ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI ĐẶC ĐIỂM VÙNG VEN BIỂN TẠI ĐBSCL BẰNG DỮ LIỆU LANDSAT VÀ ẢNH GOOGLE EARTH

Hak, K. Nadaoka và A. Collin đã nghiên cứu sự thay đổi đặc điểm tại dải ven biển tỉnh Kiên Giang dựa trên dữ liệu ảnh Landsat và Google Earth. Các kết quả nghiên cứu giải thích sự biến đổi đường bờ, thay đổi lớp phủ trong nhiều năm và ảnh hưởng của hoạt động nhân sinh đến sự thay đổi này.

1. Khu vực nghiên cứu

Khu vực ven biển tỉnh Kiên Giang từ Hòn Đất xuống An Minh  có đường bờ biển dài 113 km và  1.780 km2 đất liền (hình 1). Độ cao trung bình vùng ven biển này tương đối thấp, dao động từ 0.2 – 0.5 m trên mức trung bình của khu vực. Nơi đây có một vành đai rừng ngập mặn mỏng và một hệ thống đê kè rất hạn chế. Chính vì vậy vùng này dễ bị tác động bởi sóng và thủy triều mặc dù chiều cao sóng trung bình (0.3m) và biến đổi thủy triều (0.56m) ở khu vực này không lớn. Những tác động  sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế xã hội chủ yếu là nuôi trồng thủy sản, trồng lúa kết hợp nuôi tôm, trồng mía và các cây trồng khác.

Đọc tiếp “ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI ĐẶC ĐIỂM VÙNG VEN BIỂN TẠI ĐBSCL BẰNG DỮ LIỆU LANDSAT VÀ ẢNH GOOGLE EARTH”