NHẬT KÝ LỘ TRÌNH THỰC TẬP MT và TN ĐỚI BỜ 2015 (12 KMT)

Ngày 29.12.2015

6:00 mọi người thu dọn đồ đạc, xếp lên ô tô. Ăn sáng xong đi bộ lên chùa Cổ Thạch thăm quan. Ngôi chùa xây dựng trên mũi đá granit nhô ra biển (mũi chùa Hang). Các hệ thống khe nứt cắt xẻ tạo thành các rãnh lớn, các cột đá cao nhưng bị che khuất bởi cây cối xanh tốt. Một hệ thống các am, điện xây chen giữa các khe nứt hoặc tựa vào các cột đá. Các khối đá, cột đá chồng cao có khi tới 7 – 8m, nhưng phải đến gần mới thấy, chọn vị trí chụp hình cũng không dễ dàng.

Đá chồng, Cổ Thạch
Đá chồng, Cổ Thạch

Tại khối đá nhô, nơi có bàn chân của “vua Gia Long” có thể quan sát toàn cảnh vịnh biển Cổ Thạch với bãi đá cuội 7 màu ở phần trung tâm. Có thể xem đây là một View Point, tại đây có thể ngắm hoàng hôn trên bãi biển Cổ Thạch và mũi Miếu Cậu (mũi nhô phía nam Cổ Thạch).

Mũi Miếu Cậu, Cổ Thạch
Mũi Miếu Cậu, Cổ Thạch

8:00 xe lăn bánh trở về. Cách cổng soát vé khu du lịch Cổ Thạch khoảng 500 m dừng lại chụp ảnh. Đây cũng là một View Point đẹp (năm đầu đi lố, từ năm sau mới phát hiện được vị trí này). Đẹp là ở vị trí địa hình cao, thấy toàn cảnh cánh đồng điện gió. Chụp cả đoàn rồi từng chuyên ngành chụp; chụp cảnh với nền là cánh đồng điện gió rồi chụp cảnh với nền đường nhựa, đủ kiểu (con đường đẹp, sạch, ít xe qua lại).

12:00 xe đã tới quán Vườn Xoài, thuộc thị trấn Gia Ray huyện Xuân Lộc. Mọi người lấy cơm hộp ăn, nghỉ ngơi bên cạnh hồ Núi Le, rộng, thanh bình. Ăn xong, cùng với thày Ngân tranh thủ đi khảo sát một vài cảnh vật nơi đây. Núi Le thấp, cấu tạo bởi đá granit sáng màu, đang được khai thác làm vật liệu xây dựng. Ở đây cũng có đá chồng. Nghe nói đi lên đỉnh cao phía nam có thể nhìn thấy quả cầu và hai con chim ?.

Đá chồng, Núi Le
Đá chồng, Núi Le

13:00 xe tiếp tục hành trình trở về. Trên đường đi nhận điện thoại thày Anh Tú “Bách Khoa”, nói đã mail cho thày. Đây là nội dung mail của thày Anh Tú:

” Em xin chuyển thông tin này đến Thầy để thầy tham khảo cho sinh viên/học viên đăng ký các đề tài có kinh phí nghiên cứu về các điểm Geosite trong mục Exploration của chương trình“

Các bạn đọc thông tin này và thử sức nhé.

Dear colleague,

As you may know, for more than 125 years, National Geographic Society has been awarding grants to talented, innovative individuals working on research, conservation and exploration projects around the world. In July 2015, we announced the launch of the National Geographic Foundation for Science and Exploration in Asia, an effort to substantially increase our support for Asian scientists, conservationists and explorers. We are delighted to share that our first round of grant reviews, held in November, resulted in the support of 23 projects, with 8 projects supporting Young Explorers (ages 18-25).

We are now preparing for our spring review and would like your help in attracting qualified applicants to our program.

Grants will support legal residents of Brunei, Cambodia, Hong Kong, Indonesia, Japan, Korea, Laos, Macau, Malaysia, Myanmar, Papua New Guinea, the Philippines, Singapore, Taiwan, Thailand, Timor Leste, and Vietnam working in the natural, social and physical sciences, as well as photography, journalism and exploration. We especially encourage multi-disciplinary and international collaboration to arrive at cross-cutting, multi-perspective, and regional solutions.

The program will award professional grants of up to USD 30,000 and Young Explorers Grants for aspiring professionals (ages 18-25) of up to USD 5,000 for field research, conservation and exploration projects, including those that investigate unproven approaches. A committee comprised of experts from around the region will evaluate grant proposals.

We are currently accepting applications online, and we encourage you to share this information with your colleagues, students and greater network. National Geographic is very excited to be able to bring this program to the region, and we hope you or your colleagues will also consider applying for a grant.  Please note the deadline for pre-application submission for Spring 2016 is January 15, 2016.

Additional information about National Geographic Science and Exploration in Asia and how to apply for a grant is available at www.nationalgeographic.org/asia.

We will continue to share information on this program in the coming months, but if you have questions, please feel free to contact us at natgeoasia@ngs.org.

Many thanks and kind regards,

Rob Lee, Ph. D.

Director, Science & Exploration

National Geographic Society

15:40 xe về tới trường, xuống xe 2 phút, nhận điện thoại thày Tự Thành, thày xuống sân gặp mọi người, bắt tay, chúc mừng chuyến đi thành công.

Thay mặt đoàn, cảm ơn về sự quan tâm của thày Tự Thành trong suốt chuyến đi.

Từ ngày mai các nhóm bắt tay vào xử lý tài liệu. Ngày 6.01.2016 sẽ có triển lãm và báo cáo chuyến đi. Các nhóm cố gắng hoàn thành công việc thật tốt nhé.

Cô Tuyến thông báo chi tiết thể lệ triển lãm và báo cáo nhé.

Ngày 28.12.2015

6:00 mang hành lý lên xe, trong lúc chờ ăn sáng mọi người xuống bãi biển chơi, chụp ảnh, xem đánh bắt cá ven bờ. Cảnh bình minh bên mũi hòn Rơm khá đẹp. Thày, cô và sinh viên chụp ảnh, quay phim cảnh bình minh, cảnh kéo lưới, cảnh gỡ cá trong lưới, vồ cá trên bãi biển.

Thày Ngân dạy rất sớm để căn hoàng hôn mũi hòn Rơm, cảnh biển buổi sáng thơ mộng, thày cho xem thử thấy cũng thích (nhưng đợi xem trên máy tính rồi bình sau).

7:00 mọi người chia tay cô Phương Chi, cô trở về Sài Gòn làm nhiệm vụ “đặc biệt”. Đoàn lên đường tiếp tục lộ trình.

8:00 dừng tại điểm Red Canyon. Thu Huyền (GIS) yêu cầu các nhóm nhanh chóng triển khai mặt cắt theo sơ đồ. Các mặt cắt được bố trí rải rác trên hệ thống mương xói (gồm 3 mương xói chính). Nhóm Thu Huyền tiến hành điều tra đặc điểm lưu vực (phía bắc đường giao thông), đo đạc hai cống thoát nước xuyên qua đường. Cống phía tây khá lớn; cống phía đông nhỏ hơn, cửa cống đầy rác thải. Mặt cắt 10 do Thanh Ngân (KHMT) phụ trách có đặc điểm như sau. Mương xói dạng chữ “U” chiều rộng trên bề mặt rộng 21 m, chiều rộng đáy 14, sâu 6,5 m. Về phía nam mặt cắt khoảng 2 m có một rãnh xói dạng chữ “V”. Các bạn giải thích được hình dạng mương xói, rãnh xói liên quan đến giai đoạn phát triển.

9:30 đến khu vực Bàu Trắng, năm nay có một con đường mới mở đi thẳng tới Phan Rí Cửa. Một số sinh viên theo thày Hải, thày Ngân đến sát hồ chụp ảnh đụn cát khu vực Bàu Trắng.

Bàu Trắng - 28.12.2015
Bàu Trắng – 28.12.2015

Đến Gành Son lúc 10:00. Son (Biển thay Tuyết) phân công các nhóm thực hiện công việc điều tra. Tại đây chỉ tiến hành một mặt cắt ngang từ tháp cát đỏ, trắng ra tới mép nước. Nhìn chung, nhóm đo vẽ mặt cắt còn lúng túng, thày hỗ trợ thêm để hoàn thành. Gành Son xuống cấp nhanh, đổ lở, rác thải…

12: tới đồi điện gió Tuy Phong, bác tài đỗ xe tại khu vực đã trồng keo dưới tuabin gió. Điểm này nhóm Thanh Hiền chịu trách nhiệm viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên khu vực. Cần xem xét việc trồng cây dưới tuabin gió có ảnh hưởng gì tới hoạt động của hệ thống tuabin không ? (chắc phải tra cứu thêm tài liệu).

Đoàn tiến về Cổ Thạch, ăn trưa và nhận phòng nghỉ, lúc này là 13:00. Mọi người nghỉ ngơi.

15:00 tiến hành khảo sát bãi đá bảy màu. Quỳnh Như phân công 10 MC cho các nhóm, một số nhóm khác đo cuội. Phân công này không đúng theo hướng dẫn của thày. Thày yêu cầu nhóm làm MC nào thì nhóm đó đo cuội tại MC đó?. Xem nhóm Minh Đoàn (MC 4) nhận thấy chiều cao bãi cuội là 3,2 m; rộng 35,7 m. Nhìn chung bãi cuội thay đổi hình thái phụ thuộc vào tốc độ gió trong năm; tháng 7 và 8 sóng lên tới bãi cao. Đã trao đổi với cô Tuyến vị trí mặt cắt cho các năm tiếp theo.

19:00 vừa ăn cơm xong, tự nhiên thấy cô Tuyến, thày Thành di chuyển ra chỗ khác. Cả đoàn ngồi, và đứng trước bàn ăn của thày, Trà My mang ra một bình thủy tinh đựng cát trắng (cát mỏ Bình Châu), và các mẩu giấy nhỏ cắt hình “trái tim” màu hồng, màu vàng-chúc mừng sinh nhật thày. Mọi người cùng hát bài Happy Birthday. Thật bất ngờ, thật hạnh phúc. Về phòng lấy ra hai “trái tim” vàng, một hồng: Vàng – chúc thày nhiều sức khỏe. Hồng – con chúc thày mạnh khỏe, yêu đời, có nhiều cống hiến cho KH. Vàng – Em kính chúc Thầy sinh nhật vui vẻ; chúc thày luôn mạnh khỏe, hạnh phúc. Xem chừng các bạn muốn thày mạnh khỏe, vậy thì làm sao theo thày đi lộ trình được? hôm qua cô Tuyến nói: sinh viên hỏi sao thày Hải đi khỏe vậy (chắc vụ đi và leo Suối Tiên giữa trời nắng theo thày).

 Công việc ngày mai và mấy ngày tới

Ngày mai, sáng sớm có thể ra bãi đá Bảy màu chụp ảnh – Bình Minh trên mũi La Gàn. Chắc chắn thày Ngân sẽ ra bãi đá lúc 5:00 đấy.

Ăn sáng xong, đến chùa Cổ Thạch thăm quan, tìm hiểu kiến trúc và lịch sử ngôi chùa, mua quà lưu niệm.

Rời Cổ Thạch lúc 9:30 ? (chính xác cô Tuyến sẽ thông báo). Đến gần cổng soát vé tất cả xuống chụp ảnh với toàn cảnh cánh đồng điện gió Tuy Phong.

Trong mấy ngày tới các nhóm cần triển khai:

1) Hoàn thiện công việc được phân công tại các điểm khảo sát (mặt cắt, bản vẽ, tài liệu thu thập…), chuyển cho nhóm phụ trách viết báo cáo.

2) Hoàn thiện việc chọn ảnh, clip, mô hình, bài viết cảm tưởng về chuyến đi, bài báo cáo tại các điểm được phân công để triển lãm và báo cáo. Dự kiến triển lãm, báo cáo vào ngày 7.12.2015

Chi tiết về qui định, nội dung, ngày triển lãm và báo cáo chính thức cô Tuyến sẽ thông báo sớm cho các bạn.

Chúc các bạn có kết quả thực tập tốt, có một kỳ thi tốt và hoàn thành khóa luận, tiểu luận đúng hạn với kết quả tốt nhất.

Cảm ơn các bạn vì món quà sinh nhật thật ý nghĩa.

Ngày 27.12.2015

Công việc hôm nay

Sáng 6: 15 đoàn đến resort Ba Thật để ăn sáng (buffet). Chờ đến giờ mở cửa nhà ăn (6:30), nên mọi người ra bãi biển thăm quan và chụp ảnh, bãi biển đẹp. Ngoài khơi nhô lên một hòn đảo nhỏ, hôm qua mình đã thấy nhưng mải giảng bài thành thử chưa tìm hiểu được về hòn đảo này. Đây cũng là điều bí mật, sẽ nói sau.

Xe đến Kê Gà lúc 8:30, cô Tuyến tuyển đội 9 người theo thày Hải ra đảo Kê Gà. Các nhóm khác ở lại khảo sát 5 phân khu ven bờ do Cẩm Tú (KH) điều hành dưới sự hướng dẫn của cô Chi, cô Tuyến. Thày Thành quay phim, thày Ngân chụp ảnh theo kịch bản đã dự kiến.

Chuẩn bị ra đảo
Chuẩn bị ra đảo

Qui trình ra đảo Kê Gà như sau:

– Tháo dầy, dép lội và leo lên thuyền thúng, gần bờ sóng nghiêng ngả, ba bố con ông chủ tàu mới vận hành thuyền ra được ca nô.

– Mọi người chuyển sang ca nô

– Đến gần đảo, một lần nữa lên thuyền thúng, sau đó lội lên đảo.

Đội khảo sát đảo tranh thủ làm việc, quan sát các phân khu trong bờ. Hôm nay không lên được hải đăng để quan sát (cầu thang hỏng, chờ sửa chữa). Rất nhiều ảnh đẹp, sẽ trình làng vào dịp khác.

9:45 Mỹ Linh (TN) ra lệnh mọi người lên tàu trờ về đất liền, lúc này mực triều lên cao, mọi người lên và xuống ca nô dễ hơn (không đi thuyền thúng như lúc ra).

Đoàn tiếp tục đi về Mũi Né, 11:30 ăn trưa, nghỉ ngơi một chút. 12: 45 đi Suối Tiên. Ngọc Tú (GIS) phân công mặt cắt cho các nhóm (10 MC). Các nhóm nhanh chóng triển khai, Cô Chi, các thày Hải, C. Thành, T. Ngân khảo sát dọc suối. Trượt lở và khe rãnh xâm thực bên sườn đồi cát đỏ rất mạnh, đỉnh đồi và vách cát trơ trọi, gió thổi quất cát vào mặt rất khó làm việc. Cát trắng xói mòn hình thành các cột đá đẹp (giả karst), hàm ếch phát triển chân đế, khả năng sập đổ trong tương lai.

Nhóm cô Tuyến khảo sát theo đỉnh đồi cát xám và cát đỏ (đi quanh thung lũng Suối Tiên), chắc có nhiều ảnh đẹp và nhiều thông tin thú vị?. Kết thúc điều tra thung lũng, thày Hải, Thành, cô Chi dẫn 1 đội theo đồi cát xám trở ra đường, tiếp tục quan sát sườn đồi cát đỏ. Thày Ngân lên đỉnh đồi cát đỏ, theo nhóm cô Tuyến, thày khoe rất nhiều ảnh đẹp.

16:30 đoàn ra Bàu Trắng, đường vào khu du lịch mới hoàn thành. Đến nơi, mọi người nhanh chóng mang củi, cơm hộp tập kết tại bãi cỏ bên cạnh đụn cát. Chụp ảnh chung toàn đoàn xong, Ngọc Vũ (GIS) phân công các nhóm vẽ mặt cắt. Đụn cát do gió tuyệt đẹp, thật ấn tượng.

18:00 tập trung ăn cơm, sau đó sẽ có tiết mục đốt lửa trại. Thày Hải, thày Ngân về khách sạn, trời tối không có taxi, không xe ôm. May, lái xe Văn xử lý nhanh, hai thày lấy xe ông bạn nhậu về, ông bạn nhậu 21:00 theo ô tô đoàn sau.

Đi xe trên tuyến đường tối om, đèn xe máy lúc tỏ lúc mờ, vừa chạy vừ lo hết xăng.

Bí mật bây giờ mới nói đây. Mình chắc rằng không ai quan tâm tới hòn đảo ngoài khơi trước cảng cá La Gi. Hôm qua giảng bài ở bờ biển xong, hỏi cậu bé nhiều việc, nhưng lại quyên hỏi về hòn đảo. May, sáng nay chờ ăn sáng, ra ngoài bờ biển chụp ảnh, thấy bác trai, bác gái (khoảng 70) đang tập thể dục, mình lượn mấy lần, rồi cũng đến hỏi thăm. Bác trai nói, đó là hòn Bà, trước đây người dân hay ra đó chơi, đi chùa. Từ khi có vụ tai nạn, chính quyền hạn chế cho dân ra hòn Bà. Hỏi thêm vài điều, bác gái (tên là Xuân) cho biết bãi biển này rất đẹp, cùng với hòn Bà đã đi vào thơ ca, rồi bác đọc thơ:

Hòn Bà là động Tiên sa

Là nơi bãi biển để ta vui đùa

Ở đây không là nước mặn đồng chua

Ở đây mát mẻ chẳng thua Vũng Tàu.

Người dân rất tự hào về mảnh đất của mình, chỉ 15 phút nhưng thu được thông tin bổ ích. Trên quan điểm địa du lịch, tại khu vực cảng La Gi chỉ có một hòn đảo nhỏ (hòn Bà) nên chỉnh quyền cần có giải pháp thích hợp để người dân có điều kiện ra đảo giải trí.

Vậy các bạn nên ghi nhớ, đến điểm nào đó cần quan sát, tìm hiểu các địa danh cẩn thận nhé. Hỏi dân là một phương pháp cực kỳ hiệu quả.

Bổ sung cho ngày mai

  1. Red Canyon (Gully erosion)

– Tiến hành điều tra khu vực để xác định quá trình phát sinh và phát triển của hệ thống khe rãnh.

– Trên bề mặt cao nguyên cát đỏ hiện nhiều nơi bị xói mòn khe rãnh. Đo mặt cắt ngang khe rãnh theo hình dưới đây:

Cách đo khe rãnh xói mòn
Cách đo khe rãnh xói mòn

Các bạn cần đọc tài liệu dưới đây:

http://www.fao.org/docrep/006/ad082e/ad082e01.htm

Click to access Birara_MPS_2012.pdf

http://study.com/academy/lesson/what-is-soil-erosion-definition-causes-effects-prevention.html

2.Gành Son

Đo đạc mặt cắt và xác định vị trí các lớp theo ảnh dưới đây:

Mặt cắt Gành Son
Mặt cắt Gành Son

Ảnh cũ Gành Son

Lập mặt cắt ngang bãi biển. Hỏi người dân về mực nước biển theo thời gian để gắn vào mặt cắt

Đo kích thước cuội, mô tả thành phần và sơ bộ màu sắc cuội

Tham khảo hình dưới đây:

Beach sediments are moved by currents and waves, especially breakers.

Mặt cắt bãi biển (tham khảo)
Mặt cắt bãi biển (tham khảo)

(a) Beach Profiles

  • A beach profile is a cross section of the beach along a line that is perpendicular to the shoreline.
  • A swell profile is concave upward with a wide, broad berm (relatively flat backshore) and steep intertidal beach face.
  • A storm profile displays erosion of the berm and a broad flat intertidal beach face.
  • A sand budget is the balance between sediment added to and sediment eroded from the beach.
Bãi cuội (tham khảo)
Bãi cuội (tham khảo)
Bãi cuội (tham khảo)
Bãi cuội (tham khảo)

Ngày 26.12.2015

Công việc hôm nay

4:30 tới trường, các thày cô và sinh viên đã có mặt đông đủ. Cùng với thày Công Thành lên Bộ môn lấy chân máy ảnh và một vài dụng cụ khác.

5: 00 giờ khởi hành, qua hầm Thủ Thiêm nhận được điện thoại của trưởng Bộ môn Tự Thành. Trưởng bộ môn đến trường tiễn nhưng xe đi rồi, vậy chúc đoàn thượng lộ bình an.

Đường tốt, chạy sớm nên 7:00 xe đã tới cửa biển Lộc An. Triển khai đo vẽ bình đồ, mặt cắt khu vực đặt stabiplage. Bờ biển thay đổi nhiểu so với năm trước. Một số stabiplage gần như đã bị sóng biển phá hủy. Xói mòn bờ biển để lại vách khoảng 30 – 50 cm phân bố giữa 2 đầu stapiplage. Ven theo chân vách biển cắt vào gò phi lao xòi mòn khá mạnh, người dân đã phải đặt đá tảng để chặn sóng. Hiện tượng này cho thấy giải pháp stabiplage cho cửa Lộc An là không ổn, cần phải xem lại. Nhóm Thúy Hoa (GIS) chịu trách nhiệm nghiên cứu biến động và viết báo cáo đấy nhé.

9:00 di chuyển về mỏ cát thủy tinh Bình An. Nhóm Trịnh Thị Hoa điều phối công việc tại đây. Các nhóm tiến hành lập 5 mặt cắt ngang qua đụn cát theo phương 130o. Tới 11:00 công việc hoành thành. Các mặt cắt là cơ sở để tính trữ lượng mỏ cát này. Bây giờ chắc mọi người đã biết ý nghĩa của kết quả phân tích hóa và cấp độ hạt?.

11:30 đoàn có mặt tại suối nước khoáng – nóng Bình Châu. Các nhóm chủ động thăm quan, ăn trưa và khảo sát. Nhóm Thủy + Đoàn chịu trách nhiệm đo vẽ bình đồ khu vực. Các bạn làm việc khá tốt, nhanh chóng định điểm giếng luộc trứng 80o, các hồ nước nóng phía nam nhà bán đồ ăn (nhưng khá đắt), hồ cá sấu, và một loạt hồ bèo tây và rau muống phía tây nam. Nói chung các hồ có cảnh quan thiếu hấp dẫn. Trên bề mặt bằng phẳng, giảng cho nhóm về nguồn gốc, tuổi của thềm (Thủy nhớ tra lại độ cao thềm này nhé). Tại đây hỏi lại yếu tố nào chi phối thành phần hóa nước ở đây?. Bây giờ nhóm này biết rồi đấy.

Bây giờ nhóm này biết rồi đấy
Bây giờ nhóm này biết rồi đấy

14:00 đoàn tiếp tục lên đường, 15:00 tới cảng cá La Gi. Thảo Ly phân công các nhóm triển khai khảo sát. Năm nay, đoàn tiến hành khảo sát cả kè luồng phía đông. Ở đây các bạn đo hướng sóng và nghe giải thích về cơ chế di chuyển dòng ven bờ. Lưu ý, bãi cát kè luồng phía đông phát triển mở rộng trong khoảng gần 20 năm qua. Khu phố 9, phường Bình Tân (phía sau dải phi lao chắn cát) được hình thành trên bãi cát này đấy?. Bây giờ các bạn có thể nêu ý kiến của mình về hiệu quả công trình bờ biển ở La Gi và Lộc An rồi.

16:45 đoàn về khách sạn nhận phòng, nghỉ ngơi. 18:00 đến resort Ba Thật ăn tối bên cạnh bờ biển lộng gió. Kết thúc ngày làm việc.

Bổ sung cho ngày mai

1.Mũi Kê Gà

Kê Gà còn gọi là Khe Gà, sở dĩ có tên gọi này là vì trước đây vùng Hàm Thuận Nam còn là rừng, gà hay xuống khe này uống nước. Người Pháp lập bản đồ, ghi là Ke Ga, sau đọc chệch là Kê Gà.

Mũi Kê Gà – cách Phan Thiết gần 20km về hướng Đông.

Người dân bản địa từ lâu đã ví von những bãi đá này như một vườn đá.

Tại mũi Kê Gà cần tiến hành khảo sát tại 6 phân khu:

Bãi đá Kê Gà bắc

Bãi đá Kê Gà nam

Cồn cát do gió

Đảo Kê Gà (mũi Điện, Hải Đăng)

2 bãi cát.

Giải thích quá trình hình thành mũi Kê Gà vịnh biển
Giải thích quá trình hình thành mũi Kê Gà vịnh biển

Tại các bãi đá tiến hành mô tả hình dạng các cột đá và đo hệ thống khe nứt. Mỗi vị trí (lấy tọa độ) và đo, đếm khe nứt trong 1 m2. Bãi đá Kê Gà bắc, Bãi đá Kê Gà nam và Đảo Kê Gà. Xem hinh dưới đây để thực hành (Line of trike: đường phương; Dip direction: hướng dốc, Strike/dip symbol: kí hiệu: đường phương/độ dốc).

Hướng dẫn đo khe nứt
Hướng dẫn đo khe nứt

Tin thêm: Sáng nay dẫn một nhóm ra mũi Điện khảo sát, vậy cô Chi, cô Tuyến hướng dẫn các nhóm khảo sát 5 khu vực trong bờ giúp. Thày Thành, thày Ngân giúp quay phim và chụp ảnh 5 phân khu này. Lưu ý chọn góc để có toàn cảnh mũi Kê Gà và toàn cảnh từng phân khu, sau đó đi vào từng chi tiết. Nhóm trưởng Cẩm Tú (KHMT) phân công công việc (đã trao đổi nôi dung công việc ở đây với thày rồi) cho các nhóm khác để có tài liệu viết báo cáo nhé.

2.Cát đỏ Phan Thiết

Phân bố cát đỏ: Phân bố trên diện rộng ở Bình Thuận.

Diện phân bố cát đỏ
Diện phân bố cát đỏ

Titan, zircon cát đỏ Phan Thiết

Trong tầng cát đỏ chứa sa khoáng đạt chỉ tiêu công nghiệp tỷ lệ trung bình thành phần khoáng vật chính bao gồm: thạch anh = 89,81 %, sét = 7,54 %, ilmenit = 1,13 %, rutil = 0,16 %, anatas = 0,04 %, leucoxen = 0,71 %, zircon = 0,26 %.

Số TT Tên khoáng vật Tỷ lệ khoáng vật, % Ghi chú
từ … đến TB
I Phần sét 1,6-14,7 % 7,54 % Tỷ lệ trong mẫu
II Phần từ cảm rất ít rất ít Tỷ lệ trong mẫu
Magnetit có – rất ít Tỷ lệ trong phần từ cảm
Martit có – rất ít
III Phần điện từ 0,50-3,66 % 1,66 % Tỷ lệ trong mẫu
Ilmenit ( FeTiO3) 35-86 % 68 % Tỷ lệ trong phần điện từ
Limonit rất ít – ít Không xác định
Granat 0 – rất ít
Hematit 0 – rất ít
Amphibol 0 – rất ít – 28 %
Epidot 0 – rất ít – 24 %
Tourmalin 3-19 %
Monazit rất ít rất ít
Sphen 0 – rất ít rất ít
IV Phần không điện từ nặng 0,09-0,96 % 0,36 % Tỷ lệ trong mẫu
Zircon (ZrSiO4) 65-78 % 73% Tỷ lệ trong phần không điện từ nặng
Rutil (TiO2) 3-6 % 4,4%
Anatas 1 % 1,0%
Leucoxen 14-28 % 19,6%
Kyanit 0 – ít Không xác định
Corindon 0-2 hạt
Brookit rất ít
V Phần không điện từ nhẹ 81,62-97,81 % 90,44 % Tỷ lệ trong mẫu
Thạch anh 97-100 % 99,3 % Tỷ lệ trong phần không điện từ nhẹ
Felspat + KV khác 0-10 %
  1. Suối Tiên

– Các nhóm theo long suối để nhận dạng mặt cắt được phân công (đã lập sơ bộ ở nhà), tiến hành kiểm tra, mô tả, chụp ảnh..

– Khảo sát và nhận dạng địa tầng theo tài liệu dưới đây:

Địa tầng Suối Tiên
Địa tầng Suối Tiên
Tuổi địa tầng Suối Tiên
Tuổi địa tầng Suối Tiên

4. Bầu Trắng

Khảo sát đặc điểm các đụn cát do gió.

Đụn cát do gió
Đụn cát do gió
Kiểu vận chuyển cát do gió
Kiểu vận chuyển cát do gió
Một số kiểu đụn cát do gió
Một số kiểu đụn cát do gió

Ngày 25.12.2015

Công việc hôm nay
Sáng nay có mặt tại Bộ môn lúc 8 giờ kém 15, dọn bàn làm việc và chuẩn bị tài liệu để tiếp sinh viên.
8 giờ 15 làm việc với thày Công Thành về kịch bản phim Thực tập Môi trường và Tài nguyên Đới bờ 2015 (lớp 12 KMT).
9 giờ 15, các nhóm trưởng chuyên ngành GIS đến trước; thày, trò trao đổi công việc triển khai tại từng vị trí. Các bạn trưởng nhóm đã chuẩn bị bản đồ kế hoặch thực địa (vị trí khảo sát, vị trí mặt cắt, một số mặt cắt đã được phác thảo), nội dung điều tra cho từng nhóm. Thày hướng dẫn cho các bạn về kỹ thuật thành lập mặt cắt, trình bày bản đồ (tỉ lệ, lưới chiếu…) và bổ sung các nội dung cần điều tra.
Các trưởng nhóm chuyên ngành KHMT, TNTT và MT, MT và TN biển lần lượt trao đổi với thày trên bản đồ ảnh (mới hoàn thành) từng điểm do nhóm phụ trách.
Công việc kết thúc vào lúc 11 giờ, thày nhắc các nhóm trưởng kiểm tra lại dụng cụ thực địa ngày mai, bổ sung một số chi tiết cho thước chữ T.
Cảm ơn thày Tuấn Tú và cô Thu Hiền đã hỗ trợ tài liệu, cảm ơn nhóm CN.GIS đã giúp các nhóm chuyên ngành khác hoàn thành bản đồ ảnh để đi thực địa.

Trao đổi công việc trước thực địa
Trao đổi công việc trước thực địa
Tiếp tục trao đổi công việc trước khi đi thực địa
Tiếp tục trao đổi công việc trước khi đi thực địa

Bổ sung cho ngày mai
1. Cửa Lộc An. Công nghệ Stabiplage chống xói lở bờ biển
Hiện nay, các phương pháp bảo vệ bờ biển thường ưu tiên dùng móng đá nhân tạo (kè, đập, đê…). Các công trình này thường tạo ra các bề mặt phẳng rộng và có tính phản xạ mạnh, tạo ra sóng dừng hoặc hiện tượng nhồi lắc sẽ không giải quyết được vấn đề xói lở mà còn thường xuyên gây xói mòn chân công trình, khiến kinh phí duy tu, bảo trì, sửa chữa là rất lớn.
Stabiplage, tiếng Pháp có nghĩa là ổn định bờ. Công nghệ này do nhà khoa học người Pháp – ông Jean Cornic sáng chế và đưa vào ứng dụng từ năm 1986. Bản chất của công nghệ này là chống xói lở, bồi lắng bờ biển không dùng đê kè cứng bằng bê tông cốt thép, nhưng bền vững, thích ứng với nhiều mặt nền, trong nhiều loại môi trường.
Stabiplage là dạng con lươn có vỏ bọc bằng vật liệu tổng hợp geo-composit có hai lớp, lớp ngoài là lưới polyeste màu sáng, lớp lọc bên trong là polypropylen kiểu không dệt. Phía dưới là các tấm phẳng làm bằng vật liệu đặc biệt nhằm chống lún và chống xói mòn công trình. Bên trong con lươn chứa đầy cát được bơm vào tại chỗ. Chiều dài trung bình của Stabiplage từ 50 – 80 m, có mặt cắt gần như hình elip, chu vi khoảng 6,5 – 10 m. Kích thước của Stabiplage cũng như loại vật liệu được lựa chọn thích ứng với từng khu vực của công trình.

Stabiplage cửa Lộc An
Stabiplage cửa Lộc An

Nguyên lý hoạt động của công nghệ Stabiplage là thu giữ, tích tụ và duy trì tại chỗ các trầm tích, không chống lại thiên nhiên mà trợ giúp thiên nhiên, thông qua hoạt động thủy động lực học ven biển và dịch chuyển trầm tích ngang và dọc bờ, tạo ra các trao đổi cho phép ổn định động lực các khu vực cần được xử lý.
Quá trình hoạt động của các Stabiplage với kích thước thích hợp cho phép sóng vượt qua trầm tích, cát nhưng trích lại một lượng cát trong dịch chuyển ven bờ. Lượng cát thu giữ được tích tụ dần dọc theo công trình sau đó ổn định và nâng dần độ cao bãi biển để bồi đắp, tái tạo lại bãi biển, hình thành địa mạo mới. Hoạt động Stabiplage không gây biến động bất thường, không làm xói lở ở các khu vực thuộc hạ lưu và chân công trình.
Về cơ bản có ba kiểu công trình Stabiplage:
Stabiplage đặt nửa chìm, nửa lộ thiên vuông góc với bờ như kiểu mỏ hàn, nhằm hạn chế dòng ven bờ, tăng cường bồi tụ phù sa mà dòng chảy ven bờ mang theo, duy trì tại chỗ lượng phù sa theo cơ chế bồi tụ;
Stabiplage đặt ngầm và song song với bờ, có tác dụng làm giảm bớt năng lượng sóng lừng mạnh, nguy hiểm, tạo vùng sóng lừng nhỏ hơn, cho phép phù sa mịn lắng đọng trong vùng bị xói lở;
Stabiplage đặt sát chân các đụn cát, có nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ các đụn cát ven biển, ngoài ra có thể tạo ra sự phủ cát nhân tạo theo ý muốn bằng các biện pháp kỹ thuật đơn giản.
Vậy các bạn mô tả chi tiết hiện trạng các stabiplage tại cửa Lộc An vào thời điểm khảo sát.
Điều tra môi trường khu vực cửa Lộc An để có cơ sở đánh giá biến động cửa sông và hiệu quả của công trình Stabiplage.
2. Điểm Bình Châu. Mỏ cát Thủy tinh
Từ Bình Châu đến mũi Kê Gà, các nhà địa chất đã phát hiện nhiều điểm quặng cát thủy tinh, phân bố thành dải không liên tục, dài tới 30 km, rộng vài trăm mét. Các thân quặng cát đều lộ thiên, chiều dày thay đổi từ 1-1,5 m đến 5 m. Hàm lượng SiO2 của quặng nguyên khai biến đổi từ 97,18 đến 99,15%; trung bình là 98%. Fe2O3 trung bình 0,1%.
Mỏ cát Bình Châu
Phân bố: 100 32′ 50″ đến 100 34′ 50″
1070 30′ 10″ đến 1070 33′ 50″
Mỏ do E. Saurin phát hiện năm 1935. Năm 1984 đoàn 605 đã tìm kiếm đánh giá, khoan 75,4 m; lấy 23 mẫu độ hạt, 16 mẫu hóa. Trước năm 1975, mỏ đã được khai thác cung cấp cung cấp cho nhà máy thủy tinh Khánh Hội-Sài Gòn.
Cát thủy tinh lộ ngay trên mặt địa hình, nguồn gốc biển, tuổi Holocen giữa – muộn (mQ22-3). Nằm dưới cát trắng là cát vàng xám lẫn sét bột. Khu mỏ Bình Châu có 3 thân khoáng.
Thân khoáng 1: phân bố ở đông bắc Bình Châu, dài 3.125 m; rộng 1.000 m. Bề dày thân quặng tăng dần về phía biển từ 1,0 đến 3,5 – 4,0 m.
SiO2: 97,26 – 99,08%; trung bình là 97,75%. Fe2O3: 0,06 – 0,29; trung bình 0,14%. Kích thước hạt 0,1-0,5 mm: 70,52%
Thân khoáng 2: phân bố ở tây bắc Bình Châu, dài 2.750 m; rộng 1000 m. Bề dày 2,5 – 3,5 m.
SiO2: 97,62 – 98,64%; trung bình là 97,82%. Fe2O3: 0,09 – 0,34; trung bình 0,18%. Kích thước hạt 0,1-0,5 mm:54 – 79%.
Thân khoán 3: phân bố ở phía nam Bình Châu, diện tích 2,4 km2.
SiO2: 96,76 – 98,78%; trung bình là 96,38%. Fe2O3: 0,05 – 0,12; trung bình 0,08%. Kích thước hạt 0,1-0,5 mm:54 – 82%.
Các bạn xem vị trí điểm cát thủy tinh chúng ta đến thăm quan có nằm trong diện tích mỏ Bình Châu trên đây không?
Tìm hiểu xem kết quả phân tích hóa và phân tích cấp hạt có ý nghĩa gì?
3. Nước khoáng – nước nóng Bình Châu
Vào xem chi tiết tại đây: http://maxreading.com/sach-hay/cac-nguon-nuoc-khoang-nuoc-nong-viet-nam/nguon-binh-chau-cu-my-24996.html
Cơ chế hình thành:
For a geyser to occur, three conditions are needed:
1) An abundant supply of water
2) An intense source of heat
3) Unique plumbing

Geyse_1
Geyser_1
Geyser_2
Geyser_2

Xem thêm clip này: https://www.youtube.com/watch?v=X4zA_YPCyHs
Các nhóm tiến hành vẽ bình đồ diện phân bố suối khoáng – nóng
Khảo sát hiệu quả hoạt động du lịch
Vậy yếu tố nào chi phối thành phần hóa nước ở đây?
4. Cảng cá Lagi
Xem hình dưới đây để liên hệ với cửa Lộc An và Cảng cá La Gi

Một số công trình bờ biển
Một số công trình bờ biển

Các bạn xem ba ảnh này để định hướng vị trí và nội dung cần tiến hành khảo sát Cảng cá La Gi.

La Gi Ngày 8.1.2006
La Gi Ngày 8.1.2006
La Gi Ngày 10.3.2012
La Gi Ngày 10.3.2012
La Gi 15.2.2014
La Gi 15.2.2014

Sau khi điều tra cửa Lộc An và cảng cá La Gi (cửa sông Dinh) các bạn có nhận xét gì về hệ thống công trình biển ở hai vị trí này?
H & H

Advertisement

Một suy nghĩ 2 thoughts on “NHẬT KÝ LỘ TRÌNH THỰC TẬP MT và TN ĐỚI BỜ 2015 (12 KMT)

  1. Cập nhật trên từng km. Hấp dẫn quá, cứ tưởng mình vừa trải qua chuyến đi đầy thú vị. Cảm ơn Thầy và các bạn đồng nghiệp về 1 mùa thực địa hết sức ấn tượng và nhiều kỷ niệm &_&

  2. Cái vụ Science and Exploration in Asia chắc nhường cho các em sinh viên, trẻ, khỏe đầy tâm huyết thôi. Em vừa mới nhận giấy Trưởng thành đoàn hồi chiều. Buồn dễ sợ, già mất tiu gòi. hiu hiu

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s