LIÊN HỆ GIỮA XÓI LỞ NHANH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI

Edward J. Anthony *, Guillaume Brunier *, Manon Besset *, Marc Goichot **, Philippe Dussouillez *& Van Lap Nguyen ***

Đại học Aix-Marseille, CEREGE UMR 34, 13545 Aix en Provence, France, Institut Universitaire de France;

**Trưởng quản lý Chương trình thủy điện bền vững và lưu vực sông, WWF – Greater Mekong, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam;

*** Phân viện Địa Lý tại TP. Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), Số 01 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam;

Liên hệ người chịu trách nhiệm chính Edward J. Anthony (email:anthony@cerege.fr)

Bài đăng tại http://www.nature.com/scientificreports

Tiếp nhận: 12-05-2015
Phê duyệt: 04-09-2015
Công bố : 08-10-2015

Trong khi dư luận quốc tế đang ngày càng quan tâm đến sự sống còn của các đồng bằng, thì Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng bằng lớn thứ ba trên thế giới, với dân số đông đúc, được xem như vùng sản xuất lương thực quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á và là nơi tập trung đa dạng sinh học quy mô thế giới đang ngày càng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người và đang xuất hiện hiện tượng sụt lún và xói lở bờ biển. Ở thượng nguồn sông Mê Kông, đã có khá nhiều đập thủy điện được xây dựng và nhiều đập thủy điện khác đang nằm quy hoạch. Từ ảnh vệ tinh SPOT 5 có độ phân giải cao, chúng tôi đã định lượng được sự xói lở bờ biển và mất đất trên quy mô lớn trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến 2012, và sự ảnh hưởng đang diễn ra đối với hơn 50% của 600 km chiều dài bờ biển vốn đã và đang bị xâm thực mạnh mẽ. Hiện tượng xói lở xảy ra, mặc dù không có ghi nhận nào về sự thay đổi lưu lượng trên sông cũng như các điều kiện về sóng và gió trong thời gian nêu trên, được cho là có liên quan đến (1) Sự suy giảm đáng kể trầm tích lơ lửng từ sông Mê Kông đến vùng ven bờ biển và sự suy giảm này có thể có mối liên hệ với việc các đập giữ lại trầm tích, (2) Hoạt động khai thác cát vì mục đích thương mại trên quy mô lớn trên sông và dọc các kênh rạch ở vùng đồng bằng, và (3) Lún đất do khai thác nước ngầm. Sự xói lở bờ biển đã là nguyên nhân gây ra sự di dân ở vùng ven biển. Đây chính là mối hiểm họa khác nữa đối với sự toàn vẹn của vùng đồng bằng rộng lớn này của châu Á, giờ đây còn được xem là đặc biệt dễ bị tổn thương do hiện tượng sụt lún gia tăng, nước biển dâng, và tình trạng này trong tương lai sẽ nghiêm trọng hơn do các đập thủy điện.

Các vùng đồng bằng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn trầm tích ổn định để duy trì đường bờ biển và bù lún. Vì lượng trầm tích trên sông ngày càng thiếu hụt do bị giữ lại sau các các đập thủy điện, nhiều đồng bằng trên thế giới đang phải đối mặt với hiện tượng lún và xói lở nhanh hơn, mất đất trên diện rộng và dễ bị tác động hơn bởi lũ lụt và nước biển dâng [1, 2].Tính dễ bị tổn thương tăng lên gây nên các hậu quả về các mặt chính trị, kinh tế và môi trường cho nhiều vùng đồng bằng trên thế giới, và đòi hỏi các nỗ lực quốc tế trong việc phối hợp nghiên cứu và hoạch định chính sách hướng tới việc duy trì và phục hồi các vùng đồng bằng bền vững [3, 4]. Một thí dụ, các mối quan ngại trên đã được thể hiện, khi Hội đồng khoa học Quốc tế (ICSU) phê chuẩn sáng kiến ―Đồng bằng Bền vững 2015. Hình thành muộn hơn gần một thế kỷ so với các đồng bằng lớn khác ở Châu Á, Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với thách thức lớn về tính bền vững của nó khi trở nên dễ bị tổn thương bởi tình trạng xói lở, nước biển dâng và lũ lụt từ hậu quả của việc xây dựng các đập thủy điện vào những thập niên 70 và 80. Lưu vực ĐBSCL (hình 1) nằm trên lãnh thổ của 6 quốc gia, là lưu vực sông có diện tích lớn thứ 12 trên thế giới. Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng lớn thứ 3 trên thế giới [6], là nơi định cư của gần 20 triệu dân [7], có vai trò rất quan trọng đến an ninh lương thực của khu vực Đông Nam Á, cung cấp 50% sản lượng lương thực của Việt Nam [8]. Đặc biệt, Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp 90% sản lượng lúa xuất khẩu nhờ đó Việt nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới, cung cấp 60% thủy sản xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ đô la. Ngoài ra Đồng bằng sông Cửu Long là một khu vực phát triển năng động về nông nghiệp nói chung và chăn nuôi gia súc nói riêng [8]. Bên cạnh đó, vùng hạ lưu sông cũng là nơi có mức độ đa dạng sinh học về cá trên một đơn vị diện tích cao hơn so với bất kỳ lưu vực sông lớn nào trên thế giới, về mức độ đa dạng chung chỉ đứng sau sông Amazon [9].

hinh-1

Đọc tiếp “LIÊN HỆ GIỮA XÓI LỞ NHANH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI”

MỘT SỐ ẢNH SAU CHUYẾN THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CỦA LỚP 13 KMT

Trong số những ảnh dự thi cho chuyến đi thực tập môi trường đồng bằng Sông Cửu Long của các bạn lớp 13 KMT (do thày Tú cung cấp), Địa Môi Trường chọn một số ảnh liên quan đến chủ đề như: địa hình, đất, đá, nước, cảnh quan để mọi người cùng xem và bình luận.

Chỉ có một vị trí “Notch” mà Địa Môi Trường yêu cầu các bạn tìm hiểu trước chuyến đi, hai vị trí khác không biết các bạn có tìm được không ? hoặc tìm được mà không chọn để thi?

Trong 10 ảnh này tôi thích một ảnh vì ý nghĩa lịch sử liên quan đến môn học (mà các bạn đã học). Vậy các bạn thử đoán xem ảnh nào vậy ?.

H. 3_2
H. 3_2
H. 6_1
H. 6_1
H. 6_2
H. 6_2
H. 7_4
H. 7_4
H. 8_3
H. 8_3

Đọc tiếp “MỘT SỐ ẢNH SAU CHUYẾN THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CỦA LỚP 13 KMT”

ĐỊA LÝ KHAI THÁC CÁT VÀ SỎI Ở HẠ LƯU SÔNG MÊ CÔNG – Khảo sát và đánh giá tác động đầu tiên

Jean-Paul Bravard, Marc Goichot et Stéphane Gaillot

Giới thiệu

Các dòng sông cung cấp cát và sỏi để xây dựng cơ sở hạ tầng, các tòa nhà, nâng cao nền đất tại các khu vực ngập lụt, tạo các con đê ngăn lũ…Nguồn tài nguyên giá rẻ này có nhiều công dụng và nhu cầu sử dụng đang gia tăng nhanh chóng. Khai thác cát, sỏi lòng sông đã phát triển vào cuối những năm 1800 ở các nước công nghiệp để xây dựng đường và làm bê tông. Cát, sỏi có giá trị đặc biệt ở những nơi mặt bằng xây dựng thấp, cấu tạo bởi bùn và sét như trường hợp ở hạ lưu sông Mê Công.

Khai thác cát sỏi lòng sông có tác động đặc biệt mạnh đến động lực học và hệ sinh thái sông. Các nước châu Âu đã trải qua những tác động bất lợi từ việc khai thác cát và sỏi vào đầu những năm 1950, đặc biệt là ở miền bắc Italia, nơi khai thác quy mô lớn để mở rộng mạng lưới đường cao tốc. Tại Pháp, các tác động do khai thác cát và sỏi được xem là bất lợi vào cuối những năm 1970, không bền vững vào những năm 1980 và cuối cùng khai thác cát lòng sông đã bị cấm vào đầu những năm 1990.

Hiện tượng phổ biến liên quan đến khai thác cát và sỏi là sự khoét sâu lòng sông. Các giải pháp cho hiện tượng này đã được nghiên cứu rộng rãi dựa trên sự phục hồi cân bằng trầm tích. Các quy định khai thác cát và sỏi lòng sông đã được soạn thảo và thực thi ở các nước công nghiệp phát triển, nhưng chưa được thực hiện trong các nền kinh tế phát triển nhanh ở khu vực Đông Nam Á.

Khai thác cát và sỏi quy mô lớn bắt đầu trong những năm 1990 dọc theo hạ lưu Mê Công để cải tạo các vùng đất ngập nước và gia cố bờ sông, đặc biệt khu vực xung quanh Phnom Penh. Xói mòn đã trở nên nghiêm trọng ở châu thổ Mê Công. Xói mòn quy mô lớn này có thể do các yếu tố khác nhau bao gồm các tác động của chuỗi đập Lan Thương và các đập trên các phụ lưu, sự kiểm soát xói mòn đất nông nghiệp tốt hơn và trồng rừng được cải thiện, biến đổi khí hậu và tất nhiên là hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông.

Đánh giá này nhằm cung cấp định lượng ban đầu về khối lượng cát và sỏi khai thác từ ​​sông Mê Công, xác định các vị trí và xu thế khai thác. Kết quả cho thấy việc khai thác cát đóng một vai trò quan trọng trong quĩ trầm tích sông Mê Công và hoạt động này có thể là một trong những nguyên nhân gây xói lở bờ biển châu thổ.

Đọc tiếp “ĐỊA LÝ KHAI THÁC CÁT VÀ SỎI Ở HẠ LƯU SÔNG MÊ CÔNG – Khảo sát và đánh giá tác động đầu tiên”

NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỊA MẠO ĐƯỢC THẤY TRƯỚC TỪ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ĐẬP TRÊN LƯU VỰC SÔNG MÊ CÔNG

Zan K. Rubin, George Mathias Kondolf & Paul A. Carling

Mê Công là con sông lớn thứ ba Châu Á và thứ 11 trên thế giới. Phần thượng lưu thuộc lãnh thổ Trung Quốc còn có tên gọi là sông Lan Thương (Lancang river). Hạ lưu sông Mê Công gồm Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Với tiềm năng thuỷ điện to lớn, các hoạt động xây dựng đập trên lưu vực sông Mê Công đang được xúc tiến và mở rộng nhanh chóng. Chỉ tính riêng trên sông Lan Thương thuộc Trung Quốc, đã có đến 7 con đập đã hoặc đang được xây dựng trên dòng chính. Phần hạ lưu, 38 đập phụ lưu chắc chắn được xây dựng, cộng thêm 95 đập khác đang lên kế hoạch xây dựng trên cả phụ lưu và dòng chính (hình 1).

Tải lượng trầm tích lơ lửng trung bình của toàn sông Mê Công ước tính là 160 triệu tấn/năm, một nửa trong số này được tạo ra từ 20% thượng lưu thuộc sông Lan Thương, Trung Quốc. Khi 7 đập trên dòng Lan Thương hoàn tất, khoảng 83% lượng trầm tích của thượng lưu vực trên sẽ bị giữ lại. Gần một nửa tải lượng trầm tích tự nhiên của Mê Công sẽ bị bẫy lại tại các hồ chứa trên dòng Lan Thương. Do đó, khả năng các con đập sẽ làm thay đổi tải lượng trầm tích sông Mê Công và thay đổi đặc điểm hình thái dòng chảy và đồng bằng hạ lưu là một vấn đề rất cấp bách. Hiện có khoảng 20 triệu người sinh sống trên đồng bằng cùng với hoạt động kinh tế của họ sẽ gặp rủi ro do sụt lún, lũ lụt gia tăng và những biến động khác trên đồng bằng.

 Hinh 1_Mekong dams

Hình 1: Vị trí các đập trên lưu vực sông Mê Công (Zan Rubin và ctv, 2014)

Các nhà khoa học gồm: Zan Rubin, George Mathias Kondolf, Paul Carling thuộc Đại Học California, Berkeley, Mỹ và Đại học Road, Southampton, Anh đã tiến hành đánh giá địa mạo dòng chảy Mê Công dựa trên các mô hình bẫy trầm tích (models of sediment trapping) trong các hồ chứa nhằm dự báo các biến động địa mạo trên lưu vực. Kết quả nghiên cứu được đăng tại “International Journal of River Basin Management” ngày 11/12/2014.

Đọc tiếp “NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỊA MẠO ĐƯỢC THẤY TRƯỚC TỪ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ĐẬP TRÊN LƯU VỰC SÔNG MÊ CÔNG”

KHAI THÁC NƯỚC NGẦM, SỤT LÚN ĐẤT VÀ MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG Ở CHÂU THỔ MEKONG, VIỆT NAM

Khai thác nước ngầm là nguyên nhân chính gây ra sụt lún đất, quá trình này ở các khu vực ven biển tạo ra mối hiểm họa ngập lụt thường kết hợp với mực nước biển dâng (Sea Level Rise). Tại hạ lưu Châu thổ sông Mekong, hoạt động khai thác nước ngầm gia tăng đáng kể trong vài thập kỉ qua. Từ số lượng giếng rất hạn chế trong những năm 1960, đến nay tại khu vực đã phát triển lên đến hơn một triệu giếng khai thác nước ngầm nhằm phục vụ cho các nhu cầu: sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp. Hầu hết diện tích đất ở đây đều thấp hơn 2 m so với mực nước biển, hoạt động khai thác quá mức đang làm cho mực nước ngầm suy giảm trên diện rộng và gia tăng nguy cơ sụt lún đất.
Đọc tiếp “KHAI THÁC NƯỚC NGẦM, SỤT LÚN ĐẤT VÀ MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG Ở CHÂU THỔ MEKONG, VIỆT NAM”