1) Mục tiêu: Giúp sinh viên nhận dạng, khảo sát đặc điểm tự nhiên dải ven biển, các loại hình tài nguyên, các vấn đề môi trường ven biển.
2) Tham dự gồm các chuyên ngành: Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường (15 sinh viên)
Khoa học môi trường (22 sinh viên)
Môi trường và Tài nguyên biển (14 sinh viên)
Viễn thám và GIS trong quản lý tài nguyên và môi trường (15 sinh viên)
3) Nội dung thực hiện tại các điểm khảo sát:
Điểm 1: Cửa sông Lộc An. Đo vẽ bình đồ cửa Lộc An, giải thích sự biến động cửa sông theo thời gian, nguyên nhân sự dịch chuyển cửa sông, giải pháp chống xói lở hiệu quả.
Điểm 2: Mỏ cát thủy tinh Bình Châu. Đo vẽ mặt cắt ngang mỏ cát thủy tinh, tính trữ lượng, giải thích nguồn gốc hình thành.
Điểm 3: Nước khoáng-nóng Bình Châu. Vẽ bình đồ diện phân bố suối nước nóng – khoáng Bình Châu, tìm hiểu cơ chế hình thành.
Điểm 4: Kè luồng La Gi. Giải thích vai trò của hệ thống kè luồng các cửa sông Dinh, sông Cà Ty, hồ Chàm, liên hệ với cửa Lộc An
Điểm 5: Công viên đá Hoa Cương Kê Gà, Xác định diện tích công viên đá Kê Gà, phân vùng công viên theo đặc điểm tự nhiên, giải thích sự hình thành các cột đá, tháp đá, đảo đá. Đánh giá các giá trị khoa học và bổ sung để phục vụ phát triển du lịch.
Điểm 6: Suối Nhum. Quan sát khu vực xảy ra hiện tượng vỡ đập chứa do khai thác titan. Xác định những tác động môi trường do khai thác ti tan ven biển.
Điểm 7: Thung lũng Suối Tiên. Đánh giá các giá trị khoa học và bổ sung để phục vụ phát triển du lịch., xác định khoáng sản chính trong cát đỏ, đánh giá những yếu tố gây suy giảm chất lượng geosite, giải pháp bảo tồn
Điểm 8: Cồn cát hiện đại Bàu Trắng. Xác định đặc điểm hình thái cồn cát tại Bàu Trắng, nguyên nhân hình thành, sự biến đổi theo thời gian, không gian, giá trị chức năng và khoa học của Bàu Trắng. Tìm hiểu sự hình thành hồ nước ngọt Bàu Trắng.
Điểm 9: Vẽ bình đồ mạng thung lũng xâm thực hiện đại trên cao nguyên Cát đỏ, giải thích nguyên nhân hình thành, đề xuất giải pháp xử lý.
Điểm 10: Bờ biển Gành Son. vẽ mặt cắt, mô tả đặc điểm tự nhiên, xác định giá trị khoa học và thẩm mỹ, đánh giá hiện trạng, giải pháp sử dụng và bảo tồn.
Điểm 11: Bãi đá cuội bảy màu Cổ Thạch. Đánh giá khối lượng, đo vẽ mặt cắt ngang bãi đá 7 màu, xác định thành phần, kích thước, màu sắc cuội. Giải thích sự hình thành bãi cuội bảy màu. Đánh giá các giá trị khoa học và bổ sung để phục vụ phát triển du lịch.
Điểm 12: Cánh đồng điện gió Tuy Phong. Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, tìm hiểu hệ thống thiết bị, khả năng sử dụng mặt đất hiệu quả.
4) Thời gian: Từ ngày 26/12/2015 đến 29/12/2015
5) Chuẩn bị:
– Bản đồ địa hình 1:50.000 tuyến lộ trình
– Bản đồ số các điểm theo tuyến lộ trình
– Ảnh vệ tinh tại từng điểm khảo sát chi tiết 1:500 có lưới tọa độ
– GPS, địa bàn, thước dây
– Máy ảnh, máy quay phim
– Máy đo cao, đo xa (thầy cô)
6) Phân chia nhóm và giáo viên phụ trách:
Chuyên ngành Khoa học Môi trường (4 Nhóm) cô Chi phụ trách
Chuyên ngành Môi trường và tài nguyên biển (3 nhóm) cô Tuyến phụ trách
Chuyên ngành Tài nguyên thiên nhiên và Môi Trường (3 nhóm) cô Tuyến phụ trách
Chuyên ngành Viễn Thám và GIS (5 nhóm) cô Hiền phụ trách
7) Sản phẩm:
– Theo nôi dung mục 3
– Hình ảnh, clip, báo cáo, mẫu vật.
Phụ trách môn học
Hà Quang Hải