, Việt Nam.

10:20 các nhóm hoàn tất việc đi tàu đáy kính. Toàn đoàn tập trung để nghe anh Tài giới thiệu về Khu bảo tồn Vịnh Nha Trang.

11:30 ăn trưa đơn giản với bánh mì, chả giò (cô Phương Chi đặt) tuyệt ngon. Vừa ăn các thày cô vừa trao đổi về việc chọn Khu bảo tồn rừng Quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận thay cho Khu bảo tồn vịnh Nha Trang, nơi đang mất dần những giá trị cốt lõi của việc bảo tồn.

13:00 rời Hòn Mun, một giờ sau (14:00) đoàn đã có mặt tại Viện biển Nha Trang. Các nhóm được cán bộ của Viện thuyết minh, hướng dẫn thăm quan sinh vật biển nuôi trong bể, trong các bồn kính.

15:00 về khách sạn Thành Đạt, thả sinh viên xong anh Lợi chở mình cùng thày Thành, thày Ngân đi Hòn Chồng thăm quan. Hòn Chồng là một trong những điểm đá chồng mà mình rất muốn đến từ lâu.

Đến khu thắng cảnh Hòn Chồng lại tràn ngập du khách Tàu. Để chụp được bức hình tảng đá kẹp giữa hai khối đá phải chờ rất lâu để đoàn người đi qua. Hòn chồng Nha Trang là khối đá granit cao khoảng 5 m nằm trên nền đá mài mòn cũng là granit cao hơn mực biển khoảng 8 m. Như vậy, Hòn Chồng Nha Trang cao hơn mực nước biển khoảng 13 m.

19:30 là buổi tổng kết và liên hoan văn nghệ. Thày Tự Thành nhận xét việc học tập của các bạn sinh viên trong chuyến thực tập, nhắc nhở mọi người kế hoạch làm văn phòng và lịch báo cáo môn học. Cô Tuyến đọc lại tên các đề tài mà các nhóm phải thực hiện trong tháng 8 và tuần đầu tháng 9 và một số lưu ý cho chuyến trở về ngày mai.

Buổi văn nghệ diễn ra thật sôi động, nhiều tiết mục hay, ban giám khảo gồm thày Tự Thành, cô Bích Huệ và thày Nghị. Hai MC tươi trẻ, đẹp, xinh và rất dí dỏm làm cho buổi văn nghệ thêm hào hứng. Các nữ diễn viên cực kỳ đẹp làm thày Nghị lúng túng không nhận được ai là ai. Kết thúc buổi văn nghệ là phần trao giải thưởng cho các bạn đạt giải leo núi Langbiang và văn nghệ.

Một vài hình ảnh hôm nay:

Chuẩn bị ra đảo Hòn Mun
Chuẩn bị ra đảo Hòn Mun
Thăm quan, học tập tại Viện biển
Thăm quan, học tập tại Viện biển
Hòn chồng Nha Trang
Hòn chồng Nha Trang
Khối đá kẹt tại khu vực Hòn chồng
Khối đá kẹt tại khu vực Hòn chồng
Ban giám khảo cho buổi biểu diễn văn nghệ
Ban giám khảo cho buổi biểu diễn văn nghệ
Diễn viên (giữa) và hai MC (bìa)
Diễn viên (giữa) và hai MC (bìa)
Nhận giải leo núi
Nhận giải leo núi
Nhận giải văn nghệ
Nhận giải văn nghệ

Ngày 21.07.2016

6:45 sau khi chụp ảnh chia tay Công Thành, đoàn xe rời trường Trung cấp Văn thư Lưu trữ.

8:20 tới Trạm N/C cá nước lạnh Tây Nguyên. Các bạn sinh viên nhanh chóng tập trung tại nhà nuôi cá giống. Anh Hùng cán bộ kỹ thuật của Trạm trình bày ngắn gọn về môi trường sống của cá hồi, cá tầm (nhiệt độ, oxy, nước suối trong…) và kỹ thuật nuôi cá giống và cá thương phẩm. Sinh viên đặt một số câu hỏi, sau đó đi thăm quan các hồ cá.

9:20 đoàn xe di chuyển xuống đèo Khánh Lê – một con đường đèo thật hùng vĩ, thật đẹp. Yêu cầu sinh viên quan sát và chụp ảnh qua cửa sổ. Duy nhất xe 1 (có thày Thành, thày Hải) chạy chậm để sinh viên có điều kiện quan sát, chụp ảnh. Tại một số điểm, thày Thành xuống xe để có được những bức hình ưng ý. Khoảng 10: 30 xe 2, 3, 4 và 5 đã tới chân đèo, dừng ở quán Chân Đèo. Xe 1 đúng 11:00 mới tới.

Quán Chân Đèo được thày Cảnh giới thiệu “đây là bạn tôi mà bây giờ mới biết”. Thay vì ăn cơm hộp như mọi năm, năm nay đặt cơm trưa tại quán Chân Đèo. Bữa cơm trưa có món gà kho (gà ta), rau muống xào, trứng chiên, canh rau thập cẩm và đặc biệt có món cá suối chiên dòn. Bữa cơm thật ngon, giá cả hợp lý. Sau khi lo xắp xếp 20 bàn ăn cho đoàn, ông chủ quán mang bình rượu mời thày cô mỗi người một ly, hỏi thăm thày Cảnh.

Nghe nói biết ngay ông chủ quán là người Nam Định, mọi người gọi thày Nghị vào tiếp chuyện đồng hương. Chủ quán sơ lược vài nét về lịch sử bản thân và việc mở quán tại chân đèo vì sự mê mẩn vẻ đẹp của đèo Khánh Lê. Chủ quán là người yêu thích thơ, hay làm thơ, nhất là những bài thơ về vẻ đẹp tự nhiên của núi, đồi, sông suối. Ông đọc cho mọi người nghe bài thơ Con đường, bài thơ mô tả cảnh đẹp đèo Khánh Lê – con đường đèo đã cuốn hút ông đến lập nghiệp.

Mình đang nghiên cứu về geosite, đèo Khánh Lê xứng đáng là một geosite cảnh quan địa mạo. Nghe ông chủ quán Nguyễn Luật đọc thơ, thích quá, yêu cầu ông chép vào nhật ký của mình bài thơ này.

Chép bài thơ Con đường xong, lại đọc thơ; rồi lại gọi đứa con trai 9 tuổi ra đọc thơ. Cháu đọc thuộc lòng bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Bố thích thơ, con cũng thích thơ, thích đọc thơ, thích làm thơ; thơ gắn chủ và khách không dứt ra được.

Rồi cũng phải xin phép để dẫn sinh viên đi khảo sát bãi bồi thượng nguồn sông Cái tại Bến Lội, cách quán Chân Đèo khoảng 500 m. Thế là Nguyễn Luật lại đọc cho mọi người bài thơ Bến Lội.

12:00 sinh viên di chuyển đến Bến Lội để khảo sát, chơi trò xếp đá cân bằng và chụp ảnh.

Một vài hình ảnh hôm nay:

Tại Trạm nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên
Tại Trạm nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên
Một đoạn đèo Khánh Lê (ảnh: Tự Thành)
Một đoạn đèo Khánh Lê (ảnh: Tự Thành)
Quán Chân Đèo của công Nguyễn Luật
Quán Chân Đèo của ông Nguyễn Luật
Chủ quán Nguyễn Luật đang chép bài thơ "Con Đường" vào nhật ký của Hà Quang Hải
Chủ quán Nguyễn Luật đang chép bài thơ “Con Đường” vào nhật ký của Hà Quang Hải
Bài thơ "Con Đường"
Bài thơ “Con Đường”
Tại Bến Lội - Thượng nguồn sông Cái
Tại Bến Lội – Thượng nguồn sông Cái
Thực hành Đá cân bằng tại Bến Lội
Thực hành Đá cân bằng tại Bến Lội

Bến Lội

Bến Lội ở dưới chân đèo

Cà phê thơm nức, suối reo rì rào

Nhiều đêm cứ nghĩ chiêm bao

Ánh trăng nhảy múa chảy vào suối thơ

Em ơi chưa đến bao giờ

Anh bên Bến Lội đang chờ đợi em.

Ngày 20.07.2016

7:00 lớp 14 KMT đã có mặt tại vườn Bích Câu (ven hồ Xuân Hương) để thực tập xác định chất lượng nước bằng teskit. Đây là công việc làm bù cho ngày hôm qua. Thày Tự Thành dự kiến thực hiện 30 phút, song thực tế kéo dài tới gần 1 giờ.

8:00 xe 1, 2 và 3 đi trang trại Organik. Xe 4 và 5 đi Trạm xử lý nước thải. Năm nay đi trang trại Organik là do vào giờ chót lãnh đạo Trạm xử lý nước Đan Kia không đồng ý cho tham quan. Cô Bích Huệ là người đề xuất và trực tiếp liên hệ để đoàn đến thăm quan và học tập tại trang trại Organik.

Từ Đà Lạt theo còn đường đang sửa chữa đi về phía Xuân Trường, Xuân Thọ. Con đường này trước đây thuộc tuyến thực tập MTĐC qua hồ Đơn Dương, đèo Ngoạn Mục, Phan Rang, đến Nha Trang. Từ năm 2009, khi đèo Ngoạn Mục sửa chữa, tuyến thực tập theo con đường mới mở qua đèo Khánh Ly – Bi Đup đi Nha Trang.

9:00 đoàn tới trang trại của Công ty TNHH liên doanh ORGANIK DALAT tại thôn Đa Thọ, xã Xuân Thọ, TP. Đà Lạt. Trang trại nằm trong một thung lũng rộng 4 ha, được bao quanh bởi các đồi thông. Công ty được nhà nước giao quản lý một vành đai rừng 20 ha.

Anh Nguyễn Lê Minh Triết, cán bộ kỹ thuật của Công ty giảng giải cho các bạn sinh viên về nông nghiệp organic. Những yêu cầu về giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc…nông nghiệp Organic với điều kiện tiên quyết đó là sự cân bằng sinh thái. Sản phẩm đến người tiêu dùng có mức độ an toàn cao.

Mình đề nghị thày Thành cho đoàn thưởng thức sản phẩm nông nghiệp organic trong bữa cợm chiều nay. Sinh viên và thày cô đều nhiệt tình ủng hộ sáng kiến này.

11:00 rời trang trại, đến Viện sinh học Nhiệt đới lúc 11:45. Khác với mọi lần, năm nay cán bộ Viện cho sinh viên vào cửa trước. Cùng với thày Thành dạo qua một vài phòng, xem xét xung quanh thấy cơ sở của Viện ngày càng xuống cấp.

Chiều nay xe 1, 2 và 3 đi thăm quan Trạm xử lý nước thải thành phố Đà Lạt. Mình cùng thày Ngân đi khảo sát khu vực hồ Tuyền Lâm, đích đến là Đường hầm Điêu khắc. Hai thày trò thuê một xe máy chạy gần như vòng quanh hồ Tuyền Lâm trên một con đường trải nhựa khá đẹp.

Đường hầm Điêu khắc là một đoạn hào cắt vào vỏ phong hóa ryodaxit thuộc phức hệ Đơn Dương. Hào dài khoảng 500 m, rộng khoảng 20 m, sâu 7 – 8 m. Người ta khắc họa những nét thiên nhiên đặc thù và kiến trúc đặc trưng của Đà Lạt trên vách hào qua hai giai đoạn: thiên nhiên hoang dã và thời thuộc Pháp.

Một vài hình ảnh hôm nay:

Thực tập xác định chất lượng nước bằng testkit
Thực tập xác định chất lượng nước bằng testkit
Cô Bạch Linh chuẩn bị ăn thử hoa của trang trại Organik
Cô Bạch Linh chuẩn bị ăn thử hoa của trang trại Organik
Anh Nguyễn Lê Minh Triết giảng, giải cho sinh viên về nông nghiệp organic
Anh Nguyễn Lê Minh Triết giảng, giải cho sinh viên về nông nghiệp organic
Rời trang trại Organik Dalat cùng nhóm 5
Rời trang trại Organik Dalat cùng nhóm 5
Đà Lạt hoang sơ tại Đường hầm Điệu khắc
Đà Lạt hoang sơ tại Đường hầm Điêu khắc
Đà Lạt thời thuộc Pháp tại Đường hầm Điêu khắc
Đà Lạt thời thuộc Pháp tại Đường hầm Điêu khắc
Hôm nay có thêm món rau sống từ trang trại Organik Dalat
Hôm nay có thêm món rau sống từ trang trại Organik Dalat

Lưu ý:

1. Ngày mai đoàn sẽ đi Nha Trang qua đèo Khánh Lê – Bi Đúp. Con đường đèo khá dài (trên 30 km), cheo leo, hiểm trở nhưng rất đẹp. Do không có vị trí thích hợp để dừng trên đường đèo nên các bạn quan sát và chụp các bức hình qua cửa sổ.

2. Sau khi ăn trưa xong, các bạn xuống bãi cuội thượng nguồn sông Cái để khảo sát. Xác định thành phần, hình dạng, kích thước cuội. Các nhóm chụp ảnh với cảnh quan bãi bồi và thử nghiệm kỹ thuật Đá cân bằng từ các hòn cuội xem.

Ngày 19.07.2016

7:15 đoàn thực tập tới bãi xe jeep của khu du lịch Langbiang. Nhắc lại thời gian triển khai các việc tại đỉnh Radar cho các nhóm.

Đúng 7:30 thày Tự Thành phát lệnh leo núi, các nhóm nhanh chóng di chuyển dọc theo con đường ngược sườn dốc lên đỉnh Radar.

Nhóm đi bằng xe jeep để vận chuyển đồ (loa, nước uống…) gồm có thày Hải, Công Thành, Ngọc Tuyến, Bạch Linh).

Tại đỉnh Radar, mua hai thẻ, cùng cô Tuyến xem cảnh quan bằng kính viễn vọng (năm ngàn 3 phút). Lên đây nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên sử dụng loại dịch vụ này do gần đây mình quan tâm nhiều đến điểm nhìn (viewpoint) trong địa du lịch.

Giới thiệu cho cô Tuyến, thày Công Thành, cô Bạch Linh xem cảnh quan bằng ống nhòm hiệu National Geographic. Mọi người đều thích thú, công nhận xem rõ hơn kính viễn vọng.

8:40 bạn Lê Nguyễn Đức Linh (nhóm 14) và Bùi Thị Kim Thủy (nhóm 6) lên tới đỉnh, giành giải leo núi cá nhân (nhất nam và nhất nữ).

9:00 các nhóm 14 (toàn trai), nhóm 19 (toàn gái) và nhóm 7 (gái và trai) cùng tới đỉnh.Như vậy cả ba nhóm cùng đoạt giải nhất leo núi đồng đội.

10:00 tất cả các nhóm đều lên tới đích. Các thày cô giảng bài, sau đó các nhóm triển khai đo vẽ phẫu diện đất, đo vẽ ô thực vật tiêu chuẩn, lấy mẫu đá, đất và thực vật. Sau khi hoàn thành công việc trên đỉnh Radar, các nhóm sẽ xuống núi và tập trung tại bãi xe vào lúc 15:00.

Các thày cô trở lại chân núi bằng xe jeep. Lúc 14:00 thày Hải đề nghị trưởng đoàn (thày Tự Thành) cho các thày cô đến thăm trang trại cà phê hữu cơ của vợ chồng anh, chị Josh Guikema – Rolan Co Lieng (mọi người gọi là Rolan). Trang trại thuộc phố Boneur’C, Lạc Dương, cách bãi xe du lịch Langbiang 3 km.

Mười thày cô đi hai xe taxi. Cô Rolan (dân tộc K’Ho) vui vẻ đón tiếp mọi người, giới thiệu thương hiệu K’Ho Coffee. Giới thiệu kỹ thuật trồng, thu hoạch, chế biến cà phê của Công ty TNHH Sản xuất, Thương mại, Dịch vụ K.Ho. Rolan pha cà phê mời mọi người cùng thưởng thức. Mọi người đều công nhận cà phê tuyệt ngon.

Rolan dẫn mọi người thăm trang trại cà phê, thăm căn nhà nhỏ bằng gỗ với nội thất đơn giản nhưng thật dễ thương. Rolan biểu diễn đàn Tơ Rưng với bản nhạc Tiếng chày trên sóc Bom Bo thật điêu luyện. Câu chuyện trang trại Cà phê hữu cơ sẽ còn dài dài.

Chia tay trang trại, mọi người không quyên mua cà phê K’Ho. Rolan xay, đóng gói cà phê và hẹn mọi người trở lại.

15:00 đoàn rời bãi xe Langbiang, trời mưa lớn, thày Tự Thành quyết định chuyển thực hành đo chất lượng nước hồ Xuân Hương bằng Teskit sang sáng hôm sau.

Giới thiệu vài bức hình hôm nay:

Lớp 14 KMT trên đỉnh Radar
Lớp 14 KMT trên đỉnh Radar
Thày, cô bô môn KHMT hướng dẫn thực tập MT đại cương lớp 14 KMT
Thày, cô bô môn KHMT hướng dẫn thực tập MT đại cương lớp 14 KMT
Cô Ngọc Tuyến đang thích thú quan sát các dạng địa hình từ điểm nhìn Radar
Cô Ngọc Tuyến đang thích thú quan sát các dạng địa hình từ điểm nhìn Radar
Lê Nguyễn Đức Linh, Bùi Thị Kim Thủy giải nhất cá nhân leo núi
Lê Nguyễn Đức Linh, Bùi Thị Kim Thủy giải nhất cá nhân leo núi
Nhóm 14, 19 và 7 đồng giải nhất đồng đội leo núi
Nhóm 14, 19 và 7 đồng giải nhất đồng đội leo núi
Làm phẫu diện đất tại vách đã phủ cỏ (bị ban quản lý khu du lịch la)
Làm phẫu diện đất tại vách đã phủ cỏ (bị ban quản lý khu du lịch la)
Thày Trường Ngân hướng dẫn đo vẽ ô thực vật tiêu chuẩn
Thày Trường Ngân hướng dẫn đo vẽ ô thực vật tiêu chuẩn
Tại trang trại cà phê hữu cơ của vợ chồng chị Ro Lan
Tại trang trại cà phê hữu cơ của vợ chồng anh, chị Josh Gui kema -Rolan
Tại quán cà phê của vợ chồng chị Ro Lan (trong ảnh, thày Tự Thành đang xay cà phê)
Chị Rolan đang giới thiệu về K’Ho Coffee (trong ảnh, thày Tự Thành đang xay cà phê)

Ngày 18.07.2016

5:30 đoàn xe bị khởi hành. Cũng như năm trước, đoàn xe đi theo tuyến cao tốc Long Thành – Dầu Giây, đến 8:00 đã tới điểm khảo sát đầu tiên – Đồi tượng đài La Ngà. Hướng dẫn các nhóm thủ tục triển khai khảo sát mô tả tại một điểm bao gồm định điểm vị trí khảo sát trên bản đồ, đo phương vị mặt cắt, mô tả các hợp phần cảnh quan, lấy mẫu vật…

Từ lý thuyết đến thực tế là cả một vấn đề. Hầu hết các nhóm đều lúng túng khi xác định vị trí khảo sát, định hướng bản đồ, xác định tọa độ kinh độ, vĩ độ, X, Y…nhiều bạn lấy mảnh bản đồ A4 để định điểm, có nhóm thiếu tờ Vĩnh An nên không thể xác định được tên núi lửa và phương vị từ núi lửa đến điểm khảo sát.

Cuối cùng nhóm 13 các bạn cũng xác định được vị trí khảo sát, định được tên núi lửa là đỉnh cao 240 m có dạng chữ “C”, phương vị mặt cắt 260o, độ cao tương đối đồi thềm tượng đài khoảng 25 m.

11:30 đoàn đến mỏ bauxit Bảo Lộc. Cơm hộp xong đoàn di chuyển ra khu tuyển rửa quặng. Xí nghiệp đã ngừng sản xuất 2 năm, trong khi chờ đợi bán cho đơn vị khác, chú Trí (giám đốc) vẫn chịu trách nhiệm quản lý. Vẫn như mọi năm, chú Trí nhiệt tình giảng cho các bạn về qui trình khai thác, tuyển rửa quặng, các vấn đề về môi trường và hoàn thổ sau khai thác. Sau đó các nhóm tiến hành khảo sát mặt cắt vỏ phong hóa bauxit, phẫu diện đất bazan…

13:30 đoàn rời mỏ bauxit. 15:30 đến điểm khảo sát tại cầu Đại Ninh, nghe giảng về hệ thống bậc thềm, về thủy điện Đại Ninh và các vấn đề môi trường liên quan. Các nhóm tiến hành khảo sát, mô tả, lấy mẫu trên các thềm bậc 3, 4 và 5. Trên thềm 5, quan sát thung lũng sông Da Queyon tuyệt đẹp.

18:00 đoàn đến Trường Trung cấp Văn thư và Lưu trữ trung ương, ăn cơm tối xong cô Bích Huệ hướng  dẫn các nhóm ép mẫu.

Kết thúc ngày đầu thực tập, lộ trình dài, nhiều nội dung phải thực hiện nhưng xem như kết quả đạt yêu cầu.

Nhóm 13 định điểm vị trí khảo sát trên bản đồ
Nhóm 13 định điểm vị trí khảo sát trên bản đồ
Nghe giảng qui trình khai thác và tuyển rửa quặng bauxit
Nghe giảng qui trình khai thác và tuyển rửa quặng bauxit
Đầm lầy hóa lòng sông dưới đập Đại Ninh
Đầm lầy hóa lòng sông dưới đập Đại Ninh
Trên thềm bậc 5 tại khu vực cầu Đại Ninh
Trên thềm bậc 5 tại khu vực cầu Đại Ninh

Ngày mai sẽ đi Langbiang, các nhóm lưu ý mấy điểm sau:

1. Từ Trường Trung cấp Văn thư và Lưu trữ trung ương đến chân núi Langbian quan sát hoạt động nông nghiệp trên sơn nguyên Đà Lạt (rau và hoa) với các mảnh ruộng bậc thang trên sườn đồi. Khác với các ruộng bậc thang ở vùng Tây Bắc (công trình mang tính nghệ thuật), ruộng bậc thang ở Đà Lạt làm các sườn đồi nham nhở, nhiều hình dạng, nhiều kích thước.

2. Đất ở Đà Lạt và sườn núi Langbiang có màu đỏ vàng nhưng không phải phong hóa từ đá bazan như ở Dầu Giây và Bảo Lộc (có người nhầm lẫn rồi đấy). Đất ở sơn nguyên Đà Lạt chủ yếu phong hóa từ trầm tích Jura (hệ tầng La Ngà). Đất ở Langbian g phong hóa từ ryodacit, ryolit thuộc hệ tầng Đơn Dương.

3. Có nhiều vết trượt đất mới và cũ có thể quan sát được trên đường đến Langbian. Chân núi Langbian có nhiều vết trượt và rãnh xâm thực.

4. Tại đỉnh Radar cao 1900 m, có thể quan sát được sơn nguyên Đà Lạt, hồ Đan Kia và đoạn sông uốn khúc trước khi nhập vào lòng hồ Đan Kia. Sử dụng ống nhòm có thể quan sát các dạng địa hình trượt đất rất rõ. Có thể xem đỉnh Radar là một điểm nhìn (viewpoint) ấn tượng của Đà Lạt.

Ngày 17.07.2016

Ngày mai, sinh viên ngành Khoa học môi trường (Lớp 14 KMT) cùng các thày cô tham gia đợt thực tập MT đại cương 2016 sẽ khởi hành lúc 5:00 tại Cơ sở Nguyễn Văn Cừ. Đến hôm nay, công tác chuẩn bị cho chuyến đi đã hoàn tất.

Ngày mai, lộ trình khá dài (trên 300 km, từ TP.HCM đi Đà Lạt), khởi hành sớm, công việc khá nhiều (khảo sát tại 3 điểm). Tại các điểm dừng, các bạn được nghe các thày cô giảng bài. Tuy vậy, cũng có một số điểm lưu ý để các bạn sinh viên chủ động quan sát, chụp ảnh, ghi chép để tài liệu thu thập phong phú hơn (nhất là những đặc điểm cảnh quan theo tuyến lộ trình mà đoàn không có điều kiện dừng lại để mô tả).

Ngoài những nội dung đã trình bày trong giáo trình, các bạn lưu ý những nội dung dưới đây tại các điểm khảo sát và theo lộ trình

1. Từ Dầu Giây đến cầu La Ngà, lộ trình chủ yếu đi qua vùng đất đỏ bazan; các bạn lưu ý quan sát và chụp ảnh. Khi dừng tại cây xăng Huyền Hậu (nghỉ giải lao), các bạn tranh thủ mô tả cảnh quan cho dạng địa hình này. Cách cầu La Ngà khoảng 2 km, các thày cô phụ trách xe yêu cầu các bác lái xe đi chậm để sinh viên quan sát, mô tả, chụp ảnh để có tài liệu xây dựng mặt cắt cảnh quan qua thung lũng sông La Ngà.

2.Tại điểm khảo sát Đồi tượng đài Bắc cầu La Ngà

Các bạn xác định tên núi lửa (mũi tên trên hình 1). Xác định phương vị mặt cắt từ đỉnh núi lửa này đến Đồi tượng đài và lập mặt cắt theo phương này.

Tìm góc thích hợp để có bức hình đẹp về làng Chài tại cầu La Ngà (tham khảo hình 2)

Lập mặt cắt cảnh quan từ đỉnh núi lửa tới Đồi tượng đài La Ngà
Hình 1. Lập mặt cắt cảnh quan từ đỉnh núi lửa tới Đồi tượng đài La Ngà
Sáng sớm mù sương trên Làng chài La Ngà (a. Tự Thành)
Hình 2. Sáng sớm mù sương trên Làng chài La Ngà (a. Tự Thành)

3.Từ Đồi tượng đài đi khoảng 9 km sẽ gặp khối đá Ba Chồng bên trái. Các bác tài đi chậm để sinh viên chụp ảnh. Đi tiếp khoảng 0,8 km là khối đá Hai Chồng bên phải.

4. Khi xe chạy qua đèo Bảo Lộc, các bạn ngồi bên trái quan sát và chụp ảnh đá phun trào trung tính thuộc hệ tầng Đèo Bảo Lộc.

5. Tại mỏ Bauxit Bảo Lộc (điểm khảo sát 2), các bạn cần xác định ranh giới giữa các đới của vỏ phong hóa. Mô tả và chụp ảnh cận cảnh đới laterit bauxit và các khối bazan phong hóa bóc cầu. Tìm vị trí thích hợp để chụp ảnh toàn cảnh cao nguyên Bảo Lộc.

6. Tại cầu Đại Ninh (Điểm khảo sát 3), các bạn quan sát hình thái, độ cao, cấu tạo các bãi bồi và bậc thềm. Cũng cần ghi nhận các yếu tố nhân sinh (nhà, chùa, hoạt động canh tác…) trên các dạng địa hình này. Tham khảo hình 3 và 4.

Bãi bồi thấp và thềm bậc 1 ở bờ trái sông Đa Quyeon
Hình 3. Bãi bồi thấp và thềm bậc 1 ở bờ trái sông Đa Quyeon
Bãi bồi cao và các bậc thềm ở bờ phải sông Đa Queyon
Hình 4. Bãi bồi cao và các bậc thềm ở bờ phải sông Đa Queyon

7. Từ cầu Đại Ninh đi khoảng 3 km sẽ thấy núi Chai (miệng núi lửa) nhô cao trên bề mặt cao nguyên. Bác tài đi chậm để các bạn quan sát và chụp ảnh.

H & H

TÀI LIỆU TẬP HUẤN CHUYÊN MÔN PHỤC VỤ THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG 2016

Nhằm giúp sinh viên chuẩn bị tốt cho chuyến thực tập sắp tới (tháng 07/2016), các thầy cô Khoa Môi trường đã tổ chức cho sinh viên 2 ngành: Khoa học Môi trường và  Công nghệ Môi trường buổi tập huấn chuyên môn ngày 25/06/2016. Bên dưới là các file bài giảng trong buổi tập huấn vừa qua.

1/ Giới thiệu Lộ trình Thực tập Môi trường đại cương do Thầy Hà Quang Hải biên soạn. Bài giảng cung cấp cho sinh viên các kiến thức khái quát nhất về môn học bao gồm: Cơ sở môn học, mục đích môn học, phương pháp nghiên cứu, yêu cầu chuyên môn, lộ trình khảo sát và công tác chuẩn bị.

Lo trinh thuc tap Moi truong dai cuong

DKS Mo bauxite

DKS Langbian

Link: Gioi thieu lo trinh Thuc tap MTDC_2016

2/ Hướng dẫn đo vẽ Ô tiêu chuẩn thực vật và lát cắt Môi trường tổng hợp do Thầy Nguyễn Trường Ngân biên soạn. Bài giảng hướng dẫn sinh viên công tác nội nghiệp và ngoại nghiệp để đo vẽ ô mẫu thực vật tại Lang Biang. Đồng thời tài liệu cung cấp cách thức vẽ Lát cắt tổng hợp các vấn đề Tài nguyên Môi trường theo lộ trình thực địa.

Do ve o tieu chuan

Do ve o tieu chuan 2 Đọc tiếp “TÀI LIỆU TẬP HUẤN CHUYÊN MÔN PHỤC VỤ THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG 2016”

CHUYÊN ĐỀ: ĐẶC ĐIỂM ĐẤT FERALIC THEO TUYẾN THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG

(TS. Nguyễn Trường Ngân, Đại học Bách Khoa TP.HCM)

  1. Quá trình feralic (tích lũy sắt nhôm tương đối)

Feralic là quá trình hình thành đất phổ biến tại các vùng đồi núi của Việt Nam, tạo nên màu đỏ vàng cho đất. Quá trình này trải qua 2 giai đoạn với các điều kiện cần thiết như hình 1.

hinh 1
Hình 1: Tóm tắt quá trình feralic trên đất đồi núi Việt Nam

Các đá mẹ và mẫu chất giàu Fe, Al phổ biến ở Việt Nam là: Đá basalt, đá phiến sét và mẫu chất phù sa cổ.

Trong điều kiện địa hình dốc, SiO2 và các oxit kiềm, kiềm thổ bị thủy phân thành các chất hòa tan và dễ dàng bị rửa trôi do mưa. Các oxit Fe, Al ngậm nước để tạo thành các khoáng không tan như Limonite (Fe2O3.nH2O) hay Gippxite (Al2O3.nH2O) và được giữ lại trong đất, khiến tỷ lệ Fe, Al trong đất giàu lên tương đối.

Một số yếu tố hạn chế quá trình feralic:

– Trường hợp độ cao >1000m, nhiệt độ giảm dần, khí hậu càng lạnh, ẩm độ càng tăng, quá trình feralic yếu dần, quá trình tích lũy mùn tăng lên.

– Địa hình dốc thoải, sự rửa trôi giảm và quá trình feralic giảm.

– Thảm thực vật càng dày thì sự rửa trôi càng giảm và quá trình feralic giảm.

 2. Khái quát về thổ nhưỡng theo tuyến thực tập

Thực tập môi trường đại cương với lộ trình trải dài qua 4 tỉnh: TPHCM, Đồng Nai, Lâm Đồng và Khánh Hòa. Trong đợt thực tập này, sinh viên có cơ hội tiếp cận và nghiên cứu hầu hết các nhóm đất chính của vùng Đông Nam Bộ, Tây nguyên và Duyên hải miền Trung.

Tổng quan các loại đất dọc theo tuyến thực tập thể hiện như hình 2.

hinh 2
Hình 2: Bản đồ thổ nhưỡng dọc tuyến thực tập Môi trường Đại cương

Đọc tiếp “CHUYÊN ĐỀ: ĐẶC ĐIỂM ĐẤT FERALIC THEO TUYẾN THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG”

MỘT SỐ ẢNH SAU CHUYẾN THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CỦA LỚP 13 KMT

Trong số những ảnh dự thi cho chuyến đi thực tập môi trường đồng bằng Sông Cửu Long của các bạn lớp 13 KMT (do thày Tú cung cấp), Địa Môi Trường chọn một số ảnh liên quan đến chủ đề như: địa hình, đất, đá, nước, cảnh quan để mọi người cùng xem và bình luận.

Chỉ có một vị trí “Notch” mà Địa Môi Trường yêu cầu các bạn tìm hiểu trước chuyến đi, hai vị trí khác không biết các bạn có tìm được không ? hoặc tìm được mà không chọn để thi?

Trong 10 ảnh này tôi thích một ảnh vì ý nghĩa lịch sử liên quan đến môn học (mà các bạn đã học). Vậy các bạn thử đoán xem ảnh nào vậy ?.

H. 3_2
H. 3_2
H. 6_1
H. 6_1
H. 6_2
H. 6_2
H. 7_4
H. 7_4
H. 8_3
H. 8_3

Đọc tiếp “MỘT SỐ ẢNH SAU CHUYẾN THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CỦA LỚP 13 KMT”

GỬI LỚp 13 KMT TRƯỚC CHUYẾN THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Các bạn sinh viên Lớp 13 KMT thân mến

Ngày mốt các bạn có chuyến thực tập Môi trường vùng Đồng bằng Sông Cửu Long – môn học do Bộ môn Quản lý môi trường phụ trách, không có điều kiện đi cùng các bạn chuyến này, tôi có mấy lời trao đổi vối các bạn:

Các bạn đều biết, Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa nổi tiếng thế giới, nơi đây có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (cảnh quan, đất, nước, rừng, thủy sản…). Tuy vậy, Đồng bằng Sông Cửu Long cũng đang đối mặt với nhiều thách thức cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Đối với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, trong thời gian qua, Địa môi trường đã cung cấp một số bài về tài nguyên thiên nhiên như Đa dạng địa học Hà Tiên Kiên Lương, Cảnh quan Đồng Tháp Mười, Karst và hang động, Địa di sản Thạch Động và các vấn đề môi trường bức xúc như Khai thác nước ngầm gây sụt lún mặt đất, khai thác cát sỏi, xói lở bờ biển do mực nước biển dâng, ô nhiễm As nguồn nước ngầm…Các bạn có thể tham khảo thông tin trong Địa môi trường.

Chuyến thực tập lần này của các bạn sẽ diễn ra trên 3 đơn vị cảnh quan: 1) Cảnh quan vùng trũng Đồng tháp Mười, 2) Cảnh quan đê thiên nhiên ven sông Tiền, sông Hậu và 3) Cảnh quan Đồng bằng ven biển có đồi, núi sót Hà Tiên – Kiên Lương. Các bạn cố gắng ghi nhận (quan sát, mô tả, chụp hình) sự khác nhau về tài nguyên thiên nhiên giữa ba đơn vị cảnh quan này nhé (địa hình, đất, nước, sinh vật…).

Trong chuyến đi này các bạn sẽ gặp một dạng địa hình độc đáo và lý thú, đó là “Notches”, tạm dịch là các hõm gặm mòn trên đá vôi. Ở Kiên Lương rất phổ biến dạng địa hình này, ở Hà Tiên ít hơn.

Vậy các bạn hãy tìm hiểu xem dạng địa hình này hình thành như thế nào? Độ cao phân bố ? Hình thái các Notch? và ý nghĩa khoa học của  chúng ?

Dưới đây là một số hình ảnh về Notch, các bạn tìm xem chúng phân bố ở đâu và chụp hình nhé.

Vị trí, độ cao, hình thái?
Vị trí, độ cao, hình thái?
Vị trí, độ cao, hình thái?
Vị trí, độ cao, hình thái?

Đọc tiếp “GỬI LỚp 13 KMT TRƯỚC CHUYẾN THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”

TRIỂN LÃM “CON NGƯỜI – MÔI TRƯỜNG – TÀI NGUYÊN ĐỚI BỜ” NĂM 2016

Sau một kỳ học lý thuyết và chuẩn bị tài liệu cho môn Quản lý tổng hợp đới bờ và môn Tài nguyên Khoáng sản, đặc biệt chuyến thực địa kéo dài 4 ngày (26/12/2015 đến 29/12/2015), sinh viên lớp 12KMT thuộc 4 chuyên ngành (KHMT, TNTT&MT, MT&TNB và GIS) đã được đặt chân trên các điểm học tập ven biển rất ấn tượng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận. Ngày 06/01/2016, buổi báo cáo kết quả học tập dưới hình thức triển lãm kết hợp với kiểm tra kiến thức đã được tổ chức tại phòng F200, trường Đại học KHTN.

Cũng như những năm trước, các tác phẩm dự thi đã được sinh viên các lớp chuyên ngành chuẩn bị công phu, khá phong phú về thể loại như: video clip, ảnh nghệ thuật, poster, tranh cát và các mô hình bằng vật liệu từ ngoài trời (cát trắng, cát đỏ, cát xám, cuội, sỏi, đá…). Tất cả tác phẩm dự thi đều gắn với các nội dung của môn học.

Hinh 1

Sinh viên chuẩn bị trước cuộc thi

Đọc tiếp “TRIỂN LÃM “CON NGƯỜI – MÔI TRƯỜNG – TÀI NGUYÊN ĐỚI BỜ” NĂM 2016”

THÔNG BÁO SỐ 3: THỂ LỆ CUỘC THI TRIỂN LÃM “CON NGƯỜI – MÔI TRƯỜNG – TÀI NGUYÊN VÙNG ĐỚI BỜ”

Phần 1: Thể lệ cuộc thi

  • Thời gian tổ chức: 8h30, ngày 06/01/2016
  • Địa điểm: Phòng F200, Cơ sở Nguyễn Văn Cừ, ĐH KHTN
  • Các nội dung trong cuộc thi bao gồm:
STT Nội dung

Hình thức

(Cá nhân hoặc theo nhóm)

1 Ảnh

(kèm lời bình, tên ảnh, tên tác giả)

– Ảnh phóng sự chuyến đi

– Ảnh giới thiệu về con người, môi trường, tài nguyên đới bờ

2 Bài viết – Cảm nhận về chuyến đi

– Giới thiệu về một/ một số địa điểm trong tuyến hành trình

– Giới thiệu về chuyến đi theo chủ đề: Du lịch, Tài nguyên KS…, con người, đặc điểm địa học, văn hóa, tâm linh…

– Viết dưới dạng báo tường hay poster in trên khổ A1 – A0, có hình ảnh minh họa sinh động

3 Video Clip – Nội dung giống mục “Bài viết”

– Có thuyết minh, lồng tiếng

– Dài không quá 3 phút

4 Mô hình Mô hình từ sỏi, cuội, khoáng sản, cát, thực vật…….

Vd: Tranh cát (trắng, đỏ, vàng) – làm trong chai lọ, mặt giấy……

+ Tranh từ thực vật ( hoa, lá ép khô xếp thành tranh)

+ Khung tranh

+ Mô hình phối hợp nhiều vật liệu

+ Mô hình giấy: vẻ đẹp điểm khảo sát trong hành trình

 Đối với nội dung số 1 (thi ảnh):

Sinh viên sẽ nộp ảnh để chấm vòng loại cho lớp trưởng chuyên ngành. Ảnh nộp theo nhóm. Các lớp trưởng sẽ thu và gửi cô Tuyến vào 16h30 ngày 31/12/2015 tại phòng C34.

Lưu ý: Ảnh nộp phải có tên tác phẩm, tác giả

Phần 2: Nộp báo cáo thực địa  

Các nhóm sẽ nộp báo cáo thực địa vào ngày 06/01/2016. Nội dung báo cáo tập trung mô tả điểm khảo sát đã phân công cho từng nhóm (ghi rõ trong thông báo số 2).

Thay mặt BTC

   Ngọc Tuyến

 

NHẬT KÝ LỘ TRÌNH THỰC TẬP MT và TN ĐỚI BỜ 2015 (12 KMT)

Ngày 29.12.2015

6:00 mọi người thu dọn đồ đạc, xếp lên ô tô. Ăn sáng xong đi bộ lên chùa Cổ Thạch thăm quan. Ngôi chùa xây dựng trên mũi đá granit nhô ra biển (mũi chùa Hang). Các hệ thống khe nứt cắt xẻ tạo thành các rãnh lớn, các cột đá cao nhưng bị che khuất bởi cây cối xanh tốt. Một hệ thống các am, điện xây chen giữa các khe nứt hoặc tựa vào các cột đá. Các khối đá, cột đá chồng cao có khi tới 7 – 8m, nhưng phải đến gần mới thấy, chọn vị trí chụp hình cũng không dễ dàng.

Đá chồng, Cổ Thạch
Đá chồng, Cổ Thạch

Tại khối đá nhô, nơi có bàn chân của “vua Gia Long” có thể quan sát toàn cảnh vịnh biển Cổ Thạch với bãi đá cuội 7 màu ở phần trung tâm. Có thể xem đây là một View Point, tại đây có thể ngắm hoàng hôn trên bãi biển Cổ Thạch và mũi Miếu Cậu (mũi nhô phía nam Cổ Thạch).

Mũi Miếu Cậu, Cổ Thạch
Mũi Miếu Cậu, Cổ Thạch

8:00 xe lăn bánh trở về. Cách cổng soát vé khu du lịch Cổ Thạch khoảng 500 m dừng lại chụp ảnh. Đây cũng là một View Point đẹp (năm đầu đi lố, từ năm sau mới phát hiện được vị trí này). Đẹp là ở vị trí địa hình cao, thấy toàn cảnh cánh đồng điện gió. Chụp cả đoàn rồi từng chuyên ngành chụp; chụp cảnh với nền là cánh đồng điện gió rồi chụp cảnh với nền đường nhựa, đủ kiểu (con đường đẹp, sạch, ít xe qua lại). Đọc tiếp “NHẬT KÝ LỘ TRÌNH THỰC TẬP MT và TN ĐỚI BỜ 2015 (12 KMT)”