Coralliths – Loài san hô có thể di động và đặt nền móng cho các rạn san hô mới ở những môi trường khắc nghiệt

Các nhà khoa học đã phát hiện loài san hô có khả năng tái sinh sau khi bị tách rời khỏi rạn, tạo thành nền móng để các loại san hô khác sống bám trên đó và xây dựng nên các rạn san hô mới bằng cách tạo ra môi trường sống ổn định cho chính chúng.

Phát hiện này hé lộ một tia sáng mới nghiên cứu về các loài san hô di động – được gọi là các Coralliths – phát triển trên cuội sỏi hoặc trên các mảnh vụn các rạn san hô chết, và có thể sống sót qua sự xô đẩy của sóng và dòng hải lưu.

Các polyp sát gần nhau tập trung trên cùng một san hô, chúng có nhiều xúc tua đung đưa. Có đến hàng ngàn polyps trên một nhánh san hô đơn

Khả năng tự thiết lập để thích nghi với môi trường khắc nghiệt có nghĩa là Coralliths có thể đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực bảo tồn và khôi phục môi trường sống của các rạn san hô, nhóm nghiên cứu cho biết.

Các nhà khoa học từ trường Đại học của Edinburgh, Glasgow và Đại học Heriot-Watt đã khám phá ra điều này trong khi họ làm thực nghiệm trên loài Coralliths ở vùng biển nhiệt đới thuộc quần đảo Maldives.

Họ đã xác định được nhiều cấu trúc khác nhau – từ những hòn sạn có kích thước hạt đậu đến những hòn cuội có đường kính vài feet– ở những nơi mà san hô khác không thể sống và tồn tại. Phát hiện này cho thấy nhiều sinh cảnh san hô hiện tại – đặc biệt là ở những khu vực bị cát và các vật liệu vụn đổ thải – có thể do Coralliths tạo ra.

Các nhà nghiên cứu cho hay, Coralliths trước đây đã được ghi nhận trong hồ sơ hóa thạch, và bằng chứng cho thấy rằng sự tồn tại của chúng từ lâu đã đóng một vai trò đáng kể trong việc hình thành các rạn san hô, muộn nhất cũng phải là kỷ băng hà cuối cùng.

Nghiên cứu này do Hội đồng Nghiên cứu Môi trường Tự nhiên tài trợ và được công bố trên tạp chí Scientific Reports.

Tiến sĩ Sebastian Hennige thuộc Trường Đại học Edinburgh cho biết: “Trong nhiều năm chúng tôi cho rằng các rạn san hô cũng như các nhóm san hô nhỏ sống trong môi trường cát cần phải có lớp nền ổn định mới có thể tạo thành. Hiện nay chúng tôi nhận ra rằng san hô có thể tự tạo thành môi trường ổn định riêng và hình thành môi trường sống cho tất cả các loài ở những nơi mà chúng ta nghĩ là không thích hợp cho việc hình thành rạn san hô.”

Tiến sĩ Heidi Burdett, thuộc Đại học Heriot-Watt, nói: “Khám phá này đặt câu hỏi về nhiều điều mà chúng ta đã chấp nhận trong sinh thái san hô, chẳng hạn như làm thế nào một số rạn san hô hình thành ở nơi đầu tiên và liệu Corallith có thể đóng một vai trò nào đó trong quá trình phục hồi rạn san hô sau thiên tai hay không?”.

Quan trọng hơn, không phải tất cả các loài san hô đều có thể trở thành Coralliths, theo lời của Tiến sĩ Nick Kamenos thuộc Trường Khoa học Địa lý và Khoa học Trái đất Đại học Glasgow: “Corallith – những loài có sức sống mãnh liệt và có tính thích nghi cao với thay đổi môi trường hoặc sự phá hủy vật lý – những đặc điểm này có thể mang lại cho chúng một lợi thế trong tương lai khi biến đổi khi hậu tiến triển. Các quá trình sinh thái được miêu tả bởi giả thuyết của chúng ta có thể trở nên phổ biến hơn trong tương lai.”

Lược dịch: Trần Thị Linh Chi – 14KMT

https://phys.org/news/2017-10-tough-species-corals-mobile-foundations.html

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s