Sơ bộ về sản phẩm địa du lịch thứ cấp

Nguyễn Thị Quế Nam, Hà Quang Hải

(Địa môi trường giới thiệu kết quả luận văn cao học với đề tài Phát triển sản phẩm địa du lịch cho những điểm đến (lấy ví dụ một số điểm ven biển Nam Trung Bộ) do Nguyễn Thị Quế Nam thực hiện. Báo cáo đã được trình bày trước hội đồng Chuyên ngành Khoa học Môi trường, trường Đại học KHTN, Đại học QG. TPHCM ngày 25,12.2018. Nội dung giới thiệu gồm 4 phần: Phần 1-Sơ bộ về sản phẩm địa du lịch thứ cấp; Phần 2- Đặc thù địa học; Phần 3- Đặc thù văn hóa; Phần 4-Đề xuất phát triển sản phẩm địa du lịch thứ cấp. Báo cáo toàn văn được lưu trữ tại thư viện Trường Đại học KHTN, 227 Nguyễn Văn Cừ, Q.5, TP.HCM.

Tóm tắt luận văn: Dải bờ biển Nam Trung Bộ có tiềm năng phát triển địa du lịch, với nhiều geosite quý hiếm và độc đáo có thể thành lập công viên địa chất cấp quốc gia. Tuy nhiên, hầu như các sản phẩm địa du lịch nơi đây còn nghèo nàn, chưa đủ sức hấp dẫn du khách. Luận văn “Phát triển sản phẩm địa du lịch cho những điểm đến  (Lấy ví dụ một số điểm ven biển Nam Trung Bộ)” tạo ra hệ thống sản phẩm địa du lịch cho 3 công viên địa chất cấp quốc gia dự kiến:1) Công viên địa chất Đảo núi lửa Lý Sơn đặc thù địa hình núi lửa ấn tượng cùng với văn hóa Sa Huỳnh và những lễ hội biển đảo truyền thống; 2) Công viên địa chất Bờ biển Phú Yên từ sự đa dạng đá và các tác động ngoại sinh đã tạo ra sự đa dạng địa học gắn liền với nền văn hóa đá; 3) Công viên địa chất Bờ biển và Cao nguyên cát đỏ Ninh Thuận – Bình Thuận với cao nguyên cát đỏ đặc trưng cùng nền văn hóa Chăm. Dựa vào những đặc thù địa học – văn hóa, các sản phẩm địa du lịch được đề xuất phát triển. Sản phẩm địa du lịch sơ cấp là các geosite tại công viên địa chất. Sản phẩm địa du lịch thứ cấp bao gồm: 1) Thông tin địa chất; 2) Đường mòn địa chất; 3) Hoạt động địa chất; 4) Nhà địa chất; 5) Nông trại địa chất; 6) Ẩm thực địa chất; 7) Quà lưu niệm địa chất; 8) Cửa hàng địa chất; 9) Lễ hội văn hóa địa chất; 10) Học viện địa chất.  Các sản phẩm địa du lịch được thực hiện sẽ góp phần quảng bá các điểm đến cũng như thúc đẩy kinh tế, nâng cao mức sống cư dân.

1. Khái niệm

Theo UNESCO (1999) [34], các sản phẩm địa dụ lịch thứ cấp (SPĐDL) là loại sản phẩm thiên về hàng thủ công nghiệp được sản xuất có ý nghĩa về địa chất.

Theo hướng dẫn của GGN (2010) [35], các SPĐDL là công cụ để bảo vệ cảnh quan địa chất trong công viên địa chất. SPĐDL cần có sự kết hợp giữa truyền thống với hiện đại để làm tăng nhận thức về đa dạng địa học cho du khách.

Như vậy, SPĐDL không những tạo cơ hội trải nghiệm mới cho du khách, đẩy mạnh kinh tế địa phương mà còn nâng cao kiến thức về khoa học trái đất. Việc cung cấp những việc làm mới, cơ sở hạ tầng mới và những sản phẩm mới là những sáng kiến hấp dẫn khách du lịch đến với CVĐC hơn. Hệ thống các dạng SPĐDL thứ cấp trong CVĐC được tổng hợp trong hình 1.1 [20] theo 3 mục tiêu chính của CVĐC: bảo tồn, địa du lịch và giáo dục.

Hình 1.1 Hệ thống các SPĐDL kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong CVĐC [20]

2. Phân loại

Reynard (2008) [28] phân SPDDL thành hai nhóm gồm SPĐDL sơ cấp và SPĐDL thứ cấp:

        – SPĐDL sơ cấp (Original offer) đó chính là các di sản địa chất (ví dụ như dấu vết khủng long, khu vực cổ sinh vật học, các dạng địa hình, suối nước khoáng,..)

       – SPĐDL thứ cấp (Derived offer) (Hình 1.2): phát triển cơ sở hạ tầng, phương tiện di chuyển, sản phẩm khoa học thứ cấp (sách, quà lưu niệm, tài liệu điện tử, trò chơi…), hệ thống thuyết minh tại điểm đến (bảo tàng, trung tâm du khách, triển lãm, hướng dẫn tham quan, các bảng chỉ dẫn, thuyết minh, trang web).

Hình 1.2 Hệ thống các sản phẩm địa du lịch thứ cấp [26]

Dryglas và Miskiewicz (2014) [18] phân loại các SPĐDL thứ cấp ở Ba Lan thành bậc cơ bản và phức hợp gồm các sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể (Bảng 1.1 ).

Bảng 1.1 Cấu trúc phân loại sản phẩm địa du lịch thứ cấp [18]

3. Nguyên tắc phát triển

Các nguyên tắc cần chú ý khi phát triển SPĐDL thứ cấp như sau [20]:

  • SPĐDL phải mang đặc trưng của địa phương
  • SPĐDL phải là biểu tượng địa chất – địa mạo của vùng
  • SPĐDL là một công cụ thương mại hoặc giáo dục
  • SPĐDL phải tổng hợp được sản phẩm truyền thống địa phương và những nội dung khoa học địa chất
  • SPĐDL phải là sản phẩm thân thiện môi trường.

4. Một số ví dụ sản phẩm địa du lịch

SPĐDL ở các CVĐC trên thế giới được trình bày theo bảng 1.2

Bảng 1.2 Bảng tóm tắt SP ĐDL của một số CVĐC
Bảng 1.2 Bảng tóm tắt SP ĐDL của một số CVĐC
Hình 1.3 Một số hình ảnh minh họa về SPĐDL thứ cấp ở các CVĐC trên toàn thế giới

Địa du lịch và CVĐC ngày càng được quan tâm ở các nước trên thế giới bởi tính bền vững của loại hình này. Vì thế, phát triển SPĐDL trong các CVĐC là một công cụ tất yếu để phục vụ các hoạt động bảo tồn, giáo dục và phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội.

 

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s