MỘT SỐ ẢNH SAU CHUYẾN THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CỦA LỚP 13 KMT

Trong số những ảnh dự thi cho chuyến đi thực tập môi trường đồng bằng Sông Cửu Long của các bạn lớp 13 KMT (do thày Tú cung cấp), Địa Môi Trường chọn một số ảnh liên quan đến chủ đề như: địa hình, đất, đá, nước, cảnh quan để mọi người cùng xem và bình luận.

Chỉ có một vị trí “Notch” mà Địa Môi Trường yêu cầu các bạn tìm hiểu trước chuyến đi, hai vị trí khác không biết các bạn có tìm được không ? hoặc tìm được mà không chọn để thi?

Trong 10 ảnh này tôi thích một ảnh vì ý nghĩa lịch sử liên quan đến môn học (mà các bạn đã học). Vậy các bạn thử đoán xem ảnh nào vậy ?.

H. 3_2
H. 3_2
H. 6_1
H. 6_1
H. 6_2
H. 6_2
H. 7_4
H. 7_4
H. 8_3
H. 8_3

Đọc tiếp “MỘT SỐ ẢNH SAU CHUYẾN THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CỦA LỚP 13 KMT”

ĐỊA DI SẢN THẠCH ĐỘNG

Hà Quang Hải, Trần Tuấn Tú, Nguyễn Ngọc Tuyến, Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Thị Phương Thảo
1. Giới thiệu
Thạch Động thuộc xã Mỹ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang là khối núi đá vôi hình tháp cao 91 m so với mực nước biển, đường kính chân núi theo phương 40o là 41 m, chiếm diện tích gần 1.000 m2. Thạch Động nằm ven quốc lộ 80, cách cầu Tô Châu 4 km về phía bắc, cách cửa khẩu Xà Xía 3 km về phía đông nam (Hình 1). Thạch Động có tọa độ như sau:
Địa lý:  Kinh độ Đông:   104o28’24”                 Vĩ độ Bắc:   10o24’48”
UTM:  Zone:   48;    X=   442365;                        Y= 1151158

Hình 1. Vị trí Địa di sản Thạch Động
Hình 1. Vị trí Địa di sản Thạch Động

Thạch Động, nơi có di tích đứt gẫy chờm nghịch đã được mô tả trong các công trình lập bản đồ địa chất [1, 2]. Năm 2009, Nguyễn Đình Hòe coi Thạch Động là “một Thể Địa di sản (Geomark) nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua” [4]. Bài này trình bày những giá trị khoa học và các giá trị bổ sung của Địa di sản Thạch Động. Đọc tiếp “ĐỊA DI SẢN THẠCH ĐỘNG”