KHẢO SÁT CÔNG VIÊN ĐÁ BA CHỒNG ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI

Năm nào cũng dẫn sinh viên đi thực tập Môi trường đại cương ngang qua khu vực Đá Ba Chồng nhưng chưa lần nào dừng lại điểm lộ đá ấn tượng này. Năm nay hướng dẫn bạn Thu chuyên ngành TNTN & MT thực hiện đề tài khóa luận “Tiềm năng Địa du lịch khu vực Định Quán”. Tranh thủ những ngày rảnh rỗi sau tết Bính thân đi hướng dẫn sinh viên Thu khảo sát tại một số vị trí, trọng tâm là khu vực Đá Ba Chồng – Danh thắng cấp quốc gia của tỉnh Đồng Nai.

Đá Ba Chồng
Đá Ba Chồng

Đọc tiếp “KHẢO SÁT CÔNG VIÊN ĐÁ BA CHỒNG ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI”

CÁC GEOSITE VEN BIỂN TỈNH BÌNH THUẬN

Hà Quang Hải, Nguyễn Ngọc Tuyến, Hoàng Thị Phương Chi, Lê Thị Thu Hiền

I. Giới thiệu

Năm 1996, Hội Địa chất Quốc tế (IUGS) bắt đầu triển khai chương trình GEOSITES. Chương trình này nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng địa chất bảo tồn đa dạng địa học: mục tiêu chính là cung cấp một cơ sở dữ liệu cấp vùng hay cấp quốc gia nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên địa chất, một dạng tài nguyên quan trọng phục vụ cho nghiên cứu và giáo dục.

Dải ven biển tỉnh Bình Thuận kéo dài khoảng 150 km có nhiều geosite có giá trị khoa học, giá trị thẩm mỹ, trong đó một số đã trở thành những điểm du lịch, thu hút một lượng du khách trong và ngoài nước đáng kể như Suối Tiên, Bàu Trắng, bãi đá bảy màu Cổ Thạch …Tuy vậy, việc bảo vệ và bảo tồn các geosite chưa được thực hiện, một số geosite đang bị suy thoái do tác động của tự nhiên và con người.

Bài viết này trình bày phân loại sơ bộ geosite, các nghiên cứu chi tiết hơn cần được thực hiện làm cơ sở cho việc bảo tồn nguồn tài nguyên phi sinh quí giá này. Đọc tiếp “CÁC GEOSITE VEN BIỂN TỈNH BÌNH THUẬN”

CẦU THIÊN NHIÊN LÝ SƠN (CỔNG TÒ VÒ LÝ SƠN)

Hà Quang Hải, Phan Hùng Việt

1.Giới thiệu

Các cây Cầu thiên nhiên (Natural bridges) còn được gọi là các vòm đá (Stone arches) là dạng địa hình khác thường hình thành do quá trình xói mòn của sông, biển vào các đá trầm tích phân lớp nằm ngang như cát kết, đá vôi, chúng không hình thành trên các đá biến chất và núi lửa [3].

Trên lãnh thổ Việt Nam, cho đến nay, dạng địa hình này mới được phát hiện một điểm duy nhất tại đảo núi lửa Lý Sơn (cù lao Ré) thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Người dân Lý Sơn gọi cây cầu này là cổng Tò Vò, chúng tôi gọi là Cầu Thiên nhiên Lý Sơn (Ly Son Natural Bridge), có nguồn gốc núi lửa thuộc dạng địa hình hiếm có trên thế giới (Hình 1).

Hình 1. Cổng Tò Vò Lý Sơn
Hình 1. Cổng Tò Vò Lý Sơn

2.Vị trí

Cầu thiên nhiên Lý Sơn nằm trên bãi biển phía bắc, thuộc thôn Tây 1, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; có tọa độ địa lý:

Kinh độ Đông:            09o05’59.92”               Vĩ độ Bắc:15o23’19.69”
UTM:  zone 49            X=   295971                    Y= 1702320

3.Đặc điểm địa mạo

Cầu Thiên nhiên Lý Sơn là dải đá bazan sót nhô trên bãi biển, chiều dài khoảng 20 m, điểm giữa cầu (trung tâm vòm) cao hơn bề mặt mài mòn biển 4,0 m, điểm hẹp nhất của cầu rộng khoảng 2,0 .

Các dạng địa hình (Hình 2)  tại khu vực này gồm:

Tovo_16_09_2009_N
Hình 2. Các bề mặt địa hình khu vực Cầu Thiên nhiên Lý Sơn (Cổng Tò Vò)

– Bãi biển mài mòn – tích tụ hiện đại: Ở phần thấp, sóng biển phá phần lớn các lớp đá bazan dòng chảy tới các lớp cát kết san hô. Ở phần cao, tích tụ phân bố sát chân bậc thềm 1, thành phần chủ yếu là cát, vụn san hô, mảnh khối bazan và cát kết tuf.

– Thềm bậc 1 tích tụ – mài mòn, cao khoảng 2,5 m (so với mực biển trung bình) phân bố thành dải rộng theo chân vách đổ lở phía bắc Giếng Tiền. Vật liệu tích tụ thềm 1 bao gồm hai lớp: trên là cát san hô dày 0,5 m; dưới là cuội sỏi, mảnh vụn san hô, mảnh, khối đá bazan, vụn cát kết tuf dày 1,0-1,5 m phủ trên cát kết san hô (gọi là đá kết) và đá bazan dòng chảy cấu tạo cổng Tò Vò là bề mặt mài mòn có độ cao tương đương thềm 1 (Hình 3).

– Vách biển (cliff) cao 20 – 40 m cắt vào sườn và một phần miệng núi lửa Giếng Tiền để lộ các lớp vật liệu phun nổ gồm cát kết tuf, bột kết tuf chứa các mảnh vụn đá bazan góc cạnh. Các mảnh vụn, khối đá rơi từ vách biển là vật liệu cấu thành thềm bậc 1, nhiều khối đá có kích thước lớn nhô trên mặt thềm tạo nên các tháp đá.

– Miệng núi lửa Giếng Tiền dạng lòng chảo. Gờ phía bắc miệng núi lửa đã bị sập đổ. Các khe nứt xuất hiện trên vách núi là dấu hiệu “nguy cơ” đổ lở của các khối đá trong tương lai.

h_3_na
Hình 3. Thềm 1 mài mòn (cầu Thiên nhiên Lý Sơn)
  1. Đặc điểm địa chất

Mặt cắt địa chất tại khu vực cổng Tò Vò và núi lửa Giếng Tiền từ dưới lên như sau:

  • Cát kết san hô, khung xương san hô gắn kết phân lớp 10 – 20 cm tạo bề mặt mài mòn lộ dọc bãi biển. Các lớp cắm về phía bắc có góc dốc 10 – 15 độ. Bề dày lộ khoảng 1,0 m.
  • Đá bazan mầu đen, ít lỗ rỗng, phân lớp, lộ rải rác thành các khối nhỏ trên bãi biển mài mòn. Quá trình phá hủy của sóng để lộ đá bazan phủ trên các lớp cát kết san hô (Hình 3, 5).
  • Các lớp cát kết tuf, bột kết tuf chứa mảnh đá, khối đá bazan cắm dốc từ miệng núi lửa về xung quanh, càng lên cao các lớp có góc dốc càng lớn (Hình 4).
  • Cát san hô, cuội sỏi, mảnh vụn san hô, mảnh và khối đá bazan, cát kết tuf dày 2,0 m (vật liệu cấu tạo thềm 1).

Hình 4.
Hình 4. Các lớp cát kết, bột kết tuf cắm dốc. Bazan dòng chảy nằm ngang phủ trên cát kết san hô
  1. Sự hình thành Cầu Thiên nhiên Lý Sơn

Cát kết san hô có tuổi tuyệt đối 1.900 ± 86 năm (trung bình 4 mẫu C14)[4]. Bazan dòng chảy từ miệng núi lửa Giếng Tiền chảy xuống địa hình thấp ven biển phía bắc phủ lên cát kết san hô chắc chắn có tuổi trẻ hơn.

Đá bazan gồm hệ thống khe nứt phát triển theo mặt lớp và theo phương thẳng đứng (cắt ngang lớp). Các khe nứt là vị trí xung yếu để sóng phá hủy, tách dần từng khối để hình thành cầu thiên nhiên (Hình 5). Hiện tại, cây cầu này vẫn đang bị phá hủy, nhất là vào thời kỳ giông bão, sóng cao và mạnh.

Tovo_P5
Hình 5. Hệ khe nứt phát triển theo mặt lớp và hệ khe nứt thẳng đứng

Trên bản đồ Địa du lịch cù lao Ré, Cầu Thiên nhiên Lý Sơn (Cổng Tò Vò) có số hiệu 9. Đây là điểm đầu tiên trong chuỗi các điểm thăm quan, tìm hiểu các điểm lý thú về địa chất và địa mạo núi lửa khu vực Giếng Tiền [1].

Đến Lý Sơn, không thể bỏ qua Cầu Thiên nhiên Lý Sơn – Cổng Tò Vò Lý Sơn. Ngoài việc thăm quan, tìm hiểu đặc điểm địa mạo, địa chất núi lửa, và cơ chế hình thành Cầu Thiên nhiên còn có cơ hội ghi lại những hình ảnh với cảnh quan thật ấn tượng của địa điểm này, đặc biệt vào lúc bình minh  và hoàng hôn.

Binh Minh_Ly Son

Hình 6. Bình minh.  Ảnh: Phuong D. Vo [2]

Hoan hon_Ly Son

Hình 7. Hoàng hôn. Ảnh: Yang Maverick [2]

Tài liệu tham khảo

[1]. Hà Quang Hải và nnk. Du lịch đảo núi lửa Lý Sơn (Cù lao Ré – cù lao Bờ Bãi). www.diamoitruong.com

[2]. Đảo Lý Sơn. http://dulichdaolyson.info/nhung-cung-bac-cam-xuc-khi-du-lich-dao-ly-son-2648.html

[3]. A.S. Goudie. 2004, Encyclopedia of Geomorphology. Routledge Ltd.

[4].M.  Korotky et al. 1995. Late  Pleistocene-Holocene  coastal  development  of  islands  off Vietnam. Journal Of  Southeast  Asian Earth Sciences, Vol. 11,  No. 4,  pp.  301-308.

 

 

 

 

ĐỊA DI SẢN THẠCH ĐỘNG

Hà Quang Hải, Trần Tuấn Tú, Nguyễn Ngọc Tuyến, Lê Nguyên Cẩn, Nguyễn Thị Phương Thảo
1. Giới thiệu
Thạch Động thuộc xã Mỹ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang là khối núi đá vôi hình tháp cao 91 m so với mực nước biển, đường kính chân núi theo phương 40o là 41 m, chiếm diện tích gần 1.000 m2. Thạch Động nằm ven quốc lộ 80, cách cầu Tô Châu 4 km về phía bắc, cách cửa khẩu Xà Xía 3 km về phía đông nam (Hình 1). Thạch Động có tọa độ như sau:
Địa lý:  Kinh độ Đông:   104o28’24”                 Vĩ độ Bắc:   10o24’48”
UTM:  Zone:   48;    X=   442365;                        Y= 1151158

Hình 1. Vị trí Địa di sản Thạch Động
Hình 1. Vị trí Địa di sản Thạch Động

Thạch Động, nơi có di tích đứt gẫy chờm nghịch đã được mô tả trong các công trình lập bản đồ địa chất [1, 2]. Năm 2009, Nguyễn Đình Hòe coi Thạch Động là “một Thể Địa di sản (Geomark) nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua” [4]. Bài này trình bày những giá trị khoa học và các giá trị bổ sung của Địa di sản Thạch Động. Đọc tiếp “ĐỊA DI SẢN THẠCH ĐỘNG”

THÔNG BÁO SỐ 3: THỂ LỆ CUỘC THI TRIỂN LÃM “CON NGƯỜI – MÔI TRƯỜNG – TÀI NGUYÊN VÙNG ĐỚI BỜ”

Phần 1: Thể lệ cuộc thi

  • Thời gian tổ chức: 8h30, ngày 06/01/2016
  • Địa điểm: Phòng F200, Cơ sở Nguyễn Văn Cừ, ĐH KHTN
  • Các nội dung trong cuộc thi bao gồm:
STT Nội dung

Hình thức

(Cá nhân hoặc theo nhóm)

1 Ảnh

(kèm lời bình, tên ảnh, tên tác giả)

– Ảnh phóng sự chuyến đi

– Ảnh giới thiệu về con người, môi trường, tài nguyên đới bờ

2 Bài viết – Cảm nhận về chuyến đi

– Giới thiệu về một/ một số địa điểm trong tuyến hành trình

– Giới thiệu về chuyến đi theo chủ đề: Du lịch, Tài nguyên KS…, con người, đặc điểm địa học, văn hóa, tâm linh…

– Viết dưới dạng báo tường hay poster in trên khổ A1 – A0, có hình ảnh minh họa sinh động

3 Video Clip – Nội dung giống mục “Bài viết”

– Có thuyết minh, lồng tiếng

– Dài không quá 3 phút

4 Mô hình Mô hình từ sỏi, cuội, khoáng sản, cát, thực vật…….

Vd: Tranh cát (trắng, đỏ, vàng) – làm trong chai lọ, mặt giấy……

+ Tranh từ thực vật ( hoa, lá ép khô xếp thành tranh)

+ Khung tranh

+ Mô hình phối hợp nhiều vật liệu

+ Mô hình giấy: vẻ đẹp điểm khảo sát trong hành trình

 Đối với nội dung số 1 (thi ảnh):

Sinh viên sẽ nộp ảnh để chấm vòng loại cho lớp trưởng chuyên ngành. Ảnh nộp theo nhóm. Các lớp trưởng sẽ thu và gửi cô Tuyến vào 16h30 ngày 31/12/2015 tại phòng C34.

Lưu ý: Ảnh nộp phải có tên tác phẩm, tác giả

Phần 2: Nộp báo cáo thực địa  

Các nhóm sẽ nộp báo cáo thực địa vào ngày 06/01/2016. Nội dung báo cáo tập trung mô tả điểm khảo sát đã phân công cho từng nhóm (ghi rõ trong thông báo số 2).

Thay mặt BTC

   Ngọc Tuyến

 

THÔNG BÁO SỐ 2: THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN ĐỚI BỜ (VŨNG TÀU – BÌNH THUẬN)

I/ NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI CÁC ĐIỂM KHẢO SÁT

Điểm khảo sát

Thực địa

Sản phẩm

Cửa Lộc An Tất cả các nhóm

–  Đo vẽ bình đồ cửa Lộc An (địa bàn, thước dây): lấy tọa độ X, Y, đo theo hướng đường bờ, và hướng STA

–  Điều tra người dân về hiệu quả công trình Stabiplage, trước và sau khi đặt

–  Điều tra ảnh hưởng của xói bồi đến hoạt động KT-XH

Nhóm 2_GIS

– Điều tra kiểm chứng theo ảnh đã thu thập, đã giải đoán ở các thời kỳ (N2_GIS)

 

Tất cả các nhóm

–   Bình đồ

–   Điều tra, đo vẽ, mô tả hiện trạng: mô tả chi tiết các Stabiplage

–   Điều tra ảnh hưởng

Nhóm phụ trách chính

–   Phân tích biến động cửa sông theo thời gian. (trước, sau khi có Sta, các giai đoạn đạt Sta khác nhau): Kết quả biến đổi từ ảnh, kết quả khảo sát thực địa

–   Nguyên nhân sự dịch chuyển cửa sông, giải pháp chống xói lở hiệu quả

Mỏ cát thuỷ tinh Tất cả các nhóm

–   Đo vẽ, bình đồ, mặt cắt

–   Điều tra, mô tả

Nhóm 1_tài nguyên (T.T.Hoa)

–   Xác định trữ lượng

–   Lấy mẫu cát, ghi nhận cỡ hạt, màu sắc

Tất cả các nhóm

–   Bình đồ

–   Điều tra, đo vẽ, mô tả hiện trạng

Nhóm tài nguyên

–   Trữ lượng mỏ cát thuỷ tinh

–   Ghi nhận về màu sắc, kích thước hạt

Suối nước nóng Bình Châu Tất cả các nhóm

–   Đo vẽ, bình đồ, vị trí và nhiệt độ các hồ nước nóng

Nhóm 2_Tài nguyên (Thu Thuỷ)

–   Giải thích cơ chế hình thành suối nước nóng Bình Châu

Tất cả các nhóm

–   Bình đồ và thông tin các hồ nước nóng

Nhóm tài nguyên

–   Thành phần hoá học và nhiệt độ nước

–   Đặc điểm địa chất và sự hình thành suối

–   Hoạt động du lịch tại đây

Cảng cá Lagi Tất cả các nhóm

–   Đo vẽ bình đồ hệ thống kè luồng tại Lagi

–   Ghi nhận các vấn đề môi trường

Nhóm 1_Biển (Thảo Ly)

–   Xây dựng bản đồ hiện trạng môi trường

–   Khảo sát người dân về hiện trạng xói lở khu vực xung quanh

–   Đo hướng sóng

Tất cả các nhóm

–   Bình đồ hệ thống kè luồng

–   Nhận xét về tình trạng môi trường tại khu vực khảo sát

Nhóm Biển

–   Xây dựng bản đồ hiện trạng môi trường

–   Ghi nhận hướng sóng

 

Mũi Kê Gà Tất cả các nhóm

– Khảo sát hiện trạng MT trên 4 khu vực: các hợp phần MT: đất, nước, CTR, đặc điểm KT-XH

– Xác định hiệu quả của kè

– Khả năng phục hồi của khu du lịch bỏ hoang

Nhóm 1_Khoa học (Cẩm Tú)

–         Xác định diện tích công viên đá Kê Gà

–         Phân vùng công viên theo đặc điểm tự nhiên

–         Bãi đá nối đảo: cột đá bị tác động gì? Lưu ý gì trong an toàn? Đo khe nứt, chọn vị trí thực tập, đo góc dốc mặt khe nứt, phương, rộng dài…

–         Ra đảo khảo sát hiện trạng

Tất cả các nhóm

– Bảng mô tả các phân khu trong CV đá hoa cương Kê Gà

Nhóm khoa học

–  Xác định diện tích công viên đá Kê Gà

–  Phân vùng công viên theo đặc điểm tự nhiên

– Đánh giá các giá trị khoa học và bổ sung để phục vụ phát triển du lịch

 

Suối Tiên Tất cả các nhóm

–  Đo, vẽ mặt cắt suối tiên: chiều rộng các đoạn suối, chiều cao vách, mô tả (10 nhóm) Thước chữ T

Nhóm Khoa học, Nhóm GIS, Nhóm tài nguyên

– Nhóm 3_GIS: dựng mô hình, vẽ bình đồ

Nhóm 2_Khoa học (Thanh Ngân) + Nhóm 3_KH (Phượng Toàn): 2 nhóm mô tả các phân khu

–         Khu vực giả Karst: các hiện tượng suy thoái/ tác động à bảo tồn

–         Khu vực mặt cắt địa tầng, xác định vị trí trong tài liệu Murray: chụp hình, xác định chiều cao từng tầng, vẽ lại mặt cắt dọc (đọc tài liệu trước khi làm)

–         Khu vực có các delta, đụn cát sơ sinh: chấm điểm, đo vẽ, giải thích cơ chế hình thành

–         Khu vực thác: Đo, mô tả điều kiện xung quanh.

–         Đo mực nước dọc suối. Hỏi người dân về chế độ nước/ mùa khô, mùa mưa

–         Đồi cát đỏ:  xác định viewpoint theo từng thời điểm (sáng/ chiều), theo hướng (biển/ đồi/ suối), mô tả

–         Đồi cát trắng: xác định viewpoint theo từng thời điểm (sáng/ chiều), theo hướng (biển/ đồi/ suối), mô tả

–  3 nhóm tài nguyên: Lấy 2 kg mẫu, đãi mẫu xác định khoáng sản chính trong cát đỏ (tài nguyên)

Tất cả các nhóm

–   Mặt cắt suối tiên:, chiều rộng các đoạn suối, chiều cao vách, mô tả (10 nhóm)

–   Mô hình suối tiên thu nhỏ

–   Đánh giá các giá trị khoa học và bổ sung để phục vụ phát triển du lịch., xác định khoáng sản chính trong cát đỏ, đánh giá những yếu tố gây suy giảm chất lượng geosite, giải pháp bảo tồn

Nhóm nhóm GIS:

– Mô Hình, bình đồ

Khoa học:

– Bản mô tả chi tiết các phân khu

Tài nguyên thiên nhiên:

– Thành phần khoáng sản trong cát đỏ

Bàu Trắng Tất cả các nhóm

– Quan sát sự biến đổi của các đồi cát

– Các ảnh hưởng kinh tế xã hội

Nhóm 4_GIS:

–         Mô tả đặc điểm hình thái cồn cát,

–         Xác định hướng kéo dài cồn cát, hướng gió thổi

–         Đo vẽ một số cồn cát (mặt cắt)

Nhóm 4_Khoa học (Diễm Trinh)

–         Điều tra hiện trạng môi trường và sự biến đổi của cồn cát ở Bàu Trắng

–         Xác định đặc điểm hình thái cồn cát tại Bàu Trắng, nguyên nhân hình thành, sự biến đổi theo thời gian, không gian, giá trị chức năng và khoa học của Bàu Trắng.

–         Tìm hiểu sự hình thành hồ nước ngọt Bàu Trắng

Tất cả các nhóm

–   Mô tả hiện trạng môi trường

–   Hoạt động du lịch

Nhóm GIS

–   Mô hình DEM

–   Xác định đặc điểm hình thái cồn cát tại Bàu Trắng, nguyên nhân hình thành, sự biến đổi theo thời gian, không gian, giá trị chức năng và khoa học của Bàu Trắng.

–   Tìm hiểu sự hình thành hồ nước ngọt Bàu Trắng, tính biến động theo thời gian.

Nhóm khoa học

–   Xác định đặc điểm hình thái cồn cát tại Bàu Trắng, nguyên nhân hình thành, sự biến đổi theo thời gian, không gian, giá trị chức năng và khoa học của Bàu Trắng.

–   Tìm hiểu sự hình thành hồ nước ngọt Bàu Trắng, tính biến động theo thời gian.

Canyon Bình Thuận Tất cả các nhóm

– Điều tra hiện trạng môi trường

– Sự phát sinh của điểm này

– Vẽ 2 mặt cắt/mỗi nhóm

Nhóm 5_GIS

–  Vẽ mặt cắt (mỗi nhánh 3 mặt cắt)

–  Đo, vẽ mạng xâm thực (chiều dài, chiều rộng, chiều sâu )

–  Lập mô hình

–  Đo chiều cao theo vị trí toạ độ

Tất cả các nhóm

– Vẽ 2 mặt cắt/mỗi nhóm

– Mô tả hiện trạng, nguyên nhân hình thành

Nhóm GIS

–   Giải thích nguyên nhân hình thành, đề xuất giải pháp xử lý

–   Bản đồ biến đổi mạng theo thời gian, mặt cắt

–   Tính toán lượng mưa của các lưu vực chảy vào mạng xâm thực

–   Lập DEM

Gành Son Tất cả các nhóm

–   Vẽ mặt cắt

–   Ghi nhận các vấn đề môi trường

Nhóm 2_Biển (P.T.Tuyết)

Tổng hợp viết báo cáo, phát triển du lịch ở Gành Son

Tất cả các nhóm

–   Vẽ Mặt cắt, xác định độ cao và ranh giới của cát trắng, cát vàng, cát đỏ

–   Hiện trạng môi trường của khu vực

Nhóm Biển

– Tổng hợp viết báo cáo

Điện gió Tất cả các nhóm

–   Chụp ảnh

–   Ghi nhận tình trạng hoạt động các tuabin

–   Điều tra hiện trạng môi trường

Nhóm 3_Biển (Ng Thanh Hiền)

– Tổng hợp

Tất cả các nhóm

– Đặc điểm địa hình, khí hậu phù hợp phát triển năng lượng điện gió Bình Thuận

– Thông tin về số lượng, công suất, thông số kỹ thuật các tua-bin

– Hiện trạng hoạt động nhà máy điện gió Bình Thuận

– Hình ảnh thực địa

Nhóm Biển

– Tổng hợp viết báo cáo

Bãi đá 7 màu Tất cả các nhóm

–   Đo vẽ mặt cắt ngang bãi đá 7 màu, xác định chiều dài bãi đá

–   Xác định thành phần, kích thước, màu sắc cuội (100 viên đá)

Nhóm 3_Tài nguyên (Quỳnh Như), Nhóm 1_GIS

–   Khảo sát 2 mũi đá (Nhóm nam: đi mở rộng khu vực khảo sát)

– Tổng hợp viết báo cáo

Tất cả các nhóm

–   Mặt cắt ngang bãi đá 7 màu, xác định chiều dài bãi đá

–   Bảng thống kê thành phần, kích thước, màu sắc cuội (100 viên đá)

Nhóm GIS

–   Bản đồ DEM, bản đồ quy hoạch

–   Đánh giá khối lượng, đo vẽ mặt cắt ngang bãi đá 7 màu, xác định thành phần, kích thước, màu sắc cuội. Giải thích sự hình thành bãi cuội bảy màu. Đánh giá các giá trị khoa học và bổ sung để phục vụ phát triển du lịch

Nhóm tài nguyên

–   Đánh giá khối lượng, đo vẽ mặt cắt ngang bãi đá 7 màu, xác định thành phần, kích thước, màu sắc cuội. Giải thích sự hình thành bãi cuội bảy màu. Đánh giá các giá trị khoa học và bổ sung để phục vụ phát triển du lịch

Link file: Nội dung học tập tại các điểm khảo sát
Đọc tiếp “THÔNG BÁO SỐ 2: THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN ĐỚI BỜ (VŨNG TÀU – BÌNH THUẬN)”

LỘ TRÌNH THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN ĐỚI BỜ (VŨNG TÀU – BÌNH THUẬN) QUA HÌNH ẢNH

Điểm 1: Cửa sông Lộc An

Đo vẽ bình đồ cửa Lộc An, giải thích sự biến động cửa sông theo thời gian, nguyên nhân sự dịch chuyển cửa sông, giải pháp chống xói lở hiệu quả.

Loc An 1
Khảo sát hiện trạng xói lở tại Lộc An

Đọc tiếp “LỘ TRÌNH THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN ĐỚI BỜ (VŨNG TÀU – BÌNH THUẬN) QUA HÌNH ẢNH”

Bình minh trên biển cù lao Ré

DU LỊCH ĐẢO NÚI LỬA LÝ SƠN (CÙ LAO RÉ-CÙ LAO BỜ BÃI)

Tác giả: Hà Quang Hải, Trần Tuấn Tú, Phan Hùng Việt, Trương Thị Kiều Thu
Giới thiệu

Huyện Lý Sơn nằm phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, gồm Cù lao Ré (đảo lớn) và cù lao Bờ Bãi (đảo nhỏ) có tổng diện tích khoảng 10 km2. Từ cảng Sa Kỳ theo tàu đi khoảng 25 km sẽ tới Cù Lao Ré, đi tiếp 5, 5 km về phía bắc là cù lao Bờ Bãi (Hình 1).

Cù lao Ré và cù lao Bờ Bãi là sản phẩm của hoạt động núi lửa. Năm 2005, những giá trị về thắng cảnh, địa chất và địa mạo của hai hòn đảo này đã được Lê Đức An xếp vào di sản thiên nhiên hiếm có và đề nghị là danh thắng địa mạo – địa chất cấp Quốc gia [1]. Năm 2013, Lê Đức An và nnk đề nghị nghiên cứu để nâng di sản này lên cấp Quốc tế [2].

Công việc xử lý, giải đoán ảnh viễn thám và khảo sát thực địa kiểm tra đã bổ sung cho các kết quả nghiên cứu trước đây [1], đồng thời cho thấy các núi lửa đảo Lý Sơn thuộc kiểu nón xỉ, các lớp cát kết, bột kết tuf chứa mảnh đá bazan là vật liệu cấu trúc sườn nón trong quá trình thành tạo [3].

Bài này giới thiệu các đặc điểm lý thú về cảnh quan, địa chất, địa mạo đảo Lý Sơn, giúp du khách tiếp cận cho các mục đích giải trí, nghiên cứu và giảng dạy về khoa học trái đất, môi trường và nhất là tìm hiểu về hoạt động núi lửa. Đọc tiếp “DU LỊCH ĐẢO NÚI LỬA LÝ SƠN (CÙ LAO RÉ-CÙ LAO BỜ BÃI)”