BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG 2016

Chủ nhật, ngày 18 tháng 9 Bộ môn Khoa hoc môi trường tổ chức cho sinh viên KMT 14 báo cáo kết quả môn học Thực tập môi trường đại cương tại giảng đường 1, trường Đại học KHTN. Tham gia hội đồng gồm thày Hải (chủ tịch), cô Tuyến (thư kí), thày Tự Thành, cô Huệ, cô Dung (ủy viên).

Năm nay, Khoa Môi trường chủ trương đưa điểm môn học này sớm hơn 1 học kỳ, vì vậy ngay sau đợt thực tập ngoài trời vào cuối tháng 7, các nhóm đã được bộ môn yêu cầu hiệu chỉnh tài liệu cá nhân, chuẩn bị báo cáo nhóm ngay trong tháng 8. Đầu tháng 9, các nhóm làm việc trực tiếp với thày, cô phụ trách để hoàn thiện tài liệu.

Năm nay cũng là năm có số sinh viên theo học ngành khoa học môi trường đông nhất. Tổng cộng 187 sinh viên được chia thành 20 nhóm. Bộ môn đã bổ sung một số đề tài do số lượng nhóm gia tăng cũng như một vài thay đổi vị trí và nội dung thực tập ngoài trời do điều kiện khách quan. Những đề tài mới như “ Tác động nông nghiệp đến cảnh quan sơn nguyên Đà Lạt”, “Lưu vực sông Cái Nha trang và các vấn đề môi trường liên quan”, “Liệt kê và đánh giá sơ bộ các giá trị khoa học và bổ sung của các geosite theo tuyến lộ trình”.

Trước giờ báo cáo
Trước giờ báo cáo

Sau một ngày nghe đại diện các nhóm báo cáo, xem tài liệu nhóm, tài liệu cá nhân và mẫu vật, Hội đồng có một số nhận xét sau đây:

Ưu điểm:

Các nhóm hoàn thành khối lượng công việc theo yêu cầu môn học gồm: báo cáo tổng hợp theo chủ đề, mẫu vật (đá, đất, thực vật), bản đồ, mặt cắt cảnh quan, bình đồ ô tiêu chuẩn, nhật ký cá nhân.

Báo cáo chuyên đề được thực hiện bằng việc tham khảo các tài liệu thứ cấp từ nhiều nguồn (internet, giáo trình, bài giảng từ đợt tập huấn…) và các tài liệu do các nhóm thu thập ngoài trời trong đợt thực tập.

Các mẫu thực vật (thảo tập) và mẫu đất (lấy theo phẫu diện) được giáo viên phụ trách đánh giá tốt (đầy đủ, đúng qui định).

Phần lớn đai diện nhóm báo cáo đúng giờ, lưu loát, trả lời được các câu hỏi của hội đồng. Nhìn chung các bạn nắm khá vững nội dung chuyên đề do nhóm thực hiện.

Nhược điểm:

Một số báo cáo chuyên đề có nội dung dàn trải, chưa tập trung trọng tâm chủ đề. Báo cáo có sự thiếu cân đối giữa phần tổng quan (quá chi tiết) và vấn đề khu vực hoặc tỉnh (còn sơ lược). Một số trích dẫn từ internet nhưng thiếu đánh giá và kiểm chứng, ít sử dụng những tài liệu ngoài trời.

Phần lớn các mặt cắt, bình đồ chưa đáp ứng qui chuẩn như thiếu chỉ dẫn, tỷ lệ và phương vị.

Phần lớn nhật ký cá nhân được ghi chép sơ sài, thiếu hình vẽ, ghi chú và chưa thể hiện được sự chủ động quan sát các đặc điểm, hiện tượng (tự nhiên và xã hội…) ngoài trời của từng sinh viên.

Mẫu đá thu thập thiếu tính đại diện, không đảm bảo qui cách theo yêu cầu (kích thước, tên đá …).

Một số đại diện nhóm trình bày quá giờ qui định, trả lời câu hỏi dài dòng. Các bài trình bày (PPT) chưa hấp dẫn.

Một báo cáo nổi trội

Nổi trội trong buổi báo cáo kết quả Thực tập MTĐC năm nay là chuyên đề “Hoạt động du lịch ở Đà Lạt và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường” của nhóm 10 do bạn Linh Chi (trưởng nhóm) trình bày.

Báo cáo có cấu trúc hợp lý gồm 4 phần: 1) Điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch Đà Lạt; 2) Các loại hình du lịch ở Đà Lạt; 3) Những tác động của du lịch đến môi trường và 4) Các biện pháp bảo vệ môi trường.

Báo cáo có nội dung ngắn gọn nhưng khá đầy đủ. Các biểu đồ và hình ảnh được lựa chọn cẩn thận, có tính đại diện. Phần điều kiện tự nhiên (cơ sở nền tảng để phát triển du lịch Đà Lạt) được trình bày rõ ràng theo cấu trúc của một báo cáo cảnh quan: địa chất – địa hình – đất – thủy văn – khí hậu – sinh vật.

Các loại hình du lịch Đà Lạt được phân loại thành 6 nhóm: 1) Du lịch sinh thái; 2) Du lịch văn hóa, 3) Du lịch nghiên cứu, 4) Du lịch nghỉ dưỡng, 5) Du lịch thăm quan, giải trí và 6) Du lịch xu thế mới. Trong mỗi nhóm lại phân chia chi tiết thành các loại hình khác nhau, trong đó Du lịch nông nghiệp với mô hình Trang trại rau hữu cơ Organik Xuân Thọ (thuộc nhóm Du lịch sinh thái) và du lịch MICE (thuộc nhóm Du lịch xu thế mới) được xem là những đề xuất mới, phù hợp với đặc điểm môi trường tự nhiên Đà Lạt.

p1100310_organik

Trong phần Các biện pháp bảo vệ môi trường, báo cáo đưa ra những nhận định sau đây về xu hướng đô thị hóa Đà Lạt rất đáng để các nhà qui hoạch và các nhà quản lý quan tâm:

“Đứng trước đề tài “Đô thị hoá”, nhiều người cho rằng đây là một chiến lược rất tốt  để phát triển kinh tế và du lịch. Tuy nhiên, khi đem lợi, hại đặt trên bàn cân, thì việc có nên đô thị hoá hay không cũng cần phải suy nghĩ lại. Bởi lẽ:

– Đô thị hoá thu hút dân cư, dân số tăng lên, dẫn đến các vấn đề nhà ở và chất thải sinh hoạt. Vậy phải quy hoạch và chặt đi bao nhiêu ha rừng để xây dựng công trình dân cư? Số người dân tăng lên, nhiệt độ của Đà Lạt có thể giữ được sự thanh lạnh của nó hay không? Hiện tượng đảo nhiệt tại khu dân cư có đảm bảo được là sẽ không xảy ra hay không?

– Liệu Đà Lạt có giữ được nét đẹp đặc trưng của nó khi đứng trước sự giống nhau của các đô thị mới, trung tâm và đường phố mới hay không?

– Đặc biệt là hiện tượng “Dự án thắng quy hoạch”. Các siêu thị, ngân hàng, khách sạn,… chen chúc nhau trên cùng con đường trong khi những bãi đất trống cho dự án vẫn để đó chờ khởi công. Kẹt xe giờ cao điểm, các công trình thay thế khu đất trồng,…

Rõ ràng, ĐL không tránh khỏi ô nhiễm môi trường khi đứng trước cơn bão đô thị hoá.”

do-thi

Một báo cáo có nội dung phong phú, người trình bày lưu loát, súc tích đã thực sự cuốn hút người nghe.

H & H

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s