KHOÁNG VẬT OPAL

Hôm nay trên vietnamnet.vn có bài “Báu vật đá quí 14 tấn của đại gia Quảng Nam”. Bài báo giới thiệu khối đá Ô ban (nên viết là opal) của ông Trương Quốc Sỹ mua từ người dân khai thác tại huyện Đắc Min, tỉnh Đắc Nông vào năm 2009 với giá 2,5 tỷ đồng. Khối đá này đã được “Bộ VH-TT &DL cấp bằng công nhận Đá cảnh quí hiếm của Việt Nam, sau khi ông đưa khối đá ra triển lãm tại Hà Nội nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long”. Khối đá này đã được nhiều người trả giá 7,5 tỷ đồng nhưng ông Sỹ từ chối.

Vậy chúng ta nên tìm hiểu sơ bộ về khoáng vật opal và giá trị của nó.

Khoáng vật Opal: là khoáng vật thủy ngưng giao điển hình [1].

Thành phần hóa học: giống thạch anh nhưng chứa một lượng nước (SiO2.nH2O) và là chất vô định hình. Lượng nước không cố định, từ 1 đến 34%.

Hình dạng tinh thể: thường thành khối đặc xít giống thủy tinh, bề ngoài giống thạch nhũ.

Tính chất vật lý: Opal có rất nhiều màu sắc: từ không màu đến đủ các màu như trắng, xám, đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh dương, hồng, ô liu, nâu và đen. Trong số những màu này, opal đen là hiếm nhất, màu trắng và xanh là phổ biến nhất. Sự đa dạng màu sắc là do cấu trúc bên trong của opal làm cho nó nhiễu xạ ánh sáng [3]. Opal có ánh thủy tinh. Độ cứng 5 – 5,5. Dòn. Tỷ trọng 1,9 – 2,5.

Nguồn gốc:

Opal nhiều khi đọng trong các suối nhiệt dịch và suối phun của các khu vực núi lửa. Opal cũng phổ biến trong các lỗ hổng và các khe nứt giữa các đá phún xuất.

Những khối chính của opal chủ yếu thành tạo trong điều kiện ngoại sinh. Trong quá trình phong hóa các đá nhất là đá siêu bazơ, do sự phá hủy các silicat, silic được giải phóng tạo thành các dung giao; dung giao mất nước dần ngưng đọng lại thành ngưng giao.

Opal có thể trở thành các lớp trầm tích ở khu vực gần bờ biển do sự lắng đọng các dung giao silic từ sông vận chuyển tới.

Opal còn được hình thành khi các keo silic thay thế vào các di tích thực vật, nhất là vào các thân cây.

Opal còn là thành phần cấu tạo chính của một vài cơ thể như xác diatome, gai của hải miên, bộ xương của phóng xạ trùng…Các sinh vật này ăn dung dịch keo silic. Nhờ có bộ xương silic, các sinh vật này được bảo tồn thành hóa thạch rất nhiều [1].

Công dụng:

Opal đẹp dùng làm đá trang trí. Một số loại khác dùng trong công nghiệp gốm, đồ trang sức, chế tác đồ mỹ nghệ.

Opal có màu sắc đẹp, rất hiếm gặp và hiện nay chỉ có ở mỏ Lightning và Coocoran thuộc bang New South Wales, Australia. Hàng năm doanh thu 158,2 triệu USD, loại tốt sau khi chế tác bán được trung bình 6.630 $/carat, loại trung bình từ 390-790 $/carat (1 carat­ 0,2 gr) [2].

Dưới đây là một số hình ảnh về opal đẹp từ nguồn http://www.boredpanda.com/amazing-stonesminerals/

Sunset Fire Opal
Sunset Fire Opal
Luz Opal With Galaxy Inside
Luz Opal With Galaxy Inside
Ocean Inside An Opal
Ocean Inside An Opal
Lightning Ridge Black Opal
Lightning Ridge Black Opal
Opal Fossil
Opal Fossil

Tài liệu tham khảo:

[1]. A.G. Bê Chếch Chin. 1961, Giáo trình khoáng vật học. Nguyễn Văn Chiển dịch, Tô Linh và Hoàng Trọng Mai hiệu đính. Nhà xuất bản Giáo dục.

[2]. Phan Trường Thị. 2001, Đá quí – Hàng trang sức, một sắc thái văn hóa, một ngành công nghiệp. Nhà xuất bản trẻ.

[3]. Opal. https://en.wikipedia.org/wiki/Opal

H & H

Advertisement

Một suy nghĩ 1 thoughts on “KHOÁNG VẬT OPAL

Nhận xét về hoang son Hủy trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s