CHUYÊN ĐỀ: ĐẶC ĐIỂM ĐẤT FERALIC THEO TUYẾN THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG

(TS. Nguyễn Trường Ngân, Đại học Bách Khoa TP.HCM)

  1. Quá trình feralic (tích lũy sắt nhôm tương đối)

Feralic là quá trình hình thành đất phổ biến tại các vùng đồi núi của Việt Nam, tạo nên màu đỏ vàng cho đất. Quá trình này trải qua 2 giai đoạn với các điều kiện cần thiết như hình 1.

hinh 1
Hình 1: Tóm tắt quá trình feralic trên đất đồi núi Việt Nam

Các đá mẹ và mẫu chất giàu Fe, Al phổ biến ở Việt Nam là: Đá basalt, đá phiến sét và mẫu chất phù sa cổ.

Trong điều kiện địa hình dốc, SiO2 và các oxit kiềm, kiềm thổ bị thủy phân thành các chất hòa tan và dễ dàng bị rửa trôi do mưa. Các oxit Fe, Al ngậm nước để tạo thành các khoáng không tan như Limonite (Fe2O3.nH2O) hay Gippxite (Al2O3.nH2O) và được giữ lại trong đất, khiến tỷ lệ Fe, Al trong đất giàu lên tương đối.

Một số yếu tố hạn chế quá trình feralic:

– Trường hợp độ cao >1000m, nhiệt độ giảm dần, khí hậu càng lạnh, ẩm độ càng tăng, quá trình feralic yếu dần, quá trình tích lũy mùn tăng lên.

– Địa hình dốc thoải, sự rửa trôi giảm và quá trình feralic giảm.

– Thảm thực vật càng dày thì sự rửa trôi càng giảm và quá trình feralic giảm.

 2. Khái quát về thổ nhưỡng theo tuyến thực tập

Thực tập môi trường đại cương với lộ trình trải dài qua 4 tỉnh: TPHCM, Đồng Nai, Lâm Đồng và Khánh Hòa. Trong đợt thực tập này, sinh viên có cơ hội tiếp cận và nghiên cứu hầu hết các nhóm đất chính của vùng Đông Nam Bộ, Tây nguyên và Duyên hải miền Trung.

Tổng quan các loại đất dọc theo tuyến thực tập thể hiện như hình 2.

hinh 2
Hình 2: Bản đồ thổ nhưỡng dọc tuyến thực tập Môi trường Đại cương

Đọc tiếp “CHUYÊN ĐỀ: ĐẶC ĐIỂM ĐẤT FERALIC THEO TUYẾN THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG”

ĐỊA LÝ KHAI THÁC CÁT VÀ SỎI Ở HẠ LƯU SÔNG MÊ CÔNG – Khảo sát và đánh giá tác động đầu tiên

Jean-Paul Bravard, Marc Goichot et Stéphane Gaillot

Giới thiệu

Các dòng sông cung cấp cát và sỏi để xây dựng cơ sở hạ tầng, các tòa nhà, nâng cao nền đất tại các khu vực ngập lụt, tạo các con đê ngăn lũ…Nguồn tài nguyên giá rẻ này có nhiều công dụng và nhu cầu sử dụng đang gia tăng nhanh chóng. Khai thác cát, sỏi lòng sông đã phát triển vào cuối những năm 1800 ở các nước công nghiệp để xây dựng đường và làm bê tông. Cát, sỏi có giá trị đặc biệt ở những nơi mặt bằng xây dựng thấp, cấu tạo bởi bùn và sét như trường hợp ở hạ lưu sông Mê Công.

Khai thác cát sỏi lòng sông có tác động đặc biệt mạnh đến động lực học và hệ sinh thái sông. Các nước châu Âu đã trải qua những tác động bất lợi từ việc khai thác cát và sỏi vào đầu những năm 1950, đặc biệt là ở miền bắc Italia, nơi khai thác quy mô lớn để mở rộng mạng lưới đường cao tốc. Tại Pháp, các tác động do khai thác cát và sỏi được xem là bất lợi vào cuối những năm 1970, không bền vững vào những năm 1980 và cuối cùng khai thác cát lòng sông đã bị cấm vào đầu những năm 1990.

Hiện tượng phổ biến liên quan đến khai thác cát và sỏi là sự khoét sâu lòng sông. Các giải pháp cho hiện tượng này đã được nghiên cứu rộng rãi dựa trên sự phục hồi cân bằng trầm tích. Các quy định khai thác cát và sỏi lòng sông đã được soạn thảo và thực thi ở các nước công nghiệp phát triển, nhưng chưa được thực hiện trong các nền kinh tế phát triển nhanh ở khu vực Đông Nam Á.

Khai thác cát và sỏi quy mô lớn bắt đầu trong những năm 1990 dọc theo hạ lưu Mê Công để cải tạo các vùng đất ngập nước và gia cố bờ sông, đặc biệt khu vực xung quanh Phnom Penh. Xói mòn đã trở nên nghiêm trọng ở châu thổ Mê Công. Xói mòn quy mô lớn này có thể do các yếu tố khác nhau bao gồm các tác động của chuỗi đập Lan Thương và các đập trên các phụ lưu, sự kiểm soát xói mòn đất nông nghiệp tốt hơn và trồng rừng được cải thiện, biến đổi khí hậu và tất nhiên là hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông.

Đánh giá này nhằm cung cấp định lượng ban đầu về khối lượng cát và sỏi khai thác từ ​​sông Mê Công, xác định các vị trí và xu thế khai thác. Kết quả cho thấy việc khai thác cát đóng một vai trò quan trọng trong quĩ trầm tích sông Mê Công và hoạt động này có thể là một trong những nguyên nhân gây xói lở bờ biển châu thổ.

Đọc tiếp “ĐỊA LÝ KHAI THÁC CÁT VÀ SỎI Ở HẠ LƯU SÔNG MÊ CÔNG – Khảo sát và đánh giá tác động đầu tiên”

NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỊA MẠO ĐƯỢC THẤY TRƯỚC TỪ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ĐẬP TRÊN LƯU VỰC SÔNG MÊ CÔNG

Zan K. Rubin, George Mathias Kondolf & Paul A. Carling

Mê Công là con sông lớn thứ ba Châu Á và thứ 11 trên thế giới. Phần thượng lưu thuộc lãnh thổ Trung Quốc còn có tên gọi là sông Lan Thương (Lancang river). Hạ lưu sông Mê Công gồm Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Với tiềm năng thuỷ điện to lớn, các hoạt động xây dựng đập trên lưu vực sông Mê Công đang được xúc tiến và mở rộng nhanh chóng. Chỉ tính riêng trên sông Lan Thương thuộc Trung Quốc, đã có đến 7 con đập đã hoặc đang được xây dựng trên dòng chính. Phần hạ lưu, 38 đập phụ lưu chắc chắn được xây dựng, cộng thêm 95 đập khác đang lên kế hoạch xây dựng trên cả phụ lưu và dòng chính (hình 1).

Tải lượng trầm tích lơ lửng trung bình của toàn sông Mê Công ước tính là 160 triệu tấn/năm, một nửa trong số này được tạo ra từ 20% thượng lưu thuộc sông Lan Thương, Trung Quốc. Khi 7 đập trên dòng Lan Thương hoàn tất, khoảng 83% lượng trầm tích của thượng lưu vực trên sẽ bị giữ lại. Gần một nửa tải lượng trầm tích tự nhiên của Mê Công sẽ bị bẫy lại tại các hồ chứa trên dòng Lan Thương. Do đó, khả năng các con đập sẽ làm thay đổi tải lượng trầm tích sông Mê Công và thay đổi đặc điểm hình thái dòng chảy và đồng bằng hạ lưu là một vấn đề rất cấp bách. Hiện có khoảng 20 triệu người sinh sống trên đồng bằng cùng với hoạt động kinh tế của họ sẽ gặp rủi ro do sụt lún, lũ lụt gia tăng và những biến động khác trên đồng bằng.

 Hinh 1_Mekong dams

Hình 1: Vị trí các đập trên lưu vực sông Mê Công (Zan Rubin và ctv, 2014)

Các nhà khoa học gồm: Zan Rubin, George Mathias Kondolf, Paul Carling thuộc Đại Học California, Berkeley, Mỹ và Đại học Road, Southampton, Anh đã tiến hành đánh giá địa mạo dòng chảy Mê Công dựa trên các mô hình bẫy trầm tích (models of sediment trapping) trong các hồ chứa nhằm dự báo các biến động địa mạo trên lưu vực. Kết quả nghiên cứu được đăng tại “International Journal of River Basin Management” ngày 11/12/2014.

Đọc tiếp “NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỊA MẠO ĐƯỢC THẤY TRƯỚC TỪ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ĐẬP TRÊN LƯU VỰC SÔNG MÊ CÔNG”

CẢNH QUAN ĐỒNG THÁP MƯỜI

Hà Quang Hải, Lê Thị Bạch Linh, Dương Thị Bích Huệ

1. Giới thiệu

Đồng Tháp Mười là vùng địa hình trũng lầy của đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên ba tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang và Long An theo hướng tây – đông. Phía bắc giáp với Cambodia, phía nam giới hạn bởi dải đất cao ven sông Tiền nối với giồng cát Cai Lậy (Tiền Giang), phía đông giáp với sông Vàm Cỏ Đông. Diện tích Đồng Tháp Mười có sự khác biệt giữa các tài liệu đã công bố: 8000 km2 [7], 950.000 hecta, 700.000 hecta hoặc 544.000 hecta [3], 13000 km2 [9], tài liệu “Viet Nam – Netherlands Cooperation” thể hiện Đồng Tháp Mười hầu hết diện tích bắc sông Tiền, sông Mỹ Tho đến ranh giới với Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh [11].

Tên gọi Đồng Tháp Mười có những tư liệu và giả thiết khác nhau: 1) ngôi tháp của ông vua thứ mười, 2) ngôi tháp thứ mười tính từ Lục Chân Lạp xuống, 3) tháp 10 tầng của Chân Lạp, 4) tháp canh thứ 10 (tính từ Ba Sao vào Gò Tháp), hoặc 10 tầng (còn gọi là thang trong) của nghĩa quân Thiên Hộ Dương để canh chừng giặc Pháp [3]. Khai quật khảo cổ học mới đây cho rằng Đồng Tháp Mười có thể có 10 tháp như truyền thuyết [5].

Trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, Đồng Tháp Mười là một trong những chiến khu quan trọng của quân giải phóng. Sau năm 1975, Đồng Tháp Mười đã được cải tạo thành vùng trồng lúa. Hiện nay, Đồng Tháp Mười có Vườn Quốc gia Tràm Chim và Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, nơi hệ sinh thái đất ngập nước được bảo tồn.

Đồng Tháp Mười cũng như các cảnh quan khác của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long có lịch sử phát sinh và phát triển trong Đại Kainozoi, trong đó giai đoạn Holocen có vai trò quyết định diện mạo cảnh quan hiện nay. Đọc tiếp “CẢNH QUAN ĐỒNG THÁP MƯỜI”

KARST VÀ HANG ĐỘNG

Hà Quang Hải

Sắp tới, lớp Khoa học Môi trường 13KMT có đợt thực tập Môi Trường Vùng – Đồng bằng sông Cửu Long. Các bạn sẽ được thăm quan và tìm hiểu đặc điểm môi trường các cảnh quan nổi tiếng như Đồng Tháp Mười, Đê thiên nhiên ven sông Tiền – sông Hậu, Đồng bằng ven biển với các đồi, núi sót Hà Tiên – Kiên Lương. Các bạn hãy quan sát, mô tả cẩn thận giá trị của các dạng địa hình karst cũng như những tác động nhân sinh đối với karst ở Hà Tiên – Kiên Lương nhé. Bài này giúp các bạn tiếp cận một trong những nội dung thực tập dễ hơn. Hình số 7 của Goldscheider (ở cuối bài) rất hay, các bạn xem và vận dụng vào thực tế nhé.

1. Karst là gì?

Karst là một cảnh quan riêng biệt bao hàm tổng thể các dạng địa hình, các yếu tố thủy văn độc đáo và các quá trình tạo ra chúng, chủ yếu là sự hòa tan của nước trên mặt và nước ngầm đối với các loại đá có nhiều khe nứt, lỗ hổng, có thể hòa tan được như đá vôi, dolomit, cẩm thạch. Đọc tiếp “KARST VÀ HANG ĐỘNG”

ĐỊA DI SẢN BỜ BIỂN GÀNH ĐÁ DĨA, TUY AN, PHÚ YÊN

Hà Quang Hải, Phan Thi Thảo Nguyên, Lê Nguyễn Thủy Tiên, Nguyễn Trường Ngân
I. Giới thiệu

Gành Đá Dĩa thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Từ thị trấn Chí Thạnh (huyện Tuy An) đến Gành Đá Dĩa theo con đường trải nhựa về phía đông 12 km. Từ thành phố Tuy Hòa đi về phía bắc theo đường ven biển đến Gành Đá Dĩa khoảng 35 km. Ngoài ra có thể đến Gành Đá Dĩa từ Vũng Me, Vũng La ở phía bắc và từ Cù lao Mái Nhà ở phía đông nam bằng đường biển.

Đọc tiếp “ĐỊA DI SẢN BỜ BIỂN GÀNH ĐÁ DĨA, TUY AN, PHÚ YÊN”

Bình minh trên biển cù lao Ré

DU LỊCH ĐẢO NÚI LỬA LÝ SƠN (CÙ LAO RÉ-CÙ LAO BỜ BÃI)

Tác giả: Hà Quang Hải, Trần Tuấn Tú, Phan Hùng Việt, Trương Thị Kiều Thu
Giới thiệu

Huyện Lý Sơn nằm phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, gồm Cù lao Ré (đảo lớn) và cù lao Bờ Bãi (đảo nhỏ) có tổng diện tích khoảng 10 km2. Từ cảng Sa Kỳ theo tàu đi khoảng 25 km sẽ tới Cù Lao Ré, đi tiếp 5, 5 km về phía bắc là cù lao Bờ Bãi (Hình 1).

Cù lao Ré và cù lao Bờ Bãi là sản phẩm của hoạt động núi lửa. Năm 2005, những giá trị về thắng cảnh, địa chất và địa mạo của hai hòn đảo này đã được Lê Đức An xếp vào di sản thiên nhiên hiếm có và đề nghị là danh thắng địa mạo – địa chất cấp Quốc gia [1]. Năm 2013, Lê Đức An và nnk đề nghị nghiên cứu để nâng di sản này lên cấp Quốc tế [2].

Công việc xử lý, giải đoán ảnh viễn thám và khảo sát thực địa kiểm tra đã bổ sung cho các kết quả nghiên cứu trước đây [1], đồng thời cho thấy các núi lửa đảo Lý Sơn thuộc kiểu nón xỉ, các lớp cát kết, bột kết tuf chứa mảnh đá bazan là vật liệu cấu trúc sườn nón trong quá trình thành tạo [3].

Bài này giới thiệu các đặc điểm lý thú về cảnh quan, địa chất, địa mạo đảo Lý Sơn, giúp du khách tiếp cận cho các mục đích giải trí, nghiên cứu và giảng dạy về khoa học trái đất, môi trường và nhất là tìm hiểu về hoạt động núi lửa. Đọc tiếp “DU LỊCH ĐẢO NÚI LỬA LÝ SƠN (CÙ LAO RÉ-CÙ LAO BỜ BÃI)”