LIÊN HỆ GIỮA XÓI LỞ NHANH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI

Edward J. Anthony *, Guillaume Brunier *, Manon Besset *, Marc Goichot **, Philippe Dussouillez *& Van Lap Nguyen ***

Đại học Aix-Marseille, CEREGE UMR 34, 13545 Aix en Provence, France, Institut Universitaire de France;

**Trưởng quản lý Chương trình thủy điện bền vững và lưu vực sông, WWF – Greater Mekong, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam;

*** Phân viện Địa Lý tại TP. Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), Số 01 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam;

Liên hệ người chịu trách nhiệm chính Edward J. Anthony (email:anthony@cerege.fr)

Bài đăng tại http://www.nature.com/scientificreports

Tiếp nhận: 12-05-2015
Phê duyệt: 04-09-2015
Công bố : 08-10-2015

Trong khi dư luận quốc tế đang ngày càng quan tâm đến sự sống còn của các đồng bằng, thì Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng bằng lớn thứ ba trên thế giới, với dân số đông đúc, được xem như vùng sản xuất lương thực quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á và là nơi tập trung đa dạng sinh học quy mô thế giới đang ngày càng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người và đang xuất hiện hiện tượng sụt lún và xói lở bờ biển. Ở thượng nguồn sông Mê Kông, đã có khá nhiều đập thủy điện được xây dựng và nhiều đập thủy điện khác đang nằm quy hoạch. Từ ảnh vệ tinh SPOT 5 có độ phân giải cao, chúng tôi đã định lượng được sự xói lở bờ biển và mất đất trên quy mô lớn trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến 2012, và sự ảnh hưởng đang diễn ra đối với hơn 50% của 600 km chiều dài bờ biển vốn đã và đang bị xâm thực mạnh mẽ. Hiện tượng xói lở xảy ra, mặc dù không có ghi nhận nào về sự thay đổi lưu lượng trên sông cũng như các điều kiện về sóng và gió trong thời gian nêu trên, được cho là có liên quan đến (1) Sự suy giảm đáng kể trầm tích lơ lửng từ sông Mê Kông đến vùng ven bờ biển và sự suy giảm này có thể có mối liên hệ với việc các đập giữ lại trầm tích, (2) Hoạt động khai thác cát vì mục đích thương mại trên quy mô lớn trên sông và dọc các kênh rạch ở vùng đồng bằng, và (3) Lún đất do khai thác nước ngầm. Sự xói lở bờ biển đã là nguyên nhân gây ra sự di dân ở vùng ven biển. Đây chính là mối hiểm họa khác nữa đối với sự toàn vẹn của vùng đồng bằng rộng lớn này của châu Á, giờ đây còn được xem là đặc biệt dễ bị tổn thương do hiện tượng sụt lún gia tăng, nước biển dâng, và tình trạng này trong tương lai sẽ nghiêm trọng hơn do các đập thủy điện.

Các vùng đồng bằng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn trầm tích ổn định để duy trì đường bờ biển và bù lún. Vì lượng trầm tích trên sông ngày càng thiếu hụt do bị giữ lại sau các các đập thủy điện, nhiều đồng bằng trên thế giới đang phải đối mặt với hiện tượng lún và xói lở nhanh hơn, mất đất trên diện rộng và dễ bị tác động hơn bởi lũ lụt và nước biển dâng [1, 2].Tính dễ bị tổn thương tăng lên gây nên các hậu quả về các mặt chính trị, kinh tế và môi trường cho nhiều vùng đồng bằng trên thế giới, và đòi hỏi các nỗ lực quốc tế trong việc phối hợp nghiên cứu và hoạch định chính sách hướng tới việc duy trì và phục hồi các vùng đồng bằng bền vững [3, 4]. Một thí dụ, các mối quan ngại trên đã được thể hiện, khi Hội đồng khoa học Quốc tế (ICSU) phê chuẩn sáng kiến ―Đồng bằng Bền vững 2015. Hình thành muộn hơn gần một thế kỷ so với các đồng bằng lớn khác ở Châu Á, Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với thách thức lớn về tính bền vững của nó khi trở nên dễ bị tổn thương bởi tình trạng xói lở, nước biển dâng và lũ lụt từ hậu quả của việc xây dựng các đập thủy điện vào những thập niên 70 và 80. Lưu vực ĐBSCL (hình 1) nằm trên lãnh thổ của 6 quốc gia, là lưu vực sông có diện tích lớn thứ 12 trên thế giới. Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng lớn thứ 3 trên thế giới [6], là nơi định cư của gần 20 triệu dân [7], có vai trò rất quan trọng đến an ninh lương thực của khu vực Đông Nam Á, cung cấp 50% sản lượng lương thực của Việt Nam [8]. Đặc biệt, Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp 90% sản lượng lúa xuất khẩu nhờ đó Việt nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới, cung cấp 60% thủy sản xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ đô la. Ngoài ra Đồng bằng sông Cửu Long là một khu vực phát triển năng động về nông nghiệp nói chung và chăn nuôi gia súc nói riêng [8]. Bên cạnh đó, vùng hạ lưu sông cũng là nơi có mức độ đa dạng sinh học về cá trên một đơn vị diện tích cao hơn so với bất kỳ lưu vực sông lớn nào trên thế giới, về mức độ đa dạng chung chỉ đứng sau sông Amazon [9].

hinh-1

Đọc tiếp “LIÊN HỆ GIỮA XÓI LỞ NHANH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI”

THỰC ĐỊA BỔ SUNG ĐẢO PHÚ QUỐC

Kém 1 ngày tròn 1 tháng sau bảo vệ hội đồng cấp chuyên môn, theo góp ý của Hồi đồng, NCS. Lê Hoài Nam cùng thày hướng dẫn trở lại Phú Quốc để tiến hành một số lộ trình bổ sung cho đề tài luận án “Nghiên cứu xói lở bờ biển đảo Phú Quốc trong điều kiện mực nước biển dâng”. Trọng tâm lộ trình bổ sung là kiểm tra bậc thềm biển cao 100 m và lập mặt cắt địa mạo cắt ngang đảo Phú Quốc, ngoài ra tiến hành khảo sát lặp lại một số điểm xói lở bờ biển.

14 giờ ngày 24 tháng 3, tới nhà nghỉ An Dương, thị trấn Dương Đông. Triển khai phân tích bản đồ, ảnh viễn thám, lên lộ trình bổ sung cho đợt khảo sát 5 ngày. 15:30 điểm lộ đầu tiên tại yên ngựa giữa dãy Dương Đông và núi Suối Đá quan sát thềm bậc 5, nơi đang được san lấp mặt bằng để xây dựng khách sạn. Đi về phía tây 500 m quan sát bề mặt thềm 100 m có dạng đỉnh bằng khá rõ. Vách mới san ủi cắt dọc sườn đồi thềm.

Thềm biển bậc 6 (cao 100 m) phía đông đỉnh 199 dãy Dương Đông
Thềm biển bậc 6 (cao 100 m) phía đông đỉnh 199 dãy Dương Đông

Ngày 25 tiến hành xác định các bậc thềm theo tuyến mặt cắt phía bắc núi Khu Tượng (253 m). Một hệ thống bậc thềm hiện diện tại đây từ thềm 2 đến thềm 6. Bề mặt thềm 6 phía bắc núi Khu Tượng cao 100 m, khá bằng phẳng, diện tích tới 300 m2.

Thềm biển bậc 6 cao 100 m, phía bắc núi Khu Tượng (253 m)
Bề mặt thềm biển bậc 6 cao 100 m, phía bắc núi Khu Tượng (253 m)

Ngày 26, khảo sát dọc bờ biển Cửa Cạn, Vũng Bàu và phía nam Bãi Dài. Nhìn chung xói lở vẫn đang tiến triển.

Xói lở bờ biển tại Cửa Cạn
Xói lở bờ biển tại Cửa Cạn
Xói lở bờ biển tại Bãi Dài
Xói lở bờ biển tại Bãi Dài

Đọc tiếp “THỰC ĐỊA BỔ SUNG ĐẢO PHÚ QUỐC”

XÓI LỞ BỜ TÂY CỬA LỘC AN VÀ CÔNG NGHỆ STABIPLAGE

Hà Quang Hải, Nguyễn Ngọc Tuyến, Lê Thị Thu Hiền, Hoàng Thị Phương Chi

I. Giới thiệu

Trong môn học “Quản lý tổng hợp đới bờ” ngoài phần lý thuyết có phần thực tập Môi trường và Tài nguyên đới bờ theo lộ trình Bà Rịa, Vũng Tàu – Bình Thuận. Cửa Lộc An là một trong những điểm để sinh viên quan sát kè mỏ hàn Stabiplage chống xói lở bờ biển. Đây là công nghệ mềm của Cộng hoà Pháp, lần đầu tiên được tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu áp dụng ở Việt Nam. Qua bốn năm dẫn sinh viên (2012 – 2015), chúng tôi nhận thấy bờ tây cửa Lộc An (nơi đặt các mỏ hàn Stabiplage) biến đổi nhanh với xu thế xói lở gia tăng, các mỏ hàn mất dần tác dụng bảo vệ bờ. Tới tháng 12 năm 2015 nhiều mỏ hàn đã bị phá hủy toàn bộ.

Gần đây trên trang web site của Sở KHCN Bà Rịa – Vũng Tàu có bài “Hiện trạng xói, bồi bờ biển khu vực cửa Lộc An, huyện Đất Đỏ”. Bài báo diễn giải khá chi tiết về tiến trình xói lở và bồi tụ khu vực cửa Lộc An, đặc biệt có sự đánh giá sơ bộ về vai trò của Stabiplage trong việc chống xói lở trong giai đoạn đầu (2005 – 2011). Bài báo có đoạn “bờ phía Nam cửa sông thuộc phần nằm trong đất liền (Tính từ thượng nguồn xuống) đang bị xói lở rất mạnh, còn bờ phía bên trái (Phần nằm ngoài biển) lại đang bị bồi rất mạnh và hiện một doi cát dài hàng nghìn mét đang dần dần tiến xuống phía Nam. Hiện tượng vừa xói lở vừa bồi lấp đang gây mất ổn định cho cả khu vực” [1]. Nhận xét này cũng phù hợp với những quan sát của chúng tôi từ những đợt dẫn sinh viên thực tập tại cửa Lộc An.

Trong bài viết này, chúng tôi trình bày rõ hơn về sự biến đổi nhanh chóng bờ tây cửa Lộc An, hiệu quả mỏ hàn Stabiplage trong việc kiểm soát xói lở, nguyên nhân gây xói lở và đề xuất giải pháp kiểm soát xói lở đoạn bờ này.

II. Quan sát xói lở bờ tây cửa Lộc An tại thực địa

Từ năm 2012 đến năm 2015, chúng tôi có 4 đợt thực tập quan sát xói lở tại cửa Lộc An và vai trò của Stabiplage trong việc bảo vệ bờ biển. Dưới đây là những tài liệu ghi nhận tại thực địa.

1) Ngày 30 tháng 11 năm 2012

Stabiplage (viết tắt là S) đặt dọc theo cửa Lộc An – cửa sông Ray (Hình 1, trái) đã xuống cấp, đây có thể là mỏ hàn “tam giác để bảo vệ đoạn bờ sông – biển” được đặt năm 2011 [1].

S.1 đặt vuông góc với bờ tây (bờ biển phía tây) còn khá nguyên vẹn, nằm trên bãi biển cát (Hình 1, phải). Phía đầu S.1 là vách xói lở cao 1,8 m cắt vào cồn cát làm lộ trơ nhiều gốc cây phi lao.

Hình 1. S cửa Lộc An (trái) và S.1 (phải)
Hình 1. S cửa Lộc An (trái) và S.1 (phải)

Lúc này đã có sự xâm thực vào tầng bột, sét màu xám đen chứa nhiều thực vật phân hủy (nguồn gốc đầm lầy) ở khoảng giữa S.1 và S cửa sông (Hình 2, trái). S. 2 phần lớn nằm chìm dưới cát (Hình 2, phải).

Hình 2. Xâm thực vào tầng bột, sét (trái) và S.2 (phải)
Hình 2. Xâm thực vào tầng bột, sét (trái) và S.2 (phải)

Đọc tiếp “XÓI LỞ BỜ TÂY CỬA LỘC AN VÀ CÔNG NGHỆ STABIPLAGE”

ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI ĐẶC ĐIỂM VÙNG VEN BIỂN TẠI ĐBSCL BẰNG DỮ LIỆU LANDSAT VÀ ẢNH GOOGLE EARTH

Hak, K. Nadaoka và A. Collin đã nghiên cứu sự thay đổi đặc điểm tại dải ven biển tỉnh Kiên Giang dựa trên dữ liệu ảnh Landsat và Google Earth. Các kết quả nghiên cứu giải thích sự biến đổi đường bờ, thay đổi lớp phủ trong nhiều năm và ảnh hưởng của hoạt động nhân sinh đến sự thay đổi này.

1. Khu vực nghiên cứu

Khu vực ven biển tỉnh Kiên Giang từ Hòn Đất xuống An Minh  có đường bờ biển dài 113 km và  1.780 km2 đất liền (hình 1). Độ cao trung bình vùng ven biển này tương đối thấp, dao động từ 0.2 – 0.5 m trên mức trung bình của khu vực. Nơi đây có một vành đai rừng ngập mặn mỏng và một hệ thống đê kè rất hạn chế. Chính vì vậy vùng này dễ bị tác động bởi sóng và thủy triều mặc dù chiều cao sóng trung bình (0.3m) và biến đổi thủy triều (0.56m) ở khu vực này không lớn. Những tác động  sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế xã hội chủ yếu là nuôi trồng thủy sản, trồng lúa kết hợp nuôi tôm, trồng mía và các cây trồng khác.

Đọc tiếp “ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI ĐẶC ĐIỂM VÙNG VEN BIỂN TẠI ĐBSCL BẰNG DỮ LIỆU LANDSAT VÀ ẢNH GOOGLE EARTH”