I. Nhà tư vấn du lịch
Jonathan Tourtellot là nhà tư vấn chuyên về du lịch bền vững và quản lý điểm đến. Ông cũng là nhà báo và biên tập viên các tạp chí Du lịch, Địa lý, và Khoa học. Mong muốn của ông là khuyến khích và thúc đẩy việc bảo vệ các điểm đến. Tourtellot là người khởi đầu khái niệm địa du lịch với định nghĩa “du lịch nhằm duy trì hoặc tăng cường đặc điểm địa lý của một địa điểm bao gồm di sản, thẩm mỹ, văn hóa, môi trường và phúc lợi của những người dân tại điểm đó. “Ông đã giúp các Hiệp hội Du lịch Hoa Kỳ phát triển nghiên cứu Địa du lịch năm 2002: Xu hướng mới trong Du lịch, một cuộc khảo sát hành vi du khách Hoa Kỳ và thái độ về vấn đề phát triển bền vững mang tính bước ngoặt.
Tourtellot đã sáng lập và điều hành Trung tâm Địa lý Quốc gia về Các điểm đến Bền vững trong chín năm. Ông là tác giả chính của Điều lệ địa du lịch (Geotourism Charter) với một tập hợp các nguyên tắc quản lý được thông qua và thực hiện bởi các điểm đến khác nhau trên thế giới từ Na Uy và Guatemala đến Thung lũng Douro của Bồ Đào Nha và thành phố Montreal. Ông khởi xướng và giám sát các cuộc điều tra Quản lý Điểm đến được báo cáo hàng năm trên trang bìa ấn bản phát hành Tháng Mười Một/Mười của tạp chí National Geographic Traveler. Để mở rộng phạm vi ngành du lịch và quản lý điểm đến, ông đã viết hai câu chuyện có chủ đề “The Two Faces of Tourism” và “The Tourism Wars,” cả hai câu chuyện đã giành giải thưởng Lowell Thomas. Là biên tập viên địa du lịch cho tạp chí Traveler, ông đã viết về các chủ đề như: sự mở rộng khu nghỉ mát, du lịch tự nhiên, du lịch di sản, và biến đổi khí hậu.
Tourtellot đã xây dựng chương trình Hướng dẫn Bản đồ Địa du lịch của Hội Địa lý Quốc gia. Chương trình này độc đáo ở chỗ mời gọi sự tham gia đầy đủ của các cư dân điểm đến và vì vậy đã nâng cao nhận thức về những tài sản đặc thù của địa phương. Là nhà địa lý học, đôi khi là nhiếp ảnh gia, và thuyết minh công chúng, Tourtellot đã diễn thuyết trước rất nhiều nhóm quốc gia và quốc tế, bao gồm các Tổ chức Du lịch Thế giới, UNESCO, và Hội đồng Du lịch và Du lịch Thế giới.
Trước khi hoạt động trong lĩnh vực du lịch, ông đã viết một vài sách National Geographic và là biên tập viên dự án cho một số tạp chí khác như: Britain and Ireland, Into the Unknown, Photographer’s Field Guide, and Exploring Our Living Planet cùng với tiến sĩ Robert Ballard. Trong các sách và tạp chí, ông đã viết về các chủ đề khác nhau, từ núi lửa Iceland đến rừng mưa Amazon, từ các thung lũng sa mạc của Nevada đến các đầm lầy châu thổ Okavango của Botswana. Ông sống ở sườn núi bắc Virginia.
II. Điều lệ Địa du lịch
Dưới đây là bản mẫu được thiết kế chung cho các quốc gia, nhưng cũng có thể được điều chỉnh cho phù hợp với các tỉnh, hoặc các vùng nhỏ hơn.
XÉT RẰNG cách tiếp cận địa du lịch là toàn diện, không chỉ tập trung vào môi trường, mà còn về sự đa dạng của các tài sản văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của _______,
XÉT RẰNG cách tiếp cận địa du lịch là khuyến khích người dân và du khách cùng tham gia thay vì chỉ là những khán giả du lịch và
XÉT RẰNG cách tiếp cận địa du lịch là giúp xây dựng một ý thức về bản sắc và niềm tự hào dân tộc, nhấn mạnh tính đích thực và duy nhất đối với________
Các bên đã ký vào Thỏa thuận này cam kết hỗ trợ các nguyên tắc địa du lịch để duy trì và tăng cường đặc điểm địa lý của _________bao gồm môi trường, văn hóa, thẩm mỹ, di sản và phúc lợi của người dân địa phương. Dưới đây là 13 nguyên tắc địa du lịch để chính quyền và các nhà khai thác du lịch áp dụng:
1.Tính toàn vẹn của địa phương: Tăng cường đặc điểm địa lý bằng cách phát triển và cải thiện nó theo những cách đặc biệt cho địa phương, phản ánh di sản thiên nhiên và văn hóa của nó, để khuyến khích sự khác biệt của thị trường và niềm tự hào văn hóa.
2.Các luật quốc tế: Tuân thủ các nguyên tắc trong Luật Toàn cầu của Tổ chức Du lịch Thế giới về Đạo đức trong Du lịch và Các nguyên tắc trong Điều lệ Du lịch Văn hóa được thiết lập bởi Hội đồng Quốc tế về Di tích và Di sản (ICOMOS).
3.Chọn lọc thị trường: Khuyến khích tăng trưởng trong các phân khúc thị trường du lịch có khả năng để tăng giá trị, tôn trọng và phổ biến thông tin về các tài sản đặc biệt của địa phương.
4.Đa dạng thị trường: Khuyến khích đầy đủ loại hình các cơ sở tạm trú và thực phẩm thích hợp để thu hút toàn bộ các cấp độ du khách của thị trường địa du lịch và do đó tối đa hóa sức bật kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn.
5.Sự hài lòng du lịch: Đảm bảo làm hài lòng du khách, khuyến khích họ mang những câu chuyện kỳ nghỉ mới về nhà và gửi cho bạn bè để trải nghiệm những điều tương tự, do đó cung cấp nhu cầu tiếp tục cho điểm đến.
6.Sự tham gia của cộng đồng: Du lịch dựa vào nguồn lực cộng đồng tới mức có thể, khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương và các nhóm công dân xây dựng quan hệ đối tác để thúc đẩy và cung cấp một trải nghiệm viếng thăm trung thực và bán sản phẩm địa phương một cách hiệu quả. Giúp các các doanh nghiệp phát triển phương pháp tiếp cận du lịch được xây dựng trên nền tảng tự nhiên, lịch sử và văn hóa khu vực, bao gồm thực phẩm, đồ uống, hàng thủ công và nghệ thuật biểu diễn, vv.
7.Lợi ích cộng đồng: Khuyến khích các doanh nghiệp trung bình và nhỏ và chiến lược kinh doanh du lịch trong đó nhấn mạnh lợi ích kinh tế và xã hội của cộng đồng tham gia, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo với thông tin rõ ràng về chính sách quản lý điểm đến cần thiết để duy trì những lợi ích.
8.Bảo vệ và nâng cao sức hấp dẫn điểm đến: Khuyến khích các doanh nghiệp duy trì môi trường sống tự nhiên, các điểm di sản, tính thẩm mỹ và văn hóa địa phương. Ngăn chặn suy thoái bằng cách giữ một lượng du khách trong giới hạn tối đa chấp nhận được. Tìm các mô hình kinh doanh mà có thể hoạt động có lãi trong giới hạn tối đa chấp nhận được. Thuyết phục, khuyến khích, và thực thi pháp luật khi cần thiết.
9.Sử dụng đất: Lường trước các áp lực phát triển và áp dụng các kỹ thuật để ngăn chặn phát triển quá mức và suy thoái môi trường. Kiềm chế sự mở rộng nhà nghỉ, đặc biệt là trên bờ biển và hải đảo để giữ lại sự đa dạng của môi trường tự nhiên, cảnh quan và đảm bảo sự tiếp cận của mọi người với cảnh biển. Khuyến khích các điểm tham quan du lịch khép kín, chẳng hạn như các công viên chủ đề quy mô lớn và trung tâm qui ước không liên quan đến đặc điểm của địa phương, được bố trí tại các địa điểm nghèo túng hơn mà không có tài sản sinh thái, cảnh quan, hay văn hóa quan trọng.
10.Bảo tồn các nguồn tài nguyên: Khuyến khích các doanh nghiệp giảm thiểu ô nhiễm nước, chất thải rắn, tiêu thụ năng lượng, sử dụng nước, hóa chất cảnh quan, và ánh sáng ban đêm quá sáng. Quảng cáo các biện pháp này một cách hấp dẫn, tạo thị trường du lịch thân thiện với môi trường.
11.Qui hoạch: Công nhận và tôn trọng nhu cầu kinh tế trước mắt mà không phải hy sinh đặc điểm địa lý dài hạn và tiềm năng địa du lịch của điểm đến. Phát triển cộng đồng mới tại điểm đến trong trường hợp du lịch thu hút sự nhập cư của người lao động. Cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế và giới hạn dòng dân tới mức bền vững. Áp dụng chiến lược thích hợp để giảm thiểu các hoạt động không phù hợp với địa du lịch và gây tổn hại đến hình ảnh của điểm đến.
12.Giải thích tương tác: Khuyến khích cả du khách và chủ nhà tìm hiểu về địa phương. Khuyến khích cư dân khoe các di sản thiên nhiên và văn hóa cộng đồng của họ để du khách có được một kinh nghiệm phong phú hơn và người dân bộc lộ niềm tự hào về địa phương của họ.
13.Đánh giá: Thiết lập một quy trình đánh giá và được tiến hành thường xuyên bởi một ủy ban độc lập đại diện cho mọi lợi ích các bên liên quan và công bố công khai các kết quả đánh giá.
Hạnh Nhi
Nguồn: http://www.nationalgeographic.com/explorers/bios/jonathan-tourtellot/
http://travel.nationalgeographic.com/travel/geotourism/about