GIỚI THIỆU DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI ĐỚI BỜ THEO TUYẾN THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG – TÀI NGUYÊN ĐỚI BỜ

(Nguyễn Trường Ngân  Nguyễn Ngọc Tuyến)

1. Mở đầu

1.1. Một số khái niệm

Hệ sinh thái (Ecosystem) Trong bài viết này được hiểu là một phức hệ động giữa các quần xã động, thực vật và vi sinh vật, cùng với môi trường vô sinh, tương tác lẫn nhau như một đơn vị chức năng (UNEP, 2004).

Như vậy, có thể hiểu hệ sinh thái là sự tích hợp giữa các quần xã với sinh cảnh.

Chức năng hệ sinh thái (Ecosystem function) là một đặc tính nội tại của HST liên quan đến một tập hợp các điều kiện và tiến trình để duy trì tính toàn vẹn của HST (như năng suất sơ cấp, chuỗi thức ăn, chu trình địa hóa). Các chức năng của HST gồm có các tiến trình như phân hủy, sản xuất, chu trình dinh dưỡng, dòng dinh dưỡng và năng lượng (UNEP, 2004)

Dịch vụ hệ sinh thái (Ecosystem services) là những lợi ích mà con người có được từ HST. DVHST bao gồm: dịch vụ cung cấp, ví dụ lương thực và nước; dịch vụ điều tiết, ví dụ kiểm soát lũ và dịch bệnh; dịch vụ văn hóa, ví dụ tinh thần, giải trí, văn hóa; và dịch vụ hỗ trợ, ví dụ chu trình dinh dưỡng giúp duy trì các điều kiện sống trên trái đất. Khái niệm “hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái (ecosystem goods and services) đồng nghĩa với khái niệm DVHST (UNEP, 2004).

Phản DVHST (Ecosystem Dis-services) là những tác động do con người gây ra làm phá hủy DVHST (Zhang, 2007)

Hệ sinh thái đới bờ (Coastal ecosystem) là một phần diện tích nơi mà đất và nước tham gia để tạo ra một môi trường có một cấu trúc, sự đa dạng và dòng năng lượng riêng biệt. HST đới bờ bao gồm các đầm muối, rừng ngập mặn, đất ngập nước, cửa sông và các vịnh, và là nơi trú ngụ của nhiều loài động thực vật khác nhau. Các HST đới bờ rất nhạy cảm với những thay đổi môi trường (The Environmental Literacy Council, 2015).

Hệ đới bờ (Coastal system) là các hệ thống bao gồm phần diện tích mặt đất bị ảnh hưởng bởi thủy triều và bãi cát, kết hợp với các vùng biển gần bờ. Hệ sinh thái đới bờ thuộc phần đất liền được xác định tối đa 100km tính từ bờ biển hoặc 100m độ cao (tùy giới hạn nào gần biển hơn), và phần biển gần bờ được giới hạn bởi độ sâu 50m tính từ bờ biển (UNEP, 2006).

1.2. Phân loại các hệ sinh thái đới bờ

Là các HST có năng suất sinh học cao nhất, đồng thời cũng là các HST bị đe dọa nhất trên thế giới. Thành phần bao gồm các HST trên cạn (ví dụ HST cồn cát), các HST nước lợ, các HST ven bờ và các HST đại dương. Cơ sở để xác định ranh giới các HST là dựa vào khái niệm hệ đới bờ theo UNEP, 2006.

Các hệ sinh thái đới bờ phân thành 10 dạng như hình 1.

hinh 1
Hình 1. Phân loại các hệ sinh thái đới bờ (Nguồn: tổng hợp từ UNEP, 2006)

  2. Chức năng và dịch vụ của các HST đới bờ

Các tác giả De Groot, Wilson và Boumans (2002) đã tổng hợp được 22 chức năng chính của các HST đới bờ chia thành 4 nhóm, gồm: Điều tiết (10 chức năng), sinh cảnh (2 chức năng), sản xuất (5 chức năng), và thông tin (5 chức năng). Từ 22 chức năng chính này, các tác giả cũng đề xuất môt số DVHST phổ biến đang được con người khai thác trên thế giới.

Các DVHST được các tác giả ghi nhận (bảng 1) là những DV có tính bền vững về mặt sinh thái vì chúng được tạo ra từ các chức năng của hệ sinh thái. Các tác giả này bỏ qua các hoạt động khai thác kém bền vững, ví dụ hoạt động khai thác dầu khí và các nguồn tài nguyên không tái tạo khác (tất cả đều là hàng hóa liên quan đến thị trường). Đối với các hoạt động này, chúng tôi sẽ bàn đến trong nội dung phản DVHST.

Bang 1

3. Dịch vụ của các HST điển hình theo tuyến thực tập đới bờ

3.1. Các HST điển hình

Tuyến thực tập môi trường – tài nguyên đới bờ năm 2018 của sinh viên ngành Khoa học Môi trường trường Đại học Khoa học tự nhiên có tổng chiều dài 346 km, khảo sát chi tiết tại 12 điểm (hình 2)

hinh 2
Hình 2. Bản đồ tuyến thực tập

Căn cứ vào phân loại sinh cảnh đới bờ theo UNEP (Bảng 1) và đối chiếu với thực tế khảo sát, chúng tôi ghi nhận bốn HST điển hình theo tuyến thực tập đới bờ như sau (bảng 2). Đọc tiếp “GIỚI THIỆU DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI ĐỚI BỜ THEO TUYẾN THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG – TÀI NGUYÊN ĐỚI BỜ”

SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG GIÓ

1. Giới thiệu chung

Toàn cầu, tổng mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp hàng năm (2005) ước tính là 500.1015 Btu. Riêng nước Mỹ tiêu thụ 105.1015 Btu, tập trung trong các lĩnh vực: Công nghiệp, giao thông, thương mại và dân dụng được minh họa trong Hình 1.1. Khoảng 40% tổng mức năng lượng sơ cấp được sử dụng để sản xuất điện. Gần 70% năng lượng được sử dụng trong nhà và văn phòng dưới dạng điện năng. Nhu cầu điện trên toàn thế giới là 15 nghìn tỷ kWh (2005) và đạt 19 nghìn tỷ kWh trong 2015. Mức gia tăng trung bình hàng năm về nhu cầu điện năng trên toàn thế giới là 2,6%. Tốc độ gia tăng ở các nước đang phát triển được dự đoán khoảng 5%, gần gấp đôi mức tăng trung bình của thế giới. Điện trên thế giới được sản xuất chủ yếu bằng nhiên liệu hóa thạch trong hơn hai thế kỷ, vài nơi nhu cầu điện có thể được đáp ứng bằng các nhà máy điện hạt nhân nhưng chỉ mới hơn 5 thập kỷ qua. Những lo ngại môi trường ngày càng gia tăng trong những năm gần đây liên quan đến sự nóng lên toàn cầu và những tác động tiêu cực của phát thải carbon đã đặt ra một yêu cầu mới về các nguồn năng lượng sạch và bền vững như gió, biển, mặt trời, sinh khối và năng lượng địa nhiệt. Trong số này, năng lượng gió và mặt trời đã phát triển đáng kể trong 10 năm qua. Cả hai đều là nguồn năng lượng dồi dào và không gây ô nhiễm. Ngoài ra, với hai nguồn năng lượng này, điện có thể được sản xuất và cung cấp cho khu vực lân cận, gần các nhà máy sản xuất; do đó, giúp tiết giảm chi phí lắp đặt hệ thống đường dây điện cao thế chạy từ khu vực ngoại thành và nội thành. Việc cho phép tư nhân hoá và khuyến khích lựa chọn của người tiêu dùng đối với các nguồn năng lượng xanh (green power) ở nhiều nước đang giúp mở rộng thị trường cho điện gió (wind power) và quang điện (Photovoltaic Energy) với tốc độ ngày càng tăng.

Hinh 1.1Hình 1.1: Tỉ lệ tiêu thụ năng lượng trong 3 lĩnh vực lớn của Mỹ

Tổng nhu cầu điện ở Mỹ đã đạt gần 4 nghìn tỷ kWh trong năm 2005, với tổng giá trị đạt 300 tỷ đô la. Để đáp ứng nhu cầu này, các cơ sở với công suất hơn 800 GW được lắp đặt tại Hoa Kỳ. Nhu cầu điện trên cả nước đã tăng lên theo tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Với tốc độ đó, Mỹ cần phải bổ sung 200 GW vào 2015.

Trung Quốc hiện là nước tiêu thụ điện lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Nhu cầu điện năng của Trung Quốc tăng 15% trong năm 2003, so với dự báo của các nhà hoạch định kinh tế chỉ 5% . Hiện tại, tổng nhu cầu đã vượt quá 460 GW vào cuối 2005. Ấn Độ là một quốc gia có nhu cầu năng về lượng tăng hơn 10% mỗi năm. Tốc độ gia tăng này, cùng với số dân đông, sẽ làm cho hai quốc gia này phát triển nhanh chóng thị trường cho tất cả các nguồn năng lượng điện, bao gồm cả năng lượng tái tạo.

Ngày nay, việc xây dựng các nhà máy sản xuất điện năng đang trở nên phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới vì khó khăn trong việc tìm vị trí cho lắp đặt các cơ sở sản xuất và truyền tải điện dưới bất kỳ hình thức nào. Tại Mỹ, không có nhà máy điện hạt nhân nào được yêu cầu hoặc thiết lập từ năm 1978. Với mức chi phí cao, những đổi mới về thiết kế liên quan đến an toàn trong quá trình xây dựng và sự phản đối của cộng đồng địa phương đối với các nhà máy này, các nhà máy điện hạt nhân không phải là lựa chọn hàng đầu trong ba thập kỷ qua. Nếu không có nhà máy điện hạt nhân mới được xây dựng và các nhà máy hiện tại không được cấp phép lại khi hết thời hạn 40 năm, sản lượng điện hạt nhân dự kiến sẽ giảm mạnh sau năm 2010. Sự suy giảm này phải được thay thế bằng các nguồn năng lượng khác. Với giá khí đốt tăng dài hạn, các cơ sở sản xuất có khả năng sẽ dùng than để sản xuất điện. Mỹ có trữ lượng than khổng lồ, tương đương với hơn 250 năm sử dụng ở mức hiện tại. Tuy nhiên, điều này sẽ yêu cầu các công nghệ đốt than sạch (clean coal-burning technologies) để có được sự chấp thuận hoàn toàn từ cộng đồng.

Các giải pháp thay thế cho điện hạt nhân và nhiên liệu hóa thạch là các công nghệ năng lượng tái tạo như: thủy điện, ngoài các công nghệ đã đề cập bên trên. Các dự án thủy điện quy mô lớn ngày càng trở nên khó triển khai hơn trong những năm gần đây do cạnh tranh trong việc sử dụng đất và tài nguyên nước. Các yêu cầu tái cấp phép của các nhà máy thủy điện hiện tại thậm chí có thể dẫn đến việc yêu cầu loại bỏ một số đập nhằm bảo vệ hoặc phục hồi môi trường sống của động vật hoang dã. Ngược lại, trong số các nguồn năng lượng tái tạo khác, gió và mặt trời gần đây đã cho thấy sự tăng trưởng nhanh chóng trên toàn thế giới.

Hiện trạng và lợi ích của các nguồn năng lượng tái tạo được so sánh với các nguồn thông thường trong Bảng 1.1 và Bảng 1.2.

bang 1.1
Bảng 1.1: So sánh các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng truyền thống
bang 1.2
Bảng 1.2: Lợi ích của việc sử dụng điện tái tạo

Các nhà khoa học và nhà kinh tế về năng lượng tin rằng nguồn năng lượng tái tạo sẽ nhận được nhiều khuyến khích của quốc gia hơn nếu lợi ích xã hội của chúng được công nhận đầy đủ. Ví dụ, giá trị của việc không tạo ra 1 tấn CO2, SO2 và NOx, và giá trị của việc không xây dựng đường dây điện cao thế dài chạy qua khu vực nông thôn và thành thị không được phản ánh đầy đủ cho giá của năng lượng tái tạo hiện tại. Nếu năng lượng tái tạo có được chứng nhận về việc giảm ô nhiễm của phát thải 600 tấn CO2 trên mỗi một triệu kWh điện tiêu thụ, chúng sẽ có được sự thúc đẩy lớn hơn nữa cùng với những ưu đãi nhiều hơn so với hiện tại của chính phủ Mỹ. Đọc tiếp “SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG GIÓ”

LƯU VỰC HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI VÀ VÙNG PHỤ CẬN DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ, ĐẶC ĐIỂM DÒNG CHẢY VÀ DIỄN BIẾN MƯA THEO KHÔNG-THỜI GIAN

Vũ Văn Nghị

Bài giảng này khái quát về đặc điểm dòng chảy và diễn biến mưa trong lưu vực HTS Đồng Nai và duyên hải Nam Trung Bộ bổ sung cho giáo trình thực tập môi trường đại cương của ngành Khoa học môi trường, trường Đại học KHTN, Đại học QG.TP.HCM.

Lo trinh thuc tap

hinh 2

Cau la Nga

Thuy dien Dai NinhSong Cai Nha Trang

Dien bien mua

Link: Thuỷ văn lưu vực HTS Đồng Nai

 

Tài liệu tập huấn Thực tập Môi trường đại cương 2017

1/ Giới thiệu tuyến lộ trình thực tập

Link: Lộ trình thực tập MTDC_2017_Thầy Hà Quang Hải

2/ Khí hậu dọc tuyến hành trình

Link: KHI-HAU-MT_2017_Cô Nguyễn Thị Phương Thảo

3/ Sinh thái học môi trường theo lộ trình thực tập

Link: Sinh thái học MT 2017_ Cô Dương Thị Bích Huệ

4/ Hướng dẫn khảo sát phẫu diện đất, đo vẽ ô tiêu chuẩn thực vật và vẽ lát cắt tài nguyên MT tổng hợp

Link: Tập huấn MT đại cương 2017_Thầy Nguyễn Trường Ngân

5/ Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi

Link: Hướng dẫn bảng câu hỏi _Cô Hoàng Thị Phương Chi

6/ Hệ thống xử lý nước cấp và nước thải

Link: Các hệ thống xử lý nước_ Thầy Lê Tự Thành

7/ Danh sách sinh viên 15KMT

Link: Danh sách sinh viên 15KMT

LIÊN HỆ GIỮA XÓI LỞ NHANH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI

Edward J. Anthony *, Guillaume Brunier *, Manon Besset *, Marc Goichot **, Philippe Dussouillez *& Van Lap Nguyen ***

Đại học Aix-Marseille, CEREGE UMR 34, 13545 Aix en Provence, France, Institut Universitaire de France;

**Trưởng quản lý Chương trình thủy điện bền vững và lưu vực sông, WWF – Greater Mekong, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam;

*** Phân viện Địa Lý tại TP. Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), Số 01 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam;

Liên hệ người chịu trách nhiệm chính Edward J. Anthony (email:anthony@cerege.fr)

Bài đăng tại http://www.nature.com/scientificreports

Tiếp nhận: 12-05-2015
Phê duyệt: 04-09-2015
Công bố : 08-10-2015

Trong khi dư luận quốc tế đang ngày càng quan tâm đến sự sống còn của các đồng bằng, thì Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng bằng lớn thứ ba trên thế giới, với dân số đông đúc, được xem như vùng sản xuất lương thực quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á và là nơi tập trung đa dạng sinh học quy mô thế giới đang ngày càng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người và đang xuất hiện hiện tượng sụt lún và xói lở bờ biển. Ở thượng nguồn sông Mê Kông, đã có khá nhiều đập thủy điện được xây dựng và nhiều đập thủy điện khác đang nằm quy hoạch. Từ ảnh vệ tinh SPOT 5 có độ phân giải cao, chúng tôi đã định lượng được sự xói lở bờ biển và mất đất trên quy mô lớn trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến 2012, và sự ảnh hưởng đang diễn ra đối với hơn 50% của 600 km chiều dài bờ biển vốn đã và đang bị xâm thực mạnh mẽ. Hiện tượng xói lở xảy ra, mặc dù không có ghi nhận nào về sự thay đổi lưu lượng trên sông cũng như các điều kiện về sóng và gió trong thời gian nêu trên, được cho là có liên quan đến (1) Sự suy giảm đáng kể trầm tích lơ lửng từ sông Mê Kông đến vùng ven bờ biển và sự suy giảm này có thể có mối liên hệ với việc các đập giữ lại trầm tích, (2) Hoạt động khai thác cát vì mục đích thương mại trên quy mô lớn trên sông và dọc các kênh rạch ở vùng đồng bằng, và (3) Lún đất do khai thác nước ngầm. Sự xói lở bờ biển đã là nguyên nhân gây ra sự di dân ở vùng ven biển. Đây chính là mối hiểm họa khác nữa đối với sự toàn vẹn của vùng đồng bằng rộng lớn này của châu Á, giờ đây còn được xem là đặc biệt dễ bị tổn thương do hiện tượng sụt lún gia tăng, nước biển dâng, và tình trạng này trong tương lai sẽ nghiêm trọng hơn do các đập thủy điện.

Các vùng đồng bằng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn trầm tích ổn định để duy trì đường bờ biển và bù lún. Vì lượng trầm tích trên sông ngày càng thiếu hụt do bị giữ lại sau các các đập thủy điện, nhiều đồng bằng trên thế giới đang phải đối mặt với hiện tượng lún và xói lở nhanh hơn, mất đất trên diện rộng và dễ bị tác động hơn bởi lũ lụt và nước biển dâng [1, 2].Tính dễ bị tổn thương tăng lên gây nên các hậu quả về các mặt chính trị, kinh tế và môi trường cho nhiều vùng đồng bằng trên thế giới, và đòi hỏi các nỗ lực quốc tế trong việc phối hợp nghiên cứu và hoạch định chính sách hướng tới việc duy trì và phục hồi các vùng đồng bằng bền vững [3, 4]. Một thí dụ, các mối quan ngại trên đã được thể hiện, khi Hội đồng khoa học Quốc tế (ICSU) phê chuẩn sáng kiến ―Đồng bằng Bền vững 2015. Hình thành muộn hơn gần một thế kỷ so với các đồng bằng lớn khác ở Châu Á, Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với thách thức lớn về tính bền vững của nó khi trở nên dễ bị tổn thương bởi tình trạng xói lở, nước biển dâng và lũ lụt từ hậu quả của việc xây dựng các đập thủy điện vào những thập niên 70 và 80. Lưu vực ĐBSCL (hình 1) nằm trên lãnh thổ của 6 quốc gia, là lưu vực sông có diện tích lớn thứ 12 trên thế giới. Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng lớn thứ 3 trên thế giới [6], là nơi định cư của gần 20 triệu dân [7], có vai trò rất quan trọng đến an ninh lương thực của khu vực Đông Nam Á, cung cấp 50% sản lượng lương thực của Việt Nam [8]. Đặc biệt, Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp 90% sản lượng lúa xuất khẩu nhờ đó Việt nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới, cung cấp 60% thủy sản xuất khẩu của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ đô la. Ngoài ra Đồng bằng sông Cửu Long là một khu vực phát triển năng động về nông nghiệp nói chung và chăn nuôi gia súc nói riêng [8]. Bên cạnh đó, vùng hạ lưu sông cũng là nơi có mức độ đa dạng sinh học về cá trên một đơn vị diện tích cao hơn so với bất kỳ lưu vực sông lớn nào trên thế giới, về mức độ đa dạng chung chỉ đứng sau sông Amazon [9].

hinh-1

Đọc tiếp “LIÊN HỆ GIỮA XÓI LỞ NHANH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI”

TÀI LIỆU TẬP HUẤN CHUYÊN MÔN PHỤC VỤ THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG 2016

Nhằm giúp sinh viên chuẩn bị tốt cho chuyến thực tập sắp tới (tháng 07/2016), các thầy cô Khoa Môi trường đã tổ chức cho sinh viên 2 ngành: Khoa học Môi trường và  Công nghệ Môi trường buổi tập huấn chuyên môn ngày 25/06/2016. Bên dưới là các file bài giảng trong buổi tập huấn vừa qua.

1/ Giới thiệu Lộ trình Thực tập Môi trường đại cương do Thầy Hà Quang Hải biên soạn. Bài giảng cung cấp cho sinh viên các kiến thức khái quát nhất về môn học bao gồm: Cơ sở môn học, mục đích môn học, phương pháp nghiên cứu, yêu cầu chuyên môn, lộ trình khảo sát và công tác chuẩn bị.

Lo trinh thuc tap Moi truong dai cuong

DKS Mo bauxite

DKS Langbian

Link: Gioi thieu lo trinh Thuc tap MTDC_2016

2/ Hướng dẫn đo vẽ Ô tiêu chuẩn thực vật và lát cắt Môi trường tổng hợp do Thầy Nguyễn Trường Ngân biên soạn. Bài giảng hướng dẫn sinh viên công tác nội nghiệp và ngoại nghiệp để đo vẽ ô mẫu thực vật tại Lang Biang. Đồng thời tài liệu cung cấp cách thức vẽ Lát cắt tổng hợp các vấn đề Tài nguyên Môi trường theo lộ trình thực địa.

Do ve o tieu chuan

Do ve o tieu chuan 2 Đọc tiếp “TÀI LIỆU TẬP HUẤN CHUYÊN MÔN PHỤC VỤ THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG 2016”

CHUYÊN ĐỀ: ĐẶC ĐIỂM ĐẤT FERALIC THEO TUYẾN THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG

(TS. Nguyễn Trường Ngân, Đại học Bách Khoa TP.HCM)

  1. Quá trình feralic (tích lũy sắt nhôm tương đối)

Feralic là quá trình hình thành đất phổ biến tại các vùng đồi núi của Việt Nam, tạo nên màu đỏ vàng cho đất. Quá trình này trải qua 2 giai đoạn với các điều kiện cần thiết như hình 1.

hinh 1
Hình 1: Tóm tắt quá trình feralic trên đất đồi núi Việt Nam

Các đá mẹ và mẫu chất giàu Fe, Al phổ biến ở Việt Nam là: Đá basalt, đá phiến sét và mẫu chất phù sa cổ.

Trong điều kiện địa hình dốc, SiO2 và các oxit kiềm, kiềm thổ bị thủy phân thành các chất hòa tan và dễ dàng bị rửa trôi do mưa. Các oxit Fe, Al ngậm nước để tạo thành các khoáng không tan như Limonite (Fe2O3.nH2O) hay Gippxite (Al2O3.nH2O) và được giữ lại trong đất, khiến tỷ lệ Fe, Al trong đất giàu lên tương đối.

Một số yếu tố hạn chế quá trình feralic:

– Trường hợp độ cao >1000m, nhiệt độ giảm dần, khí hậu càng lạnh, ẩm độ càng tăng, quá trình feralic yếu dần, quá trình tích lũy mùn tăng lên.

– Địa hình dốc thoải, sự rửa trôi giảm và quá trình feralic giảm.

– Thảm thực vật càng dày thì sự rửa trôi càng giảm và quá trình feralic giảm.

 2. Khái quát về thổ nhưỡng theo tuyến thực tập

Thực tập môi trường đại cương với lộ trình trải dài qua 4 tỉnh: TPHCM, Đồng Nai, Lâm Đồng và Khánh Hòa. Trong đợt thực tập này, sinh viên có cơ hội tiếp cận và nghiên cứu hầu hết các nhóm đất chính của vùng Đông Nam Bộ, Tây nguyên và Duyên hải miền Trung.

Tổng quan các loại đất dọc theo tuyến thực tập thể hiện như hình 2.

hinh 2
Hình 2: Bản đồ thổ nhưỡng dọc tuyến thực tập Môi trường Đại cương

Đọc tiếp “CHUYÊN ĐỀ: ĐẶC ĐIỂM ĐẤT FERALIC THEO TUYẾN THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG”

CẦU THIÊN NHIÊN LÝ SƠN (CỔNG TÒ VÒ LÝ SƠN)

Hà Quang Hải, Phan Hùng Việt

1.Giới thiệu

Các cây Cầu thiên nhiên (Natural bridges) còn được gọi là các vòm đá (Stone arches) là dạng địa hình khác thường hình thành do quá trình xói mòn của sông, biển vào các đá trầm tích phân lớp nằm ngang như cát kết, đá vôi, chúng không hình thành trên các đá biến chất và núi lửa [3].

Trên lãnh thổ Việt Nam, cho đến nay, dạng địa hình này mới được phát hiện một điểm duy nhất tại đảo núi lửa Lý Sơn (cù lao Ré) thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Người dân Lý Sơn gọi cây cầu này là cổng Tò Vò, chúng tôi gọi là Cầu Thiên nhiên Lý Sơn (Ly Son Natural Bridge), có nguồn gốc núi lửa thuộc dạng địa hình hiếm có trên thế giới (Hình 1).

Hình 1. Cổng Tò Vò Lý Sơn
Hình 1. Cổng Tò Vò Lý Sơn

2.Vị trí

Cầu thiên nhiên Lý Sơn nằm trên bãi biển phía bắc, thuộc thôn Tây 1, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; có tọa độ địa lý:

Kinh độ Đông:            09o05’59.92”               Vĩ độ Bắc:15o23’19.69”
UTM:  zone 49            X=   295971                    Y= 1702320

3.Đặc điểm địa mạo

Cầu Thiên nhiên Lý Sơn là dải đá bazan sót nhô trên bãi biển, chiều dài khoảng 20 m, điểm giữa cầu (trung tâm vòm) cao hơn bề mặt mài mòn biển 4,0 m, điểm hẹp nhất của cầu rộng khoảng 2,0 .

Các dạng địa hình (Hình 2)  tại khu vực này gồm:

Tovo_16_09_2009_N
Hình 2. Các bề mặt địa hình khu vực Cầu Thiên nhiên Lý Sơn (Cổng Tò Vò)

– Bãi biển mài mòn – tích tụ hiện đại: Ở phần thấp, sóng biển phá phần lớn các lớp đá bazan dòng chảy tới các lớp cát kết san hô. Ở phần cao, tích tụ phân bố sát chân bậc thềm 1, thành phần chủ yếu là cát, vụn san hô, mảnh khối bazan và cát kết tuf.

– Thềm bậc 1 tích tụ – mài mòn, cao khoảng 2,5 m (so với mực biển trung bình) phân bố thành dải rộng theo chân vách đổ lở phía bắc Giếng Tiền. Vật liệu tích tụ thềm 1 bao gồm hai lớp: trên là cát san hô dày 0,5 m; dưới là cuội sỏi, mảnh vụn san hô, mảnh, khối đá bazan, vụn cát kết tuf dày 1,0-1,5 m phủ trên cát kết san hô (gọi là đá kết) và đá bazan dòng chảy cấu tạo cổng Tò Vò là bề mặt mài mòn có độ cao tương đương thềm 1 (Hình 3).

– Vách biển (cliff) cao 20 – 40 m cắt vào sườn và một phần miệng núi lửa Giếng Tiền để lộ các lớp vật liệu phun nổ gồm cát kết tuf, bột kết tuf chứa các mảnh vụn đá bazan góc cạnh. Các mảnh vụn, khối đá rơi từ vách biển là vật liệu cấu thành thềm bậc 1, nhiều khối đá có kích thước lớn nhô trên mặt thềm tạo nên các tháp đá.

– Miệng núi lửa Giếng Tiền dạng lòng chảo. Gờ phía bắc miệng núi lửa đã bị sập đổ. Các khe nứt xuất hiện trên vách núi là dấu hiệu “nguy cơ” đổ lở của các khối đá trong tương lai.

h_3_na
Hình 3. Thềm 1 mài mòn (cầu Thiên nhiên Lý Sơn)
  1. Đặc điểm địa chất

Mặt cắt địa chất tại khu vực cổng Tò Vò và núi lửa Giếng Tiền từ dưới lên như sau:

  • Cát kết san hô, khung xương san hô gắn kết phân lớp 10 – 20 cm tạo bề mặt mài mòn lộ dọc bãi biển. Các lớp cắm về phía bắc có góc dốc 10 – 15 độ. Bề dày lộ khoảng 1,0 m.
  • Đá bazan mầu đen, ít lỗ rỗng, phân lớp, lộ rải rác thành các khối nhỏ trên bãi biển mài mòn. Quá trình phá hủy của sóng để lộ đá bazan phủ trên các lớp cát kết san hô (Hình 3, 5).
  • Các lớp cát kết tuf, bột kết tuf chứa mảnh đá, khối đá bazan cắm dốc từ miệng núi lửa về xung quanh, càng lên cao các lớp có góc dốc càng lớn (Hình 4).
  • Cát san hô, cuội sỏi, mảnh vụn san hô, mảnh và khối đá bazan, cát kết tuf dày 2,0 m (vật liệu cấu tạo thềm 1).

Hình 4.
Hình 4. Các lớp cát kết, bột kết tuf cắm dốc. Bazan dòng chảy nằm ngang phủ trên cát kết san hô
  1. Sự hình thành Cầu Thiên nhiên Lý Sơn

Cát kết san hô có tuổi tuyệt đối 1.900 ± 86 năm (trung bình 4 mẫu C14)[4]. Bazan dòng chảy từ miệng núi lửa Giếng Tiền chảy xuống địa hình thấp ven biển phía bắc phủ lên cát kết san hô chắc chắn có tuổi trẻ hơn.

Đá bazan gồm hệ thống khe nứt phát triển theo mặt lớp và theo phương thẳng đứng (cắt ngang lớp). Các khe nứt là vị trí xung yếu để sóng phá hủy, tách dần từng khối để hình thành cầu thiên nhiên (Hình 5). Hiện tại, cây cầu này vẫn đang bị phá hủy, nhất là vào thời kỳ giông bão, sóng cao và mạnh.

Tovo_P5
Hình 5. Hệ khe nứt phát triển theo mặt lớp và hệ khe nứt thẳng đứng

Trên bản đồ Địa du lịch cù lao Ré, Cầu Thiên nhiên Lý Sơn (Cổng Tò Vò) có số hiệu 9. Đây là điểm đầu tiên trong chuỗi các điểm thăm quan, tìm hiểu các điểm lý thú về địa chất và địa mạo núi lửa khu vực Giếng Tiền [1].

Đến Lý Sơn, không thể bỏ qua Cầu Thiên nhiên Lý Sơn – Cổng Tò Vò Lý Sơn. Ngoài việc thăm quan, tìm hiểu đặc điểm địa mạo, địa chất núi lửa, và cơ chế hình thành Cầu Thiên nhiên còn có cơ hội ghi lại những hình ảnh với cảnh quan thật ấn tượng của địa điểm này, đặc biệt vào lúc bình minh  và hoàng hôn.

Binh Minh_Ly Son

Hình 6. Bình minh.  Ảnh: Phuong D. Vo [2]

Hoan hon_Ly Son

Hình 7. Hoàng hôn. Ảnh: Yang Maverick [2]

Tài liệu tham khảo

[1]. Hà Quang Hải và nnk. Du lịch đảo núi lửa Lý Sơn (Cù lao Ré – cù lao Bờ Bãi). www.diamoitruong.com

[2]. Đảo Lý Sơn. http://dulichdaolyson.info/nhung-cung-bac-cam-xuc-khi-du-lich-dao-ly-son-2648.html

[3]. A.S. Goudie. 2004, Encyclopedia of Geomorphology. Routledge Ltd.

[4].M.  Korotky et al. 1995. Late  Pleistocene-Holocene  coastal  development  of  islands  off Vietnam. Journal Of  Southeast  Asian Earth Sciences, Vol. 11,  No. 4,  pp.  301-308.

 

 

 

 

TRIỂN LÃM “CON NGƯỜI – MÔI TRƯỜNG – TÀI NGUYÊN ĐỚI BỜ” NĂM 2016

Sau một kỳ học lý thuyết và chuẩn bị tài liệu cho môn Quản lý tổng hợp đới bờ và môn Tài nguyên Khoáng sản, đặc biệt chuyến thực địa kéo dài 4 ngày (26/12/2015 đến 29/12/2015), sinh viên lớp 12KMT thuộc 4 chuyên ngành (KHMT, TNTT&MT, MT&TNB và GIS) đã được đặt chân trên các điểm học tập ven biển rất ấn tượng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận. Ngày 06/01/2016, buổi báo cáo kết quả học tập dưới hình thức triển lãm kết hợp với kiểm tra kiến thức đã được tổ chức tại phòng F200, trường Đại học KHTN.

Cũng như những năm trước, các tác phẩm dự thi đã được sinh viên các lớp chuyên ngành chuẩn bị công phu, khá phong phú về thể loại như: video clip, ảnh nghệ thuật, poster, tranh cát và các mô hình bằng vật liệu từ ngoài trời (cát trắng, cát đỏ, cát xám, cuội, sỏi, đá…). Tất cả tác phẩm dự thi đều gắn với các nội dung của môn học.

Hinh 1

Sinh viên chuẩn bị trước cuộc thi

Đọc tiếp “TRIỂN LÃM “CON NGƯỜI – MÔI TRƯỜNG – TÀI NGUYÊN ĐỚI BỜ” NĂM 2016”