Australia vừa trải qua vụ cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử. Những đám cháy đã làm thiệt mạng 27 người, khoảng 2.000 ngôi nhà bị phá hủy, tàn phá hơn 10 triệu ha đất – diện tích lớn hơn cả quốc gia Bồ Đào Nha. Ước tính có khoảng một tỷ động vật đã chết bao gồm loài có vú, chim và bò sát.
Dưới đây là một số ảnh thu từ vệ tinh về vụ cháy rừng này:
NASA vận hành một nhóm 26 vệ tinh thuộc Hệ thống quan sát Trái đất (EOS) trong đó nổi bật nhất là vệ tinh Terra có kích thước như một chiếc xe buýt vừa đánh dấu 20 năm hoạt động trong không gian vào tháng 5/2019. Các vệ tinh khác như Aqua và Suomi NPP cũng đóng góp vào cơ sở dữ liệu để EOS hoàn thành nhiệm vụ đo lường không khí toàn cầu, biến đổi khí hậu, quan sát đất và nước.
Bản đồ nhiệt vào tháng 5/2019 do vệ tinh Terra ghi nhận dựa vào các phép đo bức xạ sóng cho thấy các số liệu về phát thải nhiệt tăng cao bất thường ở Úc. Ảnh: EOS-Terra/NASANASA cho biết những luồng khói từ các đám cháy đầu năm mới đã đi qua Nam Mỹ, khiến bầu trời trở nên mờ mịt và di chuyển “nửa vòng Trái Đất” vào ngày 8/1. Khói bốc lên nhìn từ Trạm Vũ trụ Quốc tế. Ảnh: NASA.Ảnh vệ tinh cho thấy khói đi về phía New Zealand vào ngày 5/1. Ảnh: NASA.Tình trạng cháy rừng đã bắt đầu từ tháng 9 và diễn ra trong thời gian dài theo từng đợt do thời tiết hanh, khô bất thường. Đây là hình ảnh của những đám khói bụi từ đám cháy rừng tại Australia diễn ra vào ngày 2/1.Vệ tinh Sentinel-2 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã ghi lại được hình ảnh đám cháy rừng đang lan rộng tại Australia vào đêm giao thừa. Theo AP, hỏa hoạn gây ra nhiều thiệt hại cho các cộng đồng ở bang New South Wales và bang Victoria trên bờ biển phía đông nam Australia.Phạm vi diễn ra cháy rừng cũng rất lớn. New South Wales đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 3 trong vài tháng gần đây. Hai lần trước là vào tháng 11 và tháng 12/2019, mỗi lần kéo dài 7 ngày. Ngày 2/1, hàng nghìn người đã phải sơ tán khỏi bờ biển phía nam của bang New South Wales.