CÁC BẬC ĐỊA HÌNH CƠ BẢN THEO LỘ TRÌNH THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG

Hà Quang Hải

Bài viết này trình bày khái lược các bậc địa hình cơ bản theo tuyến lộ trình mà trên đó phân bố những điểm khảo sát để các bạn sinh viên có thể nhìn nhận một cách trực quan sự biến đổi các hợp phần cảnh quan theo độ cao.

Ba vùng tự nhiên

Lộ trình được bố trí qua 3 tỉnh thuộc ba vùng tự nhiên: 1) Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai (vùng Nam Bộ), 2) Lâm Đồng (vùng Tây Nguyên) và 3) Khánh Hòa (vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ). Các hợp phần cấu tạo nên ba vùng tự nhiên (địa chất, địa mạo, thổ nhưỡng, sinh vật, khí hậu) và các yếu tố nhân sinh (con người, sử dụng đất, hoạt động kinh tế…) được phản ánh khá rõ theo tuyến lộ trình.

Bốn bậc địa hình cơ bản

Theo tuyến hành trình, có thể phân chia thành bốn bậc địa hình cơ bản

Mặt cắt cảnh quan tổng hợp theo tuyến lộ trình thực tập
Mặt cắt cảnh quan tổng hợp theo tuyến lộ trình thực tập

Đọc tiếp “CÁC BẬC ĐỊA HÌNH CƠ BẢN THEO LỘ TRÌNH THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG”

BỘ MÔN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TẬP HUẤN CHUYÊN MÔN TRƯỚC CHUYẾN THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG 2016

Đến hẹn lại lên, cứ sau kỳ thi tuyển sinh đại học vào đầu tháng 7 hàng năm là chúng ta (Khoa Môi trường, Trường Đại học KHTN, ĐHQG. TPHCM) lại thực hiện môn học Thực tập môi trường đại cương theo tuyến lộ trình TP.HCM – Đồng Nai – Lâm Đồng – Khánh Hòa. Khác với mọi năm, năm nay khoa tổ chức thành 2 đoàn:

1) Đoàn Công nghệ MT gồm các bạn học năm thứ 2 và 3. Từ sang năm khoa sẽ đưa môn học vào năm 2. Đoàn Công nghệ MT do cô Hiền (trưởng khoa, trưởng bộ môn CNMT làm trưởng đoàn).

2) Đoàn khoa học MT có lịch trình thực tập như mọi năm. Năm nay số lượng sinh KHMT khá đông (gần 200), thày Tự Thành (phó khoa, trưởng bộ môn KHMT làm trưởng đoàn).

Công tác chuẩn bị (công văn gửi địa phương, liên hệ địa điểm học tập, nơi ăn ở, xe vận chuyển… đã được các thày, cô thuộc hai bộ môn triển khai trong tháng 5 và tháng 6, nay đã hoàn tất).

Để sinh viên có điều kiện làm quen với công tác ngoài trời, sáng thứ bảy (25.06) Bộ môn KHMT tổ chức buổi tập huấn cho lớp KMT_14. Như vậy, các nhóm có khoảng ba tuần để chuẩn bị mọi công việc cho chuyến đi. Việc tập huấn tập trung vào hai nội dung: 1) Công tác chuyên môn và 2) Công tác tổ chức.

Dưới đây là một số hình ảnh buổi tập huấn.

Thày Hải trình bày khái quát tuyến lộ trình thực tập
Thày Hải trình bày khái quát tuyến lộ trình thực tập

Đọc tiếp “BỘ MÔN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG TẬP HUẤN CHUYÊN MÔN TRƯỚC CHUYẾN THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG 2016”

ĐẾN ĐẢO KHỈ VÀ BÃI BIỂN CẦN GIỜ VỚI LỚP CAO HỌC KHMT_K25

Chủ nhật (19.06.2016) đi Cần Giờ với lớp cao học KHMT_K25 để tìm hiểu hoạt động du lịch ở Đảo Khỉ và công trình bảo vệ bờ biển Cần Giờ.

7:30 xe xuất phát từ Trường KHTN, đi lối qua cầu Nguyễn Văn Cừ tới đại lộ Nguyễn Văn Linh. Tại ngã tư NVL với… ?, khi đèn xanh, lái xe tránh xe trước, được CA chỉ gậy lập tức và “hỏi  thăm sức khỏe xe nhanh chóng”.

Xe đến bến phà  sang Bình Khánh lúc 8:00. Hàng xe dài chờ đến lượt qua phà. Đúng 9:30 xe mới được xuống phà, đi 15 phút đã sang đất Bình Khánh (huyện Cần Giờ). Thực ra việc chờ đợi lâu không phải do thiếu phà (vì có tới 5 –6 phà tải trọng hàng trăm tấn hoạt động). Dù sao sự việc này cũng làm cho mình nhớ lại việc qua cầu, phà thời chiến.

Xe xếp hàng đợi sang Bình Khánh
Xe xếp hàng đợi sang Bình Khánh
Phà qua sông Nhà Bè sang Bình Khánh
Phà qua sông Nhà Bè sang Bình Khánh

Đi Cần Giờ nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên đến Đảo Khỉ. Đảo Khỉ không theo nghĩa của khoa học địa chất, địa mạo (phần đất với xung quanh là nước) mà là nơi khỉ sống tập trung thành bày đàn. Đây là địa hình trũng lầy ảnh hưởng thủy triều. Các công trình xây dựng ở đây ngoài con đường nhựa còn có nhà bảo tàng nhỏ (trưng bày mô hình địa hình Cần Giờ, một số di tích khảo cổ, các tiêu bản về thực vật…), một hồ cá sấu, một đoạn kênh thẳng để chạy ca nô…

Lớp Cao hoc KHMT_K25
Lớp Cao hoc KHMT_K25

Đọc tiếp “ĐẾN ĐẢO KHỈ VÀ BÃI BIỂN CẦN GIỜ VỚI LỚP CAO HỌC KHMT_K25”

Các dự án đập Mekong ‘có thể phá hủy sinh kế, sinh thái’

PRATCH RUJIVANAROM

Các nhóm môi trường cảnh báo nhiều khu vực có thể bị phá hủy toàn bộ trong vòng 10 năm tới

Người dân tỉnh Stung Treng, Campuchia kiếm sống từ sông Mekong, nơi nhiều đập thủy điện sẽ được xây dựng
Người dân tỉnh Stung Treng, Campuchia kiếm sống từ sông Mekong, nơi nhiều đập thủy điện sẽ được xây dựng

SINH THÁI của sông Mekong có thể bị phá hủy trong vòng 10 năm  tới nếu dự án các đập dọc theo sông được phép tiếp tục, các tổ chức phi chính phủ của Thái Lan và Campuchia đã cảnh báo.

Các tổ chức này cũng cảnh báo rằng sẽ rất khó khăn cho những người yêu cầu bồi thường do các tác động tiêu cực của các dự án đến môi trường và sinh kế của họ vì sẽ rất khó chỉ ra những ảnh hưởng rõ ràng của một con đập cụ thể.

Các tổ chức phi chính phủ (NGO) thúc giục các chính phủ có liên quan hiểu rõ hơn tình cảnh này và quan tâm nhiều hơn về các tác động xuyên biên giới từ các dự án phát triển dọc theo sông Mekong nhằm ngăn chặn những hậu quả bất lợi có thể gây tổn hại đến cuộc sống của hàng triệu người phụ thuộc vào dòng sông. Đọc tiếp “Các dự án đập Mekong ‘có thể phá hủy sinh kế, sinh thái’”

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA DU LỊCH – Bài 1: Một số định nghĩa về địa du lịch

Phương Chi

Địa chất (Geology) và Địa lý (Geography) cùng có tiếp đầu ngữ ‘geo‘ – ‘địa’, hai lĩnh vực này có những phần tương tác với nhau nên thường có sự nhầm lẫn cũng như phân vân khi đưa tiếp đầu ngữ (geo) vào các khái niệm mới. Bài viết này trình bày một số định nghĩa của các tác giả và tổ chức về Địa du lịch – Geotourism thay vì dùng Du lịch Địa chất – Geological Tourism và Du lịch Địa lý – Geographical Tourism.

1) Thomas Hose (1995): nhà địa chất đầu tiên định nghĩa về địa du lịch.

Địa du lịch là hình thức du lịch quan tâm vào các đặc điểm địa chất [2]. Định nghĩa này phát triển dựa trên quan điểm Du lịch Cảnh quan (Landscape Tourism) – du lịch dựa vào địa chất và môi trường vô sinh.

Hose Đọc tiếp “TỔNG QUAN VỀ ĐỊA DU LỊCH – Bài 1: Một số định nghĩa về địa du lịch”

KHẢO SÁT SƠ BỘ ĐỊA CHẤT, ĐỊA MẠO TẠI XÃ ĐẢO TAM HẢI, HUYỆN NÚI THÀNH, QUẢNG NAM

Ngày 18.05.2016

Chiều 17. 05, đang thưởng thức món Ram ở Quảng Ngãi,  sau 1 cú điện thoại bác Thu cho biết sáng mai chúng ta sẽ khảo sát mấy đảo nhỏ ở Quảng Nam, cụ thể đảo nào thì chưa biết, Mr. Sung và Mr. Trinh (khu Bảo tồn biển Cù lao Chàm) hẹn gặp tại cảng Kỳ Hà.

7: 00 đón Diễm Kiều (phụ trách du lịch của công ty Đoàn Ánh Dương), như vậy nhóm có 5 người (bác Thu – nhóm trưởng kiêm lái xe, bác Túy, Hải và Vũ).

Qua phà Kỳ Hà để sang xã đảo Tam Hải. Xe chạy trên con đường bê tông dọc theo bãi nồm về phía bắc khoảng 4 km rồi dừng lại tại nhà anh Khoa, chị Thu (cơ sở của  Mr. Trinh) ở gần chân núi Bàn Than. Mọi người lên thuyền thúng chèo tay của anh Khoa ra thuyền thúng chạy máy để khảo sát khu vực.

Qua phà Kỳ Hà
Qua phà Kỳ Hà

Anh khoa cho thuyền chạy vòng về phía bắc mũi Bàn Than, rồi ngược lại về phía Hòn Khô, Hòn Mang. Thuyền cập bãi Hòn Mang để mọi người khảo sát. Hòn mang lộ chủ yếu là đá biến chất hệ tầng Núi Vú (đá phiến thạch anh – biotit, đá phiến si lic, đá phiến plagiocla) có phương vị hướng dốc 250o với hệ thống khe nứt phương 190o và 150o.

Từ trái qua: Đoàn Sung, Hải, Diễm Kiều, Mạnh Trinh, Ngọc Thu
Từ trái qua: Đoàn Sung, Hải, Diễm Kiều, Mạnh Trinh, Ngọc Thu

Đọc tiếp “KHẢO SÁT SƠ BỘ ĐỊA CHẤT, ĐỊA MẠO TẠI XÃ ĐẢO TAM HẢI, HUYỆN NÚI THÀNH, QUẢNG NAM”

HƯỚNG TỚI CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT BÌNH CHÂU – LÝ SƠN

Ngày 17.05.2016

Khảo sát thực địa tại núi Thiên Ấn và thành cổ Châu Sa.

1) Núi Thiên Ấn

Núi Thiên Ấn cao 108 m, cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 2 km về phía đông bắc. Kết quả khảo sát hôm nay như sau:

– Ranh giới giữa đá granodiorit (phức hê Bến Giằng, Paleozoi thượng) nằm ở độ cao khoảng 60 m. Ranh giới này không rõ ràng, phía dưới là lộ rải rác các khối granodiorit, đất có màu xám vàng. Phía trên là laterit kết tảng rắn chắc lộ thành các mảng lớn, lên cao hơn đất co màu nâu đỏ.

Vị trí có ranh giới khộng rõ ràng giữa granodiorit và bazan
Vị trí có ranh giới khộng rõ ràng giữa granodiorit và bazan

– Vách đường cao 5 – 6 m, dài khoảng 200 – 300 lộ đất đỏ bazan (chủ yếu thuộc đới sét hóa cấu trúc).

Mặt cắt lộ đất đỏ bazan
Mặt cắt lộ đất đỏ bazan

– Bề mặt đỉnh cao 100-108 m khá bằng phẳng. Địa tầng tại giếng đào (giếng cổ) sâu khoảng 25 m lộ 2 tầng: trên là laterit kết tảng (phong hóa từ bazan plio-pleistocen) dày khoảng 3,0 m, dưới là sét hóa cấu trúc thấy được khoảng 10 m.

– Điểm nhìn thành phố Quảng Ngãi và khu công nghiệp VSIP nằm trong khoảng lộ mặt cắt đất đỏ bazan dọc theo vách đường.

– Điểm nhìn cửa sông Trà Khúc (có thể nhìn được doi cát cửa sông) là phần đất trống phía đông (gần nghĩa trang). Chưa chọn được điểm nhìn về thành cổ Châu Sa do bị cây che khuất.

2) Thành cổ Châu Sa

– Thành cổ Châu Sa phân bố trên thềm sông, cao khoảng 10 m. Vật liệu đắp thành chính là các trầm tích cấu tạo thềm gồm chủ yếu là bột, cát mịn, ít sạn sỏi thạch anh, sỏi laterit và các mảnh gạch, ngói.

– Các hào đào phân bổ vành ngoài thành là nơi lấy đất đắp thành. Hiện các hào này là các dải trũng, được người dân trồng lúa và rau màu.

Trũng phía đông - vết tích hào đào lấy đất đắp thành
Trũng phía đông – vết tích hào đào lấy đất đắp thành

Đọc tiếp “HƯỚNG TỚI CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT BÌNH CHÂU – LÝ SƠN”

CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TỪ ĐÁ CÂN BẰNG (BALANCING ROCK) – MỘT TRONG NHỮNG GIÁ TRỊ THẨM MỸ CỦA ĐA DẠNG ĐỊA HỌC

Đa dạng địa học có nhiều giá trị, trong đó cảm hứng nghệ thuật là một trong những khía cạnh của giá trị thẩm mỹ. Các nghệ sỹ, nhạc sỹ, nhà thơ, nhà văn, nhiếp ảnh gia thường có những tác phẩm lấy cảm hứng từ cảnh quan kì vĩ và sự muôn sắc màu và hình dạng của đá.

Địa môi trường đã giới thiệu sơ bộ về công viên Đá Ba Chồng ở Định Quán, các hình ảnh đá chồng ở Cổ Thạch và núi Le. Đây là những dạng địa hình đá cân bằng (balancing rock) được hình thành do quá trình xâm thực của sông và biển.

Dưới đây là những hình ảnh tuyệt vời của nhiếp ảnh gia Adrian Gray lấy cảm hứng từ đá cân bằng. Các bạn sinh viên khoa Môi trường cũng có thể thực hành nghệ thuật này tại hai điểm trong chương trình thực tập ở ngoài trời: điểm 1) bãi đá cuội thượng nguồn sông Cái (chân đèo Khánh Lê) và 2) bãi đá cuội 7 màu ở Cổ Thạch.

Với hậu cảnh là đảo Man – một vùng đất tự trị nằm trong vùng biển Iceland, nhiếp ảnh gia Adrian Gray đã thực hiện bộ ảnh về những tác phẩm sắp đặt phản trọng lực có một không hai của mình.

Adrian Gray được biết đến như một trong những nghệ sĩ hàng đầu thế giới về nghệ thuật sắp đặt. Mới đây, anh đã “trình làng” bộ ảnh về những hòn đá xếp chồng lên nhau bất chấp trọng lực tại bờ biển đảo Man, Anh Quốc nhằm tôn vinh vẻ đẹp của hòn đảo này. Trong bộ ảnh, những hòn đá trông như đang chồng lơ lửng lên nhau trong không trung. Để thực hiện bộ ảnh này, Adrian đã tiêu tốn hàng giờ đồng hồ dạo quanh khắp đảo để chọn ra những hòn đá, rửa sạch chúng và thực hiện tuyệt tác của mình.

Nghệ thuật của sự cân bằng là đây: những hòn đá được chồng lên nhau trong một hang động khi thủy triều xuống ở thung lũng Maye, thuộc đảo Man.
Nghệ thuật của sự cân bằng là đây: những hòn đá được chồng lên nhau trong một hang động khi thủy triều xuống ở thung lũng Maye, thuộc đảo Man.
Góc chụp thông minh tạo cảm giác như những hòn đá này muốn vượt trội hơn so với ngọn hải đăng ở mũi Ayre.
Góc chụp thông minh tạo cảm giác như những hòn đá này muốn vượt trội hơn so với ngọn hải đăng ở mũi Ayre.
Một sự sáng tạo đầy liều lĩnh của Adrian khoác lên mình vẻ đẹp rực rỡ dưới ráng chiều ở phía nam hòn đảo.
Một sự sáng tạo đầy liều lĩnh của Adrian khoác lên mình vẻ đẹp rực rỡ dưới ráng chiều ở phía nam hòn đảo.

Đọc tiếp “CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TỪ ĐÁ CÂN BẰNG (BALANCING ROCK) – MỘT TRONG NHỮNG GIÁ TRỊ THẨM MỸ CỦA ĐA DẠNG ĐỊA HỌC”

Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lý Sơn – Bình Châu và vùng phụ cận

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lý Sơn – Bình Châu và vùng phụ cận của tỉnh Quảng Ngãi gồm 28 thành viên do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Quang Thích làm trưởng ban.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, bảo tồn, phát huy, phát triển Công viên địa chất trình cấp thẩm quyền phê duyệt để triển khai tổ chức thực hiện.

Huy động sự hợp tác giữa các cơ quan công quyền với cộng đồng địa phương, các tổ chức tư nhân (hợp tác công tư – PPP), các cơ quan nghiên cứu,  giáo dục, trong việc xây dựng cơ chế chính sách và vận hành Công viên địa chất, trong kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa của khu vực.

Tổ chức điều tra thực tế, hội thảo khoa học quốc tế, đề xuất tiến độ, biên soạn tài liệu, tập huấn bồi dưỡng, xây dựng hồ sơ khung; Tiến hành lập Hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu đối với Công viên địa chất của tỉnh Quảng Ngãi. Đọc tiếp “Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lý Sơn – Bình Châu và vùng phụ cận”

CÁ CHẾT HÀNG LOẠT Ở VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ – THÊM MỘT VÍ DỤ CHO MÔN HỌC QUẢN LÝ TỔNG HỢP ĐỚI BỜ

Hà Quang Hải

  1. Thảm họa biển Bắc Trung Bộ – thảm họa Vũng Áng

Có thể nói, cá chết hàng loạt ở ven biển Bắc Trung Bộ là thảm họa môi trường do con người gây ra (nhân tai) chưa từng có tại Việt Nam. Hiện tượng cá chết xuất hiện ngày 6 tháng 4, từ Vũng Áng, Hà Tĩnh sau đó lan đến biển Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Lượng cá chết 30 tấn, 40 tấn hay bao nhiêu tấn còn là dấu hỏi. Sự kiện này đã kéo dài 3 tuần; 5 – 6 bộ, ngành cùng với 4 tỉnh trên đã vào cuộc; phó thủ tướng và thủ tướng đã chỉ đạo xác định nguyên nhân và hỗ trợ kịp thời cho người dân nuôi trồng và đánh bắt hải sản bị thiệt hại.

Việc xác định nguyên nhân làm cá chết hàng loạt như trên cần phải có kết quả sớm nhất để có giải pháp ngăn chặn. Những tác động đến môi trường tự nhiên và kinh tế – xã hội của thảm họa này chắc chắn phải được điều tra, đánh giá như: môi trường nước, môi trường đất, hệ sinh thái …, sức khỏe cộng đồng, thiệt hại của các ngành nghề liên quan như du lịch, dịch vụ…

Cá chết hàng loạt với lượng lớn (cả tầng mặt và đáy), trên qui mô rộng (4/6 tỉnh Bắc Trung Bộ), tác động đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, ảnh hướng rất lớn đến môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội. Giải quyết thảm họa này chắc chắn phải mất một thời gian dài.

Qua thảm họa cá chết hàng loạt, các cơ quan chức năng chắc chắn phải rà soát lại các báo cáo đánh giá tác động môi trường, hệ thống quan quan trắc, hệ thống giám sát môi trường đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, bởi rõ ràng việc vận hành những hoạt động này như thời gian qua là không hiệu quả. Qua thảm họa này cũng cần phải xem xét cải thiện qui trình phản ứng với thảm họa môi trường của các bộ, ngành, địa phương để tránh tình trạng chậm chạp, chồng chéo và lúng túng như hiện nay.

Môn học Quản lý tổng hợp đới bờ đã có ví dụ về “Thảm họa Minamata”, nay sẽ bổ sung thêm một ví dụ nữa – Thảm họa biển Bắc Trung Bộ” hay “Thảm họa Vũng Áng”. Đọc tiếp “CÁ CHẾT HÀNG LOẠT Ở VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ – THÊM MỘT VÍ DỤ CHO MÔN HỌC QUẢN LÝ TỔNG HỢP ĐỚI BỜ”