Tản mạn về gà
Từ lâu, gà luôn xuất hiện trong đời sống văn hóa nhiều nước trên thế giới. Từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, gà đã trở thành biểu tượng xuyên văn hóa, mang sức mạnh biểu trưng cho ý niệm đa diện, đa chiều về vũ trụ, thiên nhiên, nhân sinh, tâm linh, nhân tính. Danh xưng “gà” đã đi vào ngôn ngữ đời sống qua lời ăn, tiếng nói hằng ngày, qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao và trở thành hình tượng đặc sắc, sinh động trong nhiều sáng tác văn chương Việt.
Năm nay “Tản mạn về gà” có nhiều bài hay như: Năm Dậu nói chuyện gà http://vanvn.net/tim-toi-the-nghiem/nam-dau-noi-chuyen-ga/1092; Chuyện vui: Tết Đinh Dậu – tản mạn chuyện… gà (http://pcbinhdinh.com.vn/detail.aspx?ChannelID=12&ID=1512); Bí mật chưa biết về gà (http://suckhoedoisong.vn/bi-mat-chua-biet-ve-ga-n127152.html)…
Văn – Võ – Dũng – Nhân – Tín
Trong văn hóa Việt Nam, gà trống là biểu tượng của 5 phẩm chất tốt đẹp:
– Gà trống có mào trên đỉnh đầu, cùng 2 cái mào ở dưới giống như chiếc mũ cánh chuồn của các Tiến sỹ thời xưa, biểu tượng cho Văn.
– Cựa gà như thứ vũ khí, tượng trưng cho Võ.
– Gà trống luôn sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đàn của mình, biểu tượng cho Dũng.
– Gà trống đầu đàn khi được ăn thì luôn gọi cả đàn đến chứ không ăn một mình, tượng trưng cho chữ Nhân.
– Mỗi buổi sáng sớm, gà trống luôn cất tiếng gáy đúng canh, tượng trưng cho sự Tín.

Nhịp điệu ngày đêm qua tiếng gáy của gà trống
Tiếng gà trống gáy trong ngày có thể chia thành ba thời: gần sáng, trưa và xế chiều. Gà gáy nhiều vào lúc gần sáng (từ 3 giờ đến 5 giờ – trước bình minh), khi đã có một tiếng gáy cất lên phá vỡ bầu không gian im ắng thì chỉ sau chốc lát sẽ có những tiếng gáy nối đuôi liên hồi.
Vậy tại sao gà trống lại gáy nhiều vào khoảng thời khắc này?. Qua nhiều thí nghiệm, Takashi Yoshimura và cộng sự đã đi đến kết luận: những con gà này phải có một đồng hồ bên trong cơ thể (đồng hồ sinh học) để nhắc nhở chúng gáy.
Xem bài gốc tại: http://www.todayifoundout.com/index.php/2015/01/roosters-crow-really-morning-day/
Gà gáy nhiều vào lúc trước bình minh (predawn) là báo hiệu sự chuyển đổi chu kỳ ngày – đêm phản ánh tính nhịp điệu của qui luật cảnh quan. Như vậy, phải chăng sự vận động của trái đất có một mối liên hệ với chiếc đồng hồ sinh học của gà trống?
Gà dự báo động đất
Năm 1991, một phần lớn sườn đồi phong hóa tự đá bazan ở thôn Bu Tung, Đắc Lấp, Đắc Nông đã trượt xuống thung lũng. Trước khi sự kiện này xảy ra, người dân trong bản thấy gà trong chồng có biểu hiện rối loạn.
Gần đây, ở thành phố Nam Kinh thuộc tỉnh Giang Tô (phía đông Trung Quốc), các nhà khoa học địa chấn đã chuyển bảy trang trại bình thường thành trạm phát hiện hoạt động địa chấn, họ tin tưởng rằng bằng cách giám sát chặt chẽ hành vi của động vật chuồng, họ sẽ có thể động đất dự báo thành công. Tại mỗi trung tâm các loài như gà, lợn, cá sẽ được giám sát. Những loại hành vi bất thường của các loài sẽ là chỉ định hữu ích trong địa chấn, ví dụ: Gà bay lên ngọn cây thay vì ăn uống, một số lượng lớn các cá nhảy ra khỏi bồn nước…Xem bài gốc tại đây: http://shanghaiist.com/2015/07/07/chinese-researchers-use-chickens-pigs-toads-detect-earthquakes.php

H & H