ĐẢO PHỤC SINH (EASTER ISLAND): MỘT BÀI HỌC LỚN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI TỚI MÔI TRƯỜNG

Đảo Phục Sinh (Easter Island) là đảo núi lửa (Hình 1), có dạng tam giác, rộng 140 km2, nằm ở phía tây của Nam Mỹ khoảng vài ngàn km, với một khí hậu cận nhiệt đới (Hình 2).

Hình 1. Đảo núi lửa Earster
Hình 1. Đảo núi lửa Earster (nguồn internet)
Hình 2. Vị trí địa lý đảo Easter
Hình 2. Vị trí địa lý đảo Easter (nguồn internet)

Những người Polynesia đầu tiên đến đảo này cách nay khoảng 1.500 năm. Khi đến đây, họ đã được hòn đảo xanh được bao phủ bởi rừng cây chào đón, trong đó có những cây cọ lớn. Đến thế kỷ thứ mười sáu, có 15.000 đến 30.000 người đã sống trên hòn đảo này. Họ đã thiết lập một xã hội phức tạp lan tỏa giữa các ngôi làng nhỏ, họ đã canh tác mùa vụ, nuôi gà, bắt cá và động vật biển có vú, chim biển  để duy trì cuộc sống. Vì những lý do tôn giáo, họ đã chạm khắc các bức tượng khổng lồ (gọi là moai) từ đá núi lửa (Hình 3). Các bức tượng có dạng bán thân người đội mũ. Các bức tượng thường cao khoảng 7 m, một số cao hơn 20 m. Các bức tượng này đã được di chuyển tới các địa điểm khác nhau trên đảo bằng dây thừng và những con lăn từ thân cây.

Hình 3. Các tượng (gọi là moai) được chạm khắc từ đá núi lửa
Hình 3. Các tượng (gọi là moai) được chạm khắc từ đá núi lửa (nguồn internet)

Vào thế kỷ XVII, khi những người châu Âu đến đảo Phục Sinh, chỉ còn khoảng 2.000 người đang sống trên hòn đảo này. Những biểu tượng chính của nền văn minh rực rỡ một thời là những bức tượng, hầu hết đã bị đổ và hư hỏng. Không có cây trồng trên đảo, và người dân đang sống trong một môi trường bị suy thoái.

Vì sao Xã hội sụp đổ?

Rõ ràng, xã hội Đảo Phục sinh đã sụp đổ chỉ trong một vài thập kỷ, có lẽ là kết quả của sự suy thoái nguồn tài nguyên có hạn của hòn đảo này. Khi dân số trên đảo tăng lên, đất đai ngày càng được dọn sạch nhiều hơn cho nông nghiệp, các cây còn lại được sử dùng làm nhiên liệu và để di chuyển các bức tượng. Trước đây, đất đai màu mỡ được bảo vệ bởi lớp phủ rừng và nguồn nước nước trong môi trường cận nhiệt đới. Dinh dưỡng đất được cung cấp bởi bụi do gió mang đến đảo.

Một khi rừng bị phá, đất bị xói mòn, và hoạt động nông nghiệp của xã hội đã bị giảm bớt. Mất rừng cũng dẫn đến mất sản phẩm rừng cần thiết cho việc xây dựng nhà cửa và làm tàu thuyền, và kết quả là con người buộc phải sống trong các hang động. Không có thuyền, họ không thể đánh bắt cá để có nguồn protein. Khi áp lực gia tăng dân số, chiến tranh giữa các làng đã trở nên phổ biến, thậm chí cả ăn thịt người với những nỗ lực để tồn tại trong một môi trường cạn kiệt các nguồn tài nguyên.

Những bài học cần phải học

Câu chuyện về Đảo Phục Sinh là bài học sinh động cho thấy những gì có thể xảy ra khi một khu vực cô lập bị mất tài nguyên do hoạt động của con người: các tài nguyên có giới hạn không thể hỗ trợ một dân số ngày càng gia tăng.

Những người dân đảo Phục Sinh đã làm cạn kiệt tài nguyên của họ bởi vì họ không hiểu và nhận ra một số yếu tố. Đảo Phục Sinh có một môi trường tự nhiên mong manh so với nhiều đảo khác:

  • Hòn đảo này nhỏ và rất cô lập. Những cư dân ở đây không thể mong đợi sự giúp đỡ trong lúc khó khăn từ các đảo lân cận.
  • Đất núi lửa ban đầu màu mỡ, nhưng xói mòn do hoạt động nông nghiệp đã là một vấn đề và quá trình hình thành đất trên đảo diễn ra chậm so với những hòn đảo nhiệt đới. Dinh dưỡng cho đất từ bụi khí quyển là không đáng kể.
  • Ba ngọn núi lửa trên đảo (xem Hình 1) không hoạt động, vì vậy không có tro núi lửa mới thêm chất dinh dưỡng vào đất. Địa hình thấp, có độ dốc thoải. Các núi cao dốc đứng tạo ra những đám mây, mưa, và dòng chảy mặt nuôi dưỡng vùng đất thấp.
  • Khí hậu cận nhiệt đới với lượng mưa hàng năm là 80 cm, đã có đủ lượng mưa, nhưng nước nhanh chóng thâm nhập xuyên qua đất vào đá núi lửa xốp.
  • Không có rạn san hô gần đảo Phục sinh để cung cấp các nguồn tài nguyên biển phong phú.

Ngày nay, có sự lo ngại đối với hành tinh của chúng ta, một hòn đảo bị cô lập trong không gian, có thể đạt đến ngưỡng mà người dân Đảo Phục Sinh đã phải đối mặt trong thế kỷ thứ mười sáu. Trong thế kỷ XXI, chúng ta đang đối mặt với những hạn chế về nhiều tài nguyên bao gồm đất, nước ngọt, rừng, đồng cỏ và thủy sản biển. Câu hỏi căn bản này từ cả khía cạnh môi trường và lịch sử của con người trên trái đất là: Liệu chúng ta có nhận ra những giới hạn của tài nguyên trái đất trước khi quá muộn để tránh sự sụp đổ của xã hội loài người trên quy mô toàn cầu? Hôm nay, không có những ranh giới trên trái đất, và chúng ta có một nền kinh tế toàn cầu gần như tích hợp đầy đủ. Với công nghệ hiện đại, chúng ta có khả năng khai thác tài nguyên và chuyển đổi môi trường với tốc độ nhanh hơn nhiều so với những thế hệ trước. Bài học lớn từ Đảo Phục Sinh là rất rõ ràng: Phát triển một nền kinh tế toàn cầu bền vững đảm bảo sự tồn tại nền tảng tài nguyên của chúng ta và những sinh vật khác trên trái đất hoặc là gánh chịu những hậu quả.

Một số khía cạnh lịch sử của đảo Phục Sinh gần đây đã được thừa nhận như là một phần của câu chuyện. Nạn phá rừng chắc chắn đã đóng một vai trò trong sự mất mát của cây cối, và những con chuột đã đến ăn hạt của các cây cọ, không cho phép chúng tái sinh, rõ ràng người Polynesia phải chịu trách nhiệm về việc này. Lời giải thích khác là những người Polynesia trên đảo Phục Sinh vào lúc người châu Âu tiếp cận vào năm 1722 có khoảng 3.000 người. Dân số này có thể đã gần đạt tối đa đạt vào khoảng năm 1350.

Bệnh tật và sự nô dịch hóa tiếp theo dẫn đến suy giảm dân số vào cuối những năm 1870. Khi có thêm những câu chuyện của đảo Phục Sinh xuất hiện từ những nghiên cứu khoa học và xã hội, sự ảnh hưởng của việc khai thác tài nguyên của con người, chuột xâm lấn, và tiếp xúc người Châu Âu trở nên rõ ràng hơn. Các quá trình phức tạp đã dẫn đến sự sụp đổ hy vọng sẽ dẫn đến một sự hiểu biết tốt hơn về cách thức mà chúng ta có thể duy trì nền văn hóa nhân loại toàn cầu.

Nguồn: Introduction to Environmental Geology of Edward A. Keller

H & H lược dịch từ mục: Easter Island: A Complex Problem to Understand

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s