Tác giả: Nguyễn Thị Thắm
Trên cơ sở áp dụng các kỹ thuật xử lý bản đồ, ảnh viễn thám (Google Earth) và GIS, tác giả đã tính toán sự biến đổi diện tích của ba đối tượng: khu dân cư, đầm lầy trũng (vùng chứa nước mưa và nước thủy triều), và kênh rạch khu vực Phú Mỹ Hưng (16 km2), các năm 1990, 2001 và 2012 (Hình 1).
![]() |
![]() |
![]() |
1a 1b 1c
Hình 1: Bản đồ sử dụng đất năm 1990 (1a), 2001 (1b), 2012 (1c)
Biến đổi diện tích ba đối tượng được tính theo ô lưới (2 km2) (Hình 2) và theo năm (Hình 3; 4) để thấy rõ xu hướng phát triển đô thị theo thời gian và không gian.
![]() |
![]() |
![]() |
2a 2b 2c
Hình 2: Biến đổi diện tích đối tượng theo các ô: dân cư (1a), kênh rạch (2b), đầm lầy (2c)
![]() |
![]() |
![]() |
3a 3b 3c
Hình 3: Biến đổi diện tích đối tượng theo các năm: dân cư (3a), kênh rạch (3b), đầm lầy (3c
![]() |
![]() |
![]() |
4a 4b 4c |
Hình 4. Biến đổi các đối tượng theo các năm (tính theo %): 1990 (4a), 2001 (4b), 2013 (4c)
Các biểu đồ trên cho thấy, sau 22 năm bản chất và chức năng địa hình khu vực nghiên cứu đã bị đảo ngược hoàn toàn. Khu vực vốn dĩ là vùng đầm lầy với hệ thống kênh rạch chiếm 78% vào năm 1990 có chức năng thoát và điều hòa nước thì đến năm 2012 chỉ còn 17%, thay vào đó là bề mặt địa hình đắp cao (khu dân cư, đô thị) tạo thành các dải phân thủy nhân tạo.
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập mưa và ngập triều những năm qua tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tóm tắt kết quả đề tài thạc sỹ Chuyên ngành Khoa học Môi trường
Báo cáo ngày 30.09.2015
Lưu trữ: Thư viện Trường Đại học KHTN, Đại học Quốc gia TP.HCM.
xem ban dung hinh so sanh, moi biet dien tich dan cu phat trien chong mat trong nam gan day.The ngap lut la chinh xac roi,.lap het song rach ma.