Khảo sát Tứ Bình sau giãn cách xã hội

Đã bao giờ bạn nghe đến “Tứ Bình” – được ví như tiểu Maldives ở Việt Nam? Đó là bốn địa danh bao gồm: Bình Hưng, Bình Ba và Bình Lập (thuộc xã Cam Bình và Cam Lập, Cam Ranh, Khánh Hòa) cùng với Bình Tiên (xã Công Hải, Huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận).

Mất thời gian dài do giãn cách xã hội vì dịch COVID, mãi đến cuối tháng 6, chúng tôi – 4 cô trò (Phương Chi, Ngọc Nhi, Mai Quỳnh, Hà Giang) mới thực hiện được chuyến thực địa khảo sát đã có kế hoạch từ trước Tết. Chuyến đi thật thú vị, được chiêm ngưỡng cảnh quan biển đẹp, hoang sơ với sự giúp đỡ của người dân biển trong suốt hành trình.

Sau khi phân tích tài liệu và các bản đồ ở nhà, chúng tôi dự kiến chọn lựa các geosite tiềm năng cho dải ven biển Tứ Bình. Nhiệm vụ của chuyến thực địa này được cô trò vạch ra là đến các điểm để mô tả, đo, vẽ, chụp ảnh và lấy mẫu đá, cuội.

Ngày 1, Bình Tiên – Bình Hưng, chuyến phượt bằng xe bán tải vi diệu

7 giờ sáng, chú Bình – dù không phải dân địa phương nhưng làm việc ở Cam Ranh và đã có biết bao kinh nghiệm “phượt“ các bãi biển đến đón chúng tôi ở nhà Mai Quỳnh.

Chưa đầy 45 phút di chuyển, chúng tôi đã có mặt ở Bãi Bà Bóng. Các bãi biển thuộc Bình Tiên nhỏ hẹp rải rác ven theo Núi Chúa hùng vĩ. Bình Tiên có 3 bãi biển chính là Bãi biển Bà Bóng, giáp Mũi Cà Tiên; Bãi biển Bình Tiên – dải cát trắng mịn, cong mềm mại hơn 2.2km và Bãi biển Chà Là.

103686223_290337065435606_6319397969774660337_n
Hình 1. Khu vực biển Bà Bóng nhận dòng chảy từ đất liền ra. Ảnh: Đ.D.T.Bình
104334434_2657368941148423_5058316029365034893_n
Hình 2. Bãi Bình Tiên trải dài hơn 2,2km, rộng hơn 30m, cát trắng, mịn. Ảnh: Đ.D.T.Bình

Theo Tỉnh lộ 702 về phía nam, chúng tôi tiếp tục khảo sát dải ven biển từ bắc Ninh Hải, Ninh Thuận đến đường ra đảo Bình Hưng. Biển Ninh Hải cũng có những bãi nổi tiếng là hoang sơ, đẹp.

9609d88a8bb876e62fa9
Hình 3. Điểm nhìn bải biển Bình Tiên trên tỉnh lộ 702
105484667_288169755921478_6432195291029341077_n
Hình 4. Ngọc Nhi bên chiếc xe bán tải có thể đi khắp các địa hình

9g15 chúng tôi đến con đường mòn đi vào hai bãi biển ít dấu chân du khách, đó là Bãi Chà Là và Bãi Nước Ngọt. Điểm đặc biệt của Bãi Nước Ngọt đó là có sự hiện diện dòng suối quanh năm bắt nguồn từ Núi Chúa. Chính vì thế nên trầm tích bãi biển tại đây ngoài dải cát mịn còn có trầm tích cuội, đá thô.

102261433_2630362447219953_214629097853157376_n
Hình 5. Bãi Nước Ngọt. Ảnh: Đ.D.T.Bình
133b912cc21e3f40660f
Hình 6. Mai Quỳnh tại Bãi nước Ngọt.

Tiếp tục đi theo tỉnh lộ 702 về hướng Tây Nam, chúng tôi khảo sát Bãi Kinh – một bãi biển dài hơn 200m, nơi rộng nhất chừng 25m, cát trắng, mịn, mặt biển phẳng lặng.

59ee77109423697d3032
Hình 7. Toàn cảnh Bãi Kinh. Ảnh: Đ.D.T.Bình
b92a889bdaa927f77eb8
Hình 8. Bãi Kinh rất thích hợp cho gia đình nghỉ dưỡng, tắm biển, vui chơi dưới nước.

Đúng 12 giờ trưa, khi nắng lên đỉnh đầu, chúng tôi dùng cơm trưa tại khu du lịch Bãi Kinh và chờ tàu sang Bình Hưng.

Bình Hưng

Nắng Cam Ranh thật khủng khiếp, gần 14g nhưng mặt cô, trò vẫn nóng rát khi rời bãi Kinh đi Bình Hưng. Chỉ mất khoảng 10 phút, chúng tôi đã tới Bình Hưng – một thôn thuộc xã đảo Cam Bình rộng gần 2 km2. Bình Hưng còn có tên là Hòn Chút, hay Hòn Tý. Bình Hưng là núi đá xâm nhập có đỉnh cao khoảng 100m. Tại Bình Hưng, mấy cô trò khảo sát các điểm Hải Đăng Hòn Chút,  Bãi Cây Me, Bãi Đá Trứng.

(Trước khi cập bến tàu Bình Hưng, chú Chín Lên – lái tàu ở đảo chở chúng tôi sang Bãi tắm Cây Me. Đây là Bãi tắm chỉ có thể đến bằng đường biển, nước trong vắt, cát mịn, sau lưng là vách núi với hệ thống khe nứt chia cắt dầy đặc).

20200618_135612
Hình 9. Bãi Cây Me – Bình Hưng. Bãi biển này chỉ có thể đến bằng đường biển.
20200618_135834
Hình 10. 5 màu nước biển Cây Me trước mặt Hà Giang.

Trên đảo, phương tiện di chuyển phổ biến là xe điện chạy xăng bởi địa hình khá dốc, lái xe nói “động cơ điện không thể nào chở khách được ở đây”. Khu vực Hải đăng Hòn Chút không cho du khách tiếp cận vì lý do quân sự, nhưng nhờ giấy giới thiệu của trường, chúng tôi được lên quan sát toàn cảnh từ điểm nhìn khá thú vị này.

20200618_144917
Hình 11. Từ Hải đăng Hòn Chút nhìn về phía tây của đảo.
at_nhung-an-tuong-chi-khi-toi-hai-dang-hon-chut-moi-co-duoc_0c084da2ce66d8bc5c39622b4d9b5a66
Hình 12. Hải Đăng Hòn Chút. Ảnh: Wikimapia

15 giờ, cái nóng khô của miền Trung đã làm con đường từ Hải Đăng đến Bãi Đá Trứng dường như dài và khó hơn. Đến 15g15, trước mặt chúng tôi là một bãi đá cuội – bãi đá trứng khổng lồ.

103735257_308078823689546_5779451421014140705_n
Hình 13. Bãi Đá Trứng – Bình Hưng. Ảnh: Đ.D.T. Bình
01b9eca31790eaceb381
Hình 14. Du khách có lẽ cũng đến đây và thử sức với xếp đá cân bằng.

Sau khi đo đạc kích thước ‘đá Trứng’ xong, chúng tôi về bến tàu để trở lại Bãi Kinh lúc 16g30.

Kết thúc ngày đầu tiên, chúng tôi được ba mẹ Mai Quỳnh mời ăn tối ở Đồng Cừu – Suối Tiên, thuộc Công Hải, Thuận Bắc Ninh Thuận.

Đồng cừu là cánh đồng cỏ và ruộng lúa, phía sau là núi Bà trùng điệp. Tại đây, ngoài  chơi với cừu, du khách có thể thăm Suối Tiên, nhà gỗ, vườn hoa.

DSCF0269
Hình 15. Sinh viên vui chơi với cừu.
dacef1b2ad8050de0991
Hình 16. Buổi tối ở Đồng cừu – Suối Tiên

Ngày 2, Bình Lập – Bình Ba, cảm giác vượt trùng khơi cùng tàu cá và thuyền thúng

Ngày thứ hai của hành trình khởi đầu thật sự háo hức bởi chúng tôi được đi bằng tàu cá của Chú Sanh – dượng của Mai Quỳnh. Lộ trình được dự định vòng quanh bán đảo Bình Lập (thuộc xã Cam Lập) và một số điểm tại Bình Ba, Cam Bình (Cam Ranh, Khánh Hòa).

Xuất phát từ cảng cá Ba Ngòi lúc 7g30, nghe chú Sanh và anh Bi nói “mình sẽ đi thuyền thúng ra tàu, rồi khi đến các bãi biển, sẽ neo tàu ở xa”. Khi đẩy thuyền thúng xuống các bãi, chúng tôi có cảm giác sợ, nhưng thú vị với trải nghiệm mới mẻ này.

129ff3ac1e69e337ba78
Hình 17. Khởi hành từ cảng Ba Ngòi
5194bcb65173ac2df562
Hình 18. Từ tàu xuống thúng, rồi từ thúng lên tàu. Qua mấy bận là mấy cô trò có thể di chuyển nhịp nhàng ^^

Bình Lập có hai khu nghỉ dưỡng là Ngọc Sương và Sao Biển luôn hấp dẫn du khách. Cạnh đó có Bãi Nhỏ (Robinson), và Bãi Cồn – một dải cát trắng trải dài lộ các khối đá chồng, đá phong hóa có hình dạng ngộ nghĩnh. Khí hậu và môi trường nơi đây cực kỳ khắc nghiệt, theo thời gian, các khối đá granite rắn chắc cũng bị nắng, gió, sóng biển phá hủy, bào mòn.

z1964887505062_f54e5f410bcc6e665ef18250acf9de36
Hình 19. Muôn hình thù địa hình phong hóa trên đá xâm nhập phức hệ Cà Ná.

Chúng tôi dừng và khảo sát tại các Bãi Lao Lớn, Bãi Lao, quan sát các mũi đá và các bãi từ xa như Mũi Hời (Mũi Sộp), Bãi Mã, Bãi Bình Châu, Bãi Tàu Bể, Bãi Hõm.

Tại Bãi Nhỏ – Bãi Robinson. Chúng tôi được chú Sanh đãi một bữa thịnh soạn với tôm, cá tươi rói; vừa ăn vừa nghe chú kể những câu chuyện đi biển.

20200619_111929
Hình 20. Bữa ăn ngon ngoài sức tưởng tượng của mấy cô trò.
26f991c86d0d9053c91c
Hình 21. Cùng nhau ngồi dưới mấy cây dứa biển, nghe tiếng sóng vỗ hòa với tiếng rì rào của lá, thấy như mình được tiếp thêm nguồn năng lượng từ thiên nhiên. @Bãi nhỏ – Robinson

Chúng tôi rời Bãi nhỏ lúc 13g, vòng sang Mũi Cà Tiên (ranh giới của Ninh Thuận và Khánh Hòa) rồi tới Bình Ba.

Bình Ba (xã đảo Cam Bình) như một chú bướm khổng lồ đậu trên tấm gương xanh vừa chắn bão cho Vịnh Cam Ranh (Bình Ba có nghĩa là bức bình phong che chắn phong ba bão táp), vừa chấn giữ một vùng biển quan trọng của đất nước, vì vậy từ xa xưa, Bình Ba đã là một khu vực quân sự cực kỳ quan trọng. Làng đảo Bình Ba nằm yên ả ở phía Nam, được che chắn bởi 4 ngọn núi theo hướng đông là Núi Bãi Vò (cao hơn 100m), Hòn Cò (cao hơn 120m), và phía tây – tây nam là Mao Giư (hay Mao Du) (cao 106m) và Ba Dũ (cao 206m).

Bình Ba có khá nhiều Bãi biển ấn tượng như Bãi Nồm, Bãi Chướng, Bãi Nhà Cũ, Bãi Hòn Rùa (Bãi Cây Me), Bãi Hòn Cò, Bãi Yến…. từ tháng 3 đến tháng 9, nước biển buổi sáng trong đến mức có thể thấy tận đáy. Ven đảo Bình Ba có nhiều san hô và dễ dàng ngắm nhìn khi triều xuống.

Đến Bình Ba vào khoảng 14g, chú Sanh đưa chúng tôi vào Bãi Cây Me hay còn gọi là Bãi Hòn Rùa bởi từ trên cao nhìn xuống, mũi đá nhô ra biển giống như chú rùa. Bãi biển phần lớn là cát thô hình thành từ vụn san hô, thạch anh, cuội và đá tảng. Điểm nổi bật của Bãi chính là dải san hô sát bờ dần lộ ra khi triều xuống.

4e35fa0604c3f99da0d2 (1)
Hình 22. Bãi Hòn Rùa (Bãi Cây Me) với dải san hô ven bờ
06449a9a6f5f9201cb4e
Hình 23. Hòn Rùa nhìn từ điểm nhìn trên đảo Bình Ba.

Mùa này chú Sanh bảo không cập tàu phía đông nam đảo được do gió mạnh nên tàu chúng tôi cập Bãi Nhà Cũ lúc 15g. Bãi Nhà Cũ cũng là một bãi biển đẹo, nước trong vắt, san hô dầy đặc. Khu vực bãi Nhà Cũ là khu quân sự quản lý nên việc di chuyển, tham quan của du khách bị hạn chế.

20200619_143534
Hình 24. Tháp quân sự tại cửa ngõ vào Bãi Nhà Cũ.
20200619_150011
Hình 25. Di chuyển bằng thúng cập bến bãi Nhà Cũ, Bình Ba.

17:00, chúng tôi nhận phòng tại một nhà nghỉ ở khu Bãi Nồm. Chiều tối mấy cô trò  khảo sát quanh Bãi Nồm, ngắm một thế giới san hô lung linh, huyền ảo.

Ngày 3, khám phá Bình Ba, trở về đất liền

Ngày thứ ba của chúng tôi bắt đầu thật sớm (từ 5g15) ở bãi Chướng, phía đông của đảo để đón bình minh. Đây là một bãi biển dạng túi chắn bởi 2 mũi đá xâm nhập nhưng là vị trí hứng gió “độc” nên ít người tới tắm. Ngắm bình minh ở một nơi xa, giữa không gian trời – biển bao la, khi những tia sáng đầu tiên ló lên, chúng tôi cảm nhận được hết cái tuyệt diệu của sự khởi đầu.

Dùng bữa sáng xong, chúng tôi tiến hành khảo sát Lô Cốt cũ, điểm ngắm Bãi Hòn Rùa. Bãi đá Lô Cốt là một thềm biển cao khoảng 50-60m, trên bề mặt có các khối đá lớn nhỏ đủ mọi kích thước. Đây cũng là một vị trí thích hợp để quan sát Cửa Bé, Vịnh Cam Ranh.

d201ed921c57e109b846
Hình 26. Bình minh trên Bãi Chướng – nơi đón bình minh sớm nhất Bình Ba.
81ba8b0d79c88496ddd9
Hình 27. Đường đèo lên Lô Cốt Cũ.
025c651f96da6b8432cb
Hình 28. Bãi đá Lô Cốt cũ.
nồm
Hình 29. Bãi Nồm buổi sáng – Bãi tắm chính của Bình Ba.

Cô, trò quyết định tắm để một lần in dấu tại Bãi Nồm nước xanh biếc. Bình Ba không chỉ có Bãi Nồm, còn nhiều điểm ấn tượng chưa khám phá được, thất tiếc nuối.

Buổi chiều tiến hành thăm quan Chùa Ốc – chùa Từ Vân, ngang qua Đầm Thủy Triều, thăm đài tưởng niệm Gạc Ma, Bãi Dài, và điểm cuối là nhà Ngọc Nhi ở tít tận chân núi Hàm Rồng, thuộc xã Cam Phước Tây, huyện Cam Lâm.

20200620_154415
Hình 30. Chùa Ốc – ngôi chùa được trang trí tinh xảo từ vỏ ốc.
20200620_162858
Hình 31. Trên đầm Thủy triều.
20200620_163801
Hình 32. Đài tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma.
20200620_171150
Hình 33. Bãi Dài – Cam Ranh. Một bãi biển đang được khai thác phát triển hàng loạt dự án khu nghỉ dưỡng, resort cao cấp của Cam Ranh.

Chuyến đi khảo sát của bốn cô trò kết thúc an toàn. Tài liệu chuyến đi sẽ là những tư liệu quý cho các bài báo cáo cũng như nghiên cứu của mình, ngoài ra chúng tôi còn có những kỉ niệm thật vui và ý nghĩa nữa. Càng đi chúng tôi càng được rèn luyện nhiều điều và nhất là cảm thấy thêm yêu đất nước mình.

Xin chân thành cảm ơn gia đình Mai Quỳnh, gia đình Ngọc Nhi, gia đình chú Sanh, và chú Bình đã giúp đỡ cho hành trình của mấy cô trò an toàn và thuận lợi./.

Phương Chi

 

 

KHOÁNG VẬT OPAL

Hôm nay trên vietnamnet.vn có bài “Báu vật đá quí 14 tấn của đại gia Quảng Nam”. Bài báo giới thiệu khối đá Ô ban (nên viết là opal) của ông Trương Quốc Sỹ mua từ người dân khai thác tại huyện Đắc Min, tỉnh Đắc Nông vào năm 2009 với giá 2,5 tỷ đồng. Khối đá này đã được “Bộ VH-TT &DL cấp bằng công nhận Đá cảnh quí hiếm của Việt Nam, sau khi ông đưa khối đá ra triển lãm tại Hà Nội nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long”. Khối đá này đã được nhiều người trả giá 7,5 tỷ đồng nhưng ông Sỹ từ chối.

Vậy chúng ta nên tìm hiểu sơ bộ về khoáng vật opal và giá trị của nó.

Khoáng vật Opal: là khoáng vật thủy ngưng giao điển hình [1].

Thành phần hóa học: giống thạch anh nhưng chứa một lượng nước (SiO2.nH2O) và là chất vô định hình. Lượng nước không cố định, từ 1 đến 34%.

Hình dạng tinh thể: thường thành khối đặc xít giống thủy tinh, bề ngoài giống thạch nhũ. Đọc tiếp “KHOÁNG VẬT OPAL”