KHAI THÁC NƯỚC NGẦM, SỤT LÚN ĐẤT VÀ MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG Ở CHÂU THỔ MEKONG, VIỆT NAM

Khai thác nước ngầm là nguyên nhân chính gây ra sụt lún đất, quá trình này ở các khu vực ven biển tạo ra mối hiểm họa ngập lụt thường kết hợp với mực nước biển dâng (Sea Level Rise). Tại hạ lưu Châu thổ sông Mekong, hoạt động khai thác nước ngầm gia tăng đáng kể trong vài thập kỉ qua. Từ số lượng giếng rất hạn chế trong những năm 1960, đến nay tại khu vực đã phát triển lên đến hơn một triệu giếng khai thác nước ngầm nhằm phục vụ cho các nhu cầu: sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp. Hầu hết diện tích đất ở đây đều thấp hơn 2 m so với mực nước biển, hoạt động khai thác quá mức đang làm cho mực nước ngầm suy giảm trên diện rộng và gia tăng nguy cơ sụt lún đất.
Đọc tiếp “KHAI THÁC NƯỚC NGẦM, SỤT LÚN ĐẤT VÀ MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG Ở CHÂU THỔ MEKONG, VIỆT NAM”

MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG VÀ SỤT LÚN TRONG CÁC KHU VỰC CHÂU THỔ CỦA VỊNH THÁI LAN

Các nhà khoa học Marc Naeije, Wim Simons  tại Hà Lan và cộng sự đã thực hiện dự án Thailand – EC GEO2TECDI điều tra chuyển động mặt đất theo chiều đứng ở Thái Lan và biến đổi mực nước biển của Vịnh Thái Lan. Điểm chính trong nghiên cứu tại Bangkok gồm 1) vùng đồng bằng ở châu thổ sông với độ cao trung bình gần mực nước biển, 2) đang sụt lún do khai thác nước ngầm, 3) đang trải qua chuyển động hậu địa chấn do động đất cực lớn gần đó, và 4) chịu ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu toàn cầu. Điều này gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho xã hội và nền kinh tế Thái Lan. Đọc tiếp “MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG VÀ SỤT LÚN TRONG CÁC KHU VỰC CHÂU THỔ CỦA VỊNH THÁI LAN”