Dĩ An – Biên Hòa từ lâu đã nổi tiếng với việc khái thác đá làm vật liệu xây dựng. Đá ở khu vực này có chất lượng tốt, lớp phủ thường mỏng, đôi khi lộ ngay trên mặt địa hình; lại nằm rất gần các đô thị lớn (TP. HCM, Biên Hòa, Thủ Dầu Một) và các khu công nghiệp nên lợi ích kinh tế từ việc khai thác đá là rất lớn.
Hoạt động khai thác đá khu vực này đã có từ rất lâu, trước năm 1975 chỉ là những hoạt động khai thác nhỏ, nhưng vài chục năm trở lại đây cả khu vực đã trở thành vùng khai thác lớn. Một bề mặt địa hình trước đây cao 25 – 30 m phân bố ven sông Đồng Nai rất thích hợp cho việc phát triển đô thị nay đã trở nên nham nhở với các hố to, nhỏ đủ mọi hình dạng, nhiều hố sâu tới 80 m. Hiện trạng các moong khai thác khu vực này có thể sơ bộ phân thành ba dạng.
1) Các moong khai thác bỏ hoang, môi trường ô nhiễm, tiềm ẩn rủi ro
2) Các moong khai thác cũ có sự quản lý nhưng chưa được phục hồi, tiềm ẩn rủi ro
3) Moong khai thác được cải tạo thành khu du lịch
Dưới đây là những câu hỏi đặt ra cho các bạn SV lớp QLMT_K 25 sau khi thực hiện tuyến khảo sát hiện trạng các moong khai thác đá Đại học QG. TP.HCM – Châu Thới – Bửu Long.
Các hồ đá trong khuôn viên Đại học Quốc gia TP. HCM
Hiện trạng môi trường tại Hồ Đá lớn (trước nhà khách) và Hồ Quốc Phòng ?
Phác tính khối lượng đá đã lấy đi ở Hồ Đá lớn, hệ số và đặc điểm tầng đất phủ?
Đề xuất cải tạo, sử dụng mặt bằng?

Hồ đá Châu Thới
Hiện trạng môi trường Hồ đá Châu Thới (hồ bỏ hoang) và các mỏ đang khai thác lân cận?
Bình luận về thời điểm núi Châu Thới được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử văn hóa và thời điểm tiến hành hoạt động khai thác sườn núi (với hồ đá bỏ hoang) cũng như các hoạt động khai thác đá đang diễn ra hiện nay?
Đề xuất cải tạo, sử dụng mặt bằng?

Khu du lịch Bửu Long
Tại sao các hồ đá ở khu vực Đại học Quốc gia TP. HCM, khu vực Châu Thới thường không có các đảo như khu vực Bửu Long?
Đề xuất nâng cấp khu du lịch Bửu Long?
Có mối liên hệ gì từ 2 ảnh dưới đây?


H & H