CHUYÊN ĐỀ: ĐẶC ĐIỂM ĐẤT FERALIC THEO TUYẾN THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG

(TS. Nguyễn Trường Ngân, Đại học Bách Khoa TP.HCM)

  1. Quá trình feralic (tích lũy sắt nhôm tương đối)

Feralic là quá trình hình thành đất phổ biến tại các vùng đồi núi của Việt Nam, tạo nên màu đỏ vàng cho đất. Quá trình này trải qua 2 giai đoạn với các điều kiện cần thiết như hình 1.

hinh 1
Hình 1: Tóm tắt quá trình feralic trên đất đồi núi Việt Nam

Các đá mẹ và mẫu chất giàu Fe, Al phổ biến ở Việt Nam là: Đá basalt, đá phiến sét và mẫu chất phù sa cổ.

Trong điều kiện địa hình dốc, SiO2 và các oxit kiềm, kiềm thổ bị thủy phân thành các chất hòa tan và dễ dàng bị rửa trôi do mưa. Các oxit Fe, Al ngậm nước để tạo thành các khoáng không tan như Limonite (Fe2O3.nH2O) hay Gippxite (Al2O3.nH2O) và được giữ lại trong đất, khiến tỷ lệ Fe, Al trong đất giàu lên tương đối.

Một số yếu tố hạn chế quá trình feralic:

– Trường hợp độ cao >1000m, nhiệt độ giảm dần, khí hậu càng lạnh, ẩm độ càng tăng, quá trình feralic yếu dần, quá trình tích lũy mùn tăng lên.

– Địa hình dốc thoải, sự rửa trôi giảm và quá trình feralic giảm.

– Thảm thực vật càng dày thì sự rửa trôi càng giảm và quá trình feralic giảm.

 2. Khái quát về thổ nhưỡng theo tuyến thực tập

Thực tập môi trường đại cương với lộ trình trải dài qua 4 tỉnh: TPHCM, Đồng Nai, Lâm Đồng và Khánh Hòa. Trong đợt thực tập này, sinh viên có cơ hội tiếp cận và nghiên cứu hầu hết các nhóm đất chính của vùng Đông Nam Bộ, Tây nguyên và Duyên hải miền Trung.

Tổng quan các loại đất dọc theo tuyến thực tập thể hiện như hình 2.

hinh 2
Hình 2: Bản đồ thổ nhưỡng dọc tuyến thực tập Môi trường Đại cương

Đọc tiếp “CHUYÊN ĐỀ: ĐẶC ĐIỂM ĐẤT FERALIC THEO TUYẾN THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG”

KARST VÀ HANG ĐỘNG

Hà Quang Hải

Sắp tới, lớp Khoa học Môi trường 13KMT có đợt thực tập Môi Trường Vùng – Đồng bằng sông Cửu Long. Các bạn sẽ được thăm quan và tìm hiểu đặc điểm môi trường các cảnh quan nổi tiếng như Đồng Tháp Mười, Đê thiên nhiên ven sông Tiền – sông Hậu, Đồng bằng ven biển với các đồi, núi sót Hà Tiên – Kiên Lương. Các bạn hãy quan sát, mô tả cẩn thận giá trị của các dạng địa hình karst cũng như những tác động nhân sinh đối với karst ở Hà Tiên – Kiên Lương nhé. Bài này giúp các bạn tiếp cận một trong những nội dung thực tập dễ hơn. Hình số 7 của Goldscheider (ở cuối bài) rất hay, các bạn xem và vận dụng vào thực tế nhé.

1. Karst là gì?

Karst là một cảnh quan riêng biệt bao hàm tổng thể các dạng địa hình, các yếu tố thủy văn độc đáo và các quá trình tạo ra chúng, chủ yếu là sự hòa tan của nước trên mặt và nước ngầm đối với các loại đá có nhiều khe nứt, lỗ hổng, có thể hòa tan được như đá vôi, dolomit, cẩm thạch. Đọc tiếp “KARST VÀ HANG ĐỘNG”

ĐỊA DI SẢN BỜ BIỂN GÀNH ĐÁ DĨA, TUY AN, PHÚ YÊN

Hà Quang Hải, Phan Thi Thảo Nguyên, Lê Nguyễn Thủy Tiên, Nguyễn Trường Ngân
I. Giới thiệu

Gành Đá Dĩa thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Từ thị trấn Chí Thạnh (huyện Tuy An) đến Gành Đá Dĩa theo con đường trải nhựa về phía đông 12 km. Từ thành phố Tuy Hòa đi về phía bắc theo đường ven biển đến Gành Đá Dĩa khoảng 35 km. Ngoài ra có thể đến Gành Đá Dĩa từ Vũng Me, Vũng La ở phía bắc và từ Cù lao Mái Nhà ở phía đông nam bằng đường biển.

Đọc tiếp “ĐỊA DI SẢN BỜ BIỂN GÀNH ĐÁ DĨA, TUY AN, PHÚ YÊN”

Bình minh trên biển cù lao Ré

DU LỊCH ĐẢO NÚI LỬA LÝ SƠN (CÙ LAO RÉ-CÙ LAO BỜ BÃI)

Tác giả: Hà Quang Hải, Trần Tuấn Tú, Phan Hùng Việt, Trương Thị Kiều Thu
Giới thiệu

Huyện Lý Sơn nằm phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, gồm Cù lao Ré (đảo lớn) và cù lao Bờ Bãi (đảo nhỏ) có tổng diện tích khoảng 10 km2. Từ cảng Sa Kỳ theo tàu đi khoảng 25 km sẽ tới Cù Lao Ré, đi tiếp 5, 5 km về phía bắc là cù lao Bờ Bãi (Hình 1).

Cù lao Ré và cù lao Bờ Bãi là sản phẩm của hoạt động núi lửa. Năm 2005, những giá trị về thắng cảnh, địa chất và địa mạo của hai hòn đảo này đã được Lê Đức An xếp vào di sản thiên nhiên hiếm có và đề nghị là danh thắng địa mạo – địa chất cấp Quốc gia [1]. Năm 2013, Lê Đức An và nnk đề nghị nghiên cứu để nâng di sản này lên cấp Quốc tế [2].

Công việc xử lý, giải đoán ảnh viễn thám và khảo sát thực địa kiểm tra đã bổ sung cho các kết quả nghiên cứu trước đây [1], đồng thời cho thấy các núi lửa đảo Lý Sơn thuộc kiểu nón xỉ, các lớp cát kết, bột kết tuf chứa mảnh đá bazan là vật liệu cấu trúc sườn nón trong quá trình thành tạo [3].

Bài này giới thiệu các đặc điểm lý thú về cảnh quan, địa chất, địa mạo đảo Lý Sơn, giúp du khách tiếp cận cho các mục đích giải trí, nghiên cứu và giảng dạy về khoa học trái đất, môi trường và nhất là tìm hiểu về hoạt động núi lửa. Đọc tiếp “DU LỊCH ĐẢO NÚI LỬA LÝ SƠN (CÙ LAO RÉ-CÙ LAO BỜ BÃI)”