TỔNG QUAN VỀ ĐỊA DU LỊCH-Bài 2: Đặc điểm địa du lịch

Địa du lịch bao gồm hai hợp phần “Địa” (Geo-) và “du lịch” (-tourism), trong đó “Địa” nghĩa là “Địa chất” nên đối tượng mà nó hướng đến sẽ là các dạng thành tạo (form), các quá trình địa chất (process),thời gian địa chất (time); còn hợp phần “du lịch” trong khái niệm này sẽ quan tâm đến khía cạnh: Nguồn cung (Supply): làm thế nào để phát triển các điểm đến – Nhu cầu (Demand): du khách trong nước và quốc tế. (Ross Dowling, 2011)

1
Hình 1: Hai hợp phần của địa du lịch (Newsome & Dowling, 2006)

Ross đã đưa ra 3 thông điệp quan trọng từ việc diễn giải cho đặc điểm địa du lịch:

1.Địa du lịch tập trung chủ yếu vào ĐỊA CHẤT và CẢNH QUAN, vì vậy có thể đẩy mạnh:

  • Bảo tồn đa dạng địa học
  • Hiểu biết khoa học trái đất
  • Trải nghiệm các điểm địa chất lý thú

Theo quan điểm của Ross K. Dowling và David Newsome thì địa du lịch là một hệ thống được tạo thành từ ba hệ thống phụ: các dạng thành tạo (form), các quá trình địa chất (process) và du lịch (tourism). Ba hệ thống phụ này có quan hệ mật thiết với nhau, các dạng thành tạo và các quá trình địa chất chính là đặc điểm của khu vực còn hệ thống phụ du lịch phụ thuộc vào yếu tố con người. (Hình 2)

 

2
Hình 2: Hệ thống địa du lịch (Newsome & Dowling, 2006)

 

2. Địa du lịch có thể tổ chức ngoài tự nhiên hay những đô thị, miễn là tập trung vào Môi Trường Địa Chất: nó sẽ bao hàm 2 hệ thống phụ của địa du lịch là:

  • Hệ thống phụ các dạng thành tạo của khu vực (Form): đặc trưng cho các dạng cảnh quan hiện hữuđặc điểm và vật liệu của nó. Các cảnh quan địa du lịch thu hút gồm có các dãy núi, các thung lũng rift, vách đá cao, núi lửa, cảnh quan núi đá vôi và môi trường khô cằn. Mối quan tâm của du khách đối với môi trường địa chất này sẽ theo hệ thống thứ tự đi từ cảnh quan → địa hình → các xuất lộ đá gốc hay có thể là các dạng vật liệu địa chất như đá, trầm tích và hoá thạch. (Hình 3)
  • Hệ thống phụ các quá trình địa chất (process): liên quan đến các quá trình động lực Trái đất. Quá trình địa chất bao gồm cả hoạt động địa chất và địa mạo: phun trào núi lửa, hoạt động kiến tạo, phong hóa, xói mòn,…
3
Hình 3: Mối quan tâm của du khách đối với môi trường địa chất (Newsome & Dowling , 2006)

 3. Địa du lịch là một ngành kinh doanh kết hợp hai thành phần CUNG & CẦU. Mục tiêu gia tăng giá trị cho cộng đồng địa phương và khu vực một cách bền vững. Giá trị này dễ đo lường qua lợi ích kinh tế từ việc làm thu nhập.

Hệ thống phụ du lịch: phản ánh phạm vi của con người thông qua các hoạt động du lịch. Khách du lịch đến các điểm geosite có thể sử dụng các phương tiện như tuyến xe buýt, đi thuyền, máy bay, tự lái xe, đi bộ đường dài theo đường mòn… Các khu vực được lựa chọn và phát triển địa du lịch có thể có các cơ sở lưu trú tiện nghi và có người phục vụ. Các dịch vụ được thiết kế nhằm nâng cao số lượng khách du lịch như xây thêm đường giao thông để dễ dàng tiếp cân khu vực, các trung tâm du lịch, có các hướng dẫn viên du lịch, các bảng chỉ dẫn, giới thiệu để giải thích về các điểm địa chất và các tour du lịch ảo.

 Phương Chi

Tham khảo:

David Newsome, Ross K. Dowling (2006). Geotourism, Elsevier Ltd

Ross Dowling (2011). The Third Global Geotourism Conference Tourism on a Plate: Seeing Destinations Differently.Geotour Guiding./ Geotourism’s Global Growth

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s