Năm nay có 68 sinh viên thuộc ba chuyên ngành tham gia thực tập Môi trường và Tài nguyên đới bờ (tuyến lộ trình Lộc An – Cổ Thạch).
I.Ngày 22 tháng 11 phân công chủ đề nghiên cứu
Để làm quen với việc triển khai một đề tài nghiên cứu từ chuẩn bị văn phòng (trước khi thực địa), khảo sát thực địa và viết báo cáo tổng kết, các nhóm được phân công thực hiện theo các chủ đề:
Chuyên ngành Khoa học Môi trường
Nhóm 1: Đặng Thị Tuyết Nhi (nhóm trưởng): Hiện trạng và đề xuất phát triển điểm du lịch Bàu Trắng
Nhóm 2: Hoàng Ngọc Hương (nhóm trưởng): Sự hình thành hệ thống khe rãnh “red canyon” và giải pháp khắc phục
Nhóm 3: Trần Tấn Cường (nhóm trưởng): Đánh giá hiệu quả công trình bờ biển Lộc An và Lagi và Kê Gà
Chuyên ngành Môi trường và Tài nguyên biển
Nhóm 1: Võ Thương Hoài (nhóm trưởng): Đặc điểm cảnh quan cồn cát Bình Châu, Suối Tiên và Bàu Trắng
Nhóm 2: Huỳnh Bá Dũng (nhóm trưởng): Hiện trạng du lịch Bãi đá Bảy màu (Cổ Thạch) và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng
Chuyên ngành Tài nguyên TN và MT
Nhóm 1: Nguyễn Thị Ngọc Anh (nhóm trưởng): Đánh giá trữ lượng và chất lượng mỏ cát thủy tinh Bình Châu
Nhóm 2: Trần Nữ Linh Đan (Nhóm trưởng): Tìm hiểu về titan trong cát đỏ Phan Thiết (chi tiết tại Suối Tiên)
Nhóm 3: Vương Hồng Nhung (Nhóm trưởng): Tiềm năng năng lượng tái tạo dải ven biển Bình Thuận
Yêu cầu công tác văn phòng trước thực địa
– Nhóm phụ trách chuyên đề chủ động xây dựng đề cương nghiên cứu, phân công các nhóm khác thực hiện một khối lượng công việc ngoài trời (có bảng phân công cụ thể).
– Các nhóm đều phải thu thập tài liệu sơ cấp liên quan đến chuyên đề.
– Chuẩn bị bản đồ, ảnh viễn thám tại từng vị trí nghiên cứu, in bản ảnh với tỉ lệ thích hợp và các thiết bị, vật tư cho công tác thực địa.
– Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công việc cho từng thành viên (có bảng phân công cụ thể).
II.Ngày 2 tháng 12 kiểm tra và góp ý công tác chuẩn bị văn phòng
Thày Hải, cô Chi, cô Tuyến đã kiểm tra và góp ý công tác chuẩn bị văn phòng các nhóm, cụ thể:
– Về bản đồ: các nhóm cần lựa chọn khung hình nghiên cứu với tỉ lệ in thích hợp hơn. Bổ sung địa danh cần thiết, tên đường, tên sông suối… Các nhóm cần dự kiến mặt cắt, điểm khảo sát… trên bản đồ.
– Về đề cương nghiên cứu, bảng phân công nhiệm vụ cá nhân và các nhóm cần chi tiết: Các nhóm cần tìm hiểu kỹ lý thuyết liên quan đến các chủ đề được phân công.
– Yêu cầu các nhóm thực hiện clip 90” về chủ đề nghiên cứu.
Những góp ý cụ thể về chuyên môn cho từng chuyên đề của thày, cô; các nhóm cần thảo luận và hoàn thiện trước ngày thực địa.
Dưới đây là ảnh góp ý công tác chuẩn bị thực địa:








H & H
Chào Thầy,
Em xin đính chính tên em là Trần Tấn Cường, không phải Tuấn Cường nha Thầy
🙂
Best regards,
Mr. TRAN TAN CUONG
Faculty of Environmental Science – University of Science, HCMC
Mobile: (+84)975 336 541
Emai: tancuong1009@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/tan.cuong.12914
Vào 15:34 Ngày 03 tháng 12 năm 2016, Cổng thông tin Địa môi trường đã viết:
> Hà Quang Hải posted: “Năm nay có 68 sinh viên thuộc ba chuyên ngành tham
> gia thực tập Môi trường và Tài nguyên đới bờ (tuyến lộ trình Lộc An – Cổ
> Thạch). I.Ngày 22 tháng 11 phân công chủ đề nghiên cứu Để làm quen với việc
> triển khai một đề tài nghiên cứu từ chuẩn bị văn phò”
>
Thày đã chỉnh lại rồi
Thầy trò chuẩn bị cẩn thận, công phu. Chúc Thầy, cô bộ môn có một chuyến đi thực tập thành công