LIÊN HỆ GIỮA XÓI LỞ NHANH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI

Edward J. Anthony *, Guillaume Brunier *, Manon Besset *, Marc Goichot **, Philippe Dussouillez *& Van Lap Nguyen ***

Đại học Aix-Marseille, CEREGE UMR 34, 13545 Aix en Provence, France, Institut Universitaire de France;

**Trưởng quản lý Chương trình thủy điện bền vững và lưu vực sông, WWF – Greater Mekong, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam;

*** Phân viện Địa Lý tại TP. Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), Số 01 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam;

Liên hệ người chịu trách nhiệm chính Edward J. Anthony (email:anthony@cerege.fr)

Bài đăng tại http://www.nature.com/scientificreports

Tiếp nhận: 12-05-2015
Phê duyệt: 04-09-2015
Công bố : 08-10-2015

Trong khi dư luận quốc tế đang ngày càng quan tâm đến sự sống còn của các đồng bằng, thì Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng bằng lớn thứ ba trên thế giới, với dân số đông đúc, được xem như vùng sản xuất lương thực quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á và là nơi tập trung đa dạng sinh học quy mô thế giới đang ngày càng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người và đang xuất hiện hiện tượng sụt lún và xói lở bờ biển. Ở thượng nguồn sông Mê Kông, đã có khá nhiều đập thủy điện được xây dựng và nhiều đập thủy điện khác đang nằm quy hoạch. Từ ảnh vệ tinh SPOT 5 có độ phân giải cao, chúng tôi đã định lượng được sự xói lở bờ biển và mất đất trên quy mô lớn trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến 2012, và sự ảnh hưởng đang diễn ra đối với hơn 50% của 600 km chiều dài bờ biển vốn đã và đang bị xâm thực mạnh mẽ. Hiện tượng xói lở xảy ra, mặc dù không có ghi nhận nào về sự thay đổi lưu lượng trên sông cũng như các điều kiện về sóng và gió trong thời gian nêu trên, được cho là có liên quan đến (1) Sự suy giảm đáng kể trầm tích lơ lửng từ sông Mê Kông đến vùng ven bờ biển và sự suy giảm này có thể có mối liên hệ với việc các đập giữ lại trầm tích, (2) Hoạt động khai thác cát vì mục đích thương mại trên quy mô lớn trên sông và dọc các kênh rạch ở vùng đồng bằng, và (3) Lún đất do khai thác nước ngầm. Sự xói lở bờ biển đã là nguyên nhân gây ra sự di dân ở vùng ven biển. Đây chính là mối hiểm họa khác nữa đối với sự toàn vẹn của vùng đồng bằng rộng lớn này của châu Á, giờ đây còn được xem là đặc biệt dễ bị tổn thương do hiện tượng sụt lún gia tăng, nước biển dâng, và tình trạng này trong tương lai sẽ nghiêm trọng hơn do các đập thủy điện.

Các vùng đồng bằng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn trầm tích ổn định để duy trì đường bờ biển và bù lún. Vì lượng trầm tích trên sông ngày càng thiếu hụt do bị giữ lại sau các các đập thủy điện, nhiều đồng bằng trên thế giới đang phải đối mặt với hiện tượng lún và xói lở nhanh hơn, mất đất trên diện rộng và dễ bị tác động hơn bởi lũ lụt và nước biển dâng [1, 2].Tính dễ bị tổn thương tăng lên gây nên các hậu quả về các mặt chính trị, kinh tế và môi trường cho nhiều vùng đồng bằng trên thế giới, và đòi hỏi các nỗ lực quốc tế trong việc phối hợp nghiên cứu và hoạch định chính sách hướng tới việc duy trì và phục hồi các vùng đồng bằng bền vững [3, 4]. Một thí dụ, các mối quan ngại trên đã được thể hiện, khi Hội đồng khoa học Quốc tế (ICSU) phê chuẩn sáng kiến ―Đồng bằng Bền vững 2015. Hình thành muộn hơn gần một thế kỷ so với các đồng bằng lớn khác ở Châu Á, Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với thách thức lớn về tính bền vững của nó khi trở nên dễ bị tổn thương bởi tình trạng xói lở, nước biển dâng và lũ lụt từ hậu quả của việc xây dựng các đập thủy điện vào những thập niên 70 và 80. Lưu vực ĐBSCL (hình 1) nằm trên lãnh thổ của 6 quốc gia, là lưu vực sông có diện tích lớn thứ 12 trên thế giới. Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng lớn thứ 3 trên thế giới [6], là nơi định cư của gần 20 triệu dân [7], có vai trò rất quan trọng đến an ninh lương thực của khu vực Đông Nam Á, cung cấp 50% sản lượng lương thực của Việt Nam [8]. Đặc biệt, Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp 90% sản lượng lúa xuất khẩu nhờ đó Việt nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới, cung cấp 60% thủy sản xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ đô la. Ngoài ra Đồng bằng sông Cửu Long là một khu vực phát triển năng động về nông nghiệp nói chung và chăn nuôi gia súc nói riêng [8]. Bên cạnh đó, vùng hạ lưu sông cũng là nơi có mức độ đa dạng sinh học về cá trên một đơn vị diện tích cao hơn so với bất kỳ lưu vực sông lớn nào trên thế giới, về mức độ đa dạng chung chỉ đứng sau sông Amazon [9].

hinh-1

Đọc tiếp “LIÊN HỆ GIỮA XÓI LỞ NHANH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI”

BIẾN ĐỔI ĐỊA HÌNH KHU VỰC PHÚ MỸ HƯNG, TP.HCM DO ĐÔ THỊ HÓA

Tác giả: Nguyễn Thị Thắm

Trên cơ sở áp dụng các kỹ thuật xử lý bản đồ, ảnh viễn thám (Google Earth) và GIS, tác giả đã tính toán sự biến đổi diện tích của ba đối tượng: khu dân cư, đầm lầy trũng (vùng chứa nước mưa và nước thủy triều), và kênh rạch khu vực Phú Mỹ Hưng (16 km2), các năm 1990, 2001 và 2012 (Hình 1).

 1a  1b  1c

1a                                                       1b                                                             1c

Hình 1:  Bản đồ sử dụng đất năm 1990 (1a), 2001 (1b), 2012 (1c) Đọc tiếp “BIẾN ĐỔI ĐỊA HÌNH KHU VỰC PHÚ MỸ HƯNG, TP.HCM DO ĐÔ THỊ HÓA”