Hà Quang Hải, Lê Thị Bạch Linh, Dương Thị Bích Huệ
1. Giới thiệu
Đồng Tháp Mười là vùng địa hình trũng lầy của đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên ba tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang và Long An theo hướng tây – đông. Phía bắc giáp với Cambodia, phía nam giới hạn bởi dải đất cao ven sông Tiền nối với giồng cát Cai Lậy (Tiền Giang), phía đông giáp với sông Vàm Cỏ Đông. Diện tích Đồng Tháp Mười có sự khác biệt giữa các tài liệu đã công bố: 8000 km2 [7], 950.000 hecta, 700.000 hecta hoặc 544.000 hecta [3], 13000 km2 [9], tài liệu “Viet Nam – Netherlands Cooperation” thể hiện Đồng Tháp Mười hầu hết diện tích bắc sông Tiền, sông Mỹ Tho đến ranh giới với Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh [11].
Tên gọi Đồng Tháp Mười có những tư liệu và giả thiết khác nhau: 1) ngôi tháp của ông vua thứ mười, 2) ngôi tháp thứ mười tính từ Lục Chân Lạp xuống, 3) tháp 10 tầng của Chân Lạp, 4) tháp canh thứ 10 (tính từ Ba Sao vào Gò Tháp), hoặc 10 tầng (còn gọi là thang trong) của nghĩa quân Thiên Hộ Dương để canh chừng giặc Pháp [3]. Khai quật khảo cổ học mới đây cho rằng Đồng Tháp Mười có thể có 10 tháp như truyền thuyết [5].
Trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, Đồng Tháp Mười là một trong những chiến khu quan trọng của quân giải phóng. Sau năm 1975, Đồng Tháp Mười đã được cải tạo thành vùng trồng lúa. Hiện nay, Đồng Tháp Mười có Vườn Quốc gia Tràm Chim và Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, nơi hệ sinh thái đất ngập nước được bảo tồn.
Đồng Tháp Mười cũng như các cảnh quan khác của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long có lịch sử phát sinh và phát triển trong Đại Kainozoi, trong đó giai đoạn Holocen có vai trò quyết định diện mạo cảnh quan hiện nay. Đọc tiếp “CẢNH QUAN ĐỒNG THÁP MƯỜI”