Đa dạng địa học (Geodiversity)
Vị trí của đa dạng địa học trong đa dạng thiên nhiên là gì?
Đa dạng địa học (ĐDĐH) là sự đa dạng của các yếu tố tự nhiên, như các khoáng vật, các loại đá, hóa thạch, dạng địa hình và cảnh quan của chúng, các kiểu đất, và các quá trình địa chất/địa mạo hoạt động.

Cùng với đa dạng sinh học, ĐDĐH tạo nên sự đa dạng tự nhiên của Trái Đất. ĐDĐH làm nền móng cho đa dạng sinh học và cung cấp cho xã hội những lợi ích bao gồm các dịch vụ điều tiết, hỗ trợ, cung cấp và văn hóa.
Di sản địa học (Geoheritage)
Di sản địa học là gì ?
Di sản địa học là một phần di sản tự nhiên của một diện tích (hoặc một điểm) nào đó được cấu thành bởi các yếu tố ĐDĐH với giá trị địa chất đặc biệt và do đó xứng đáng được bảo vệ vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai. Di sản địa học có thể bao gồm cả các yếu tố tại chỗ (geosites) hoặc các yếu tố đã di chuyển (các tập hợp các mẫu vật địa chất) có sự quan trọng về cổ sinh, địa mạo, khoáng vật, thạch học và địa tầng…

Bảo tồn địa học (Geoconservation)
Bảo tồn địa học là gì ?
Tập hợp các hành động hướng đến thông tin quản lý các điểm địa chất bao gồm kiểm kê và đánh giá, bảo tồn, bảo vệ theo luật định, diễn giải và giám sát các điểm địa di sản.
Việc quản lý các địa di sản di chuyển (ex situ) cũng là một hoạt động bảo tồn địa học. Bảo tồn địa học được coi là một ngành mới nổi trong khoa học địa chất.

Vì sao địa di sản dễ bị rủi ro?
Di sán địa học là tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo, chịu tác động bởi con người và các quá trình tự nhiên (ví dụ: phong hóa, xói mòn, biến đổi khí hậu). Điều này có thể dẫn đến sự mất mát một phần hoặc toàn bộ các điểm địa chất do phát triển đô thị, phá hoại, buôn lậu, không có sự bảo vệ hợp pháp và thỏa thuận quốc tế, thiếu chuyên môn và thiếu nhận thức của các cơ quan quốc tế, quốc gia và địa phương.

Tại sao xã hội cần bảo tồn địa học?
Việc thực hiện các chiến lược bảo tồn địa học hiệu quả sẽ mang lại lợi ích to lớn cho xã hội. Thứ nhất, nó nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải hiểu các hệ thống tự nhiên và hợp phần địa chất của các dịch vụ hệ sinh thái. Hơn nữa, các điểm địa chất được quản lý tốt có thể hỗ trợ các loại hình sử dụng bền vững khác nhau với lợi ích rõ ràng cho xã hội, như sử dụng trong khoa học, giáo dục và kinh tế. Điều này đã xuất hiện ở nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới như các Công viên địa chất Toàn cầu gần đây đã được UNESCO công nhận.
Các hoạt động địa du lịch và giải trí dựa trên các yếu tố ĐDĐH được tích hợp hoàn toàn vào mục tiêu của Năm Du lịch Bền vững Quốc tế, được Liên Hiệp Quốc công bố cho năm 2017.

Bảo tồn địa học và Chương trình nghị sự 2030 cho phát triển bền vững
Chương trình Phát triển Bền vững 2030 của Liên Hiệp Quốc định rõ 17 Mục đích Phát triển Bền vững được áp dụng rộng rãi ở tất cả các quốc gia. Nhiều mục đích trong đó sẽ yêu cầu quản lý thiên nhiên thích hợp bao gồm cả ĐDĐH và đa dạng sinh học.

Đa dạng địa học, di sản địa học và bảo tồn địa học
Những thách thức là gì?
Nhìn chung, xã hội vẫn chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của di sản địa học và nhu cầu bảo vệ nó, đặc biệt khi so sánh với sự tồn tại của nhiều chính sách và chiến lược quốc tế và quốc gia cho việc bảo vệ đa dạng sinh học. Quản lý khu vực được bảo vệ cần phải hiểu rằng không chỉ là có thể, mà còn mong muốn rằng di sản thiên nhiên cần được quản lý, có tính đến cả ĐDĐH và đa dạng sinh học. Các tổ chức quốc tế cần phải hành động hơn nữa trong việc định rõ chiến lược và các mục tiêu bảo tồn địa học, từ đó ảnh hưởng đến chính sách bảo tồn thiên nhiên của từng quốc gia.

IUCN thúc đẩy bảo tồn ĐH như thế nào?
IUCN – Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế – là cơ quan toàn cầu về tình trạng của thế giới tự nhiên và các biện pháp cần thiết để bảo vệ nó. Sự quan tâm của IUCN đối với bảo tồn ĐH đã tăng lên trong thập kỷ qua khi được thông qua bởi ba nghị quyết tập trung vào địa di sản trong năm 2008, 2012 và 2016, việc thành lập vào năm 2014 của Nhóm Chuyên gia Di sản địa học thuộc Ủy ban Thế giới IUCN về các Khu vực Được bảo vệ và sự tích hợp một chương bảo tồn địa học trong sổ tay “Quản trị và Quản lý Khu vực Được bảo vệ” công bố vào năm 2015.
IUCN cũng chịu trách nhiệm đánh giá “Giá trị Phổ quát Nổi bật” của địa di sản bao gồm trong các ứng dụng Di sản Thế giới mới của UNESCO, cùng với sự hợp tác mạnh mẽ liên quan đến các Công viên Địa chất toàn cầu của UNESCO.
ProGEO
ProGEO là gì?
ProGEO là tên của Hiệp hội Bảo tồn Di sản Địa chất châu Âu. Tổ chức phi chính phủ này bắt đầu vào năm 1993 sau khi thành lập Nhóm Công tác Châu Âu về Bảo tồn Khoa học Trái đất vào năm 1988 tại Hà Lan. Mặc dù chủ yếu tập trung vào các nước châu Âu, ProGEO ngày nay có các thành viên ở tất cả các châu lục và hoạt động trên toàn thế giới.
ProGEO là một thành viên IUCN và chi nhánh IUGS. ProGEO thúc đẩy việc bảo vệ các điểm địa chất và cảnh quan quan trọng, cũng như di sản đa dạng về các đặc điểm địa chất với sự liên quan về khoa học, giáo dục, du lịch và văn hóa. ProGEO có ý định bảo vệ di sản địa học bằng tiếng nói mạnh mẽ hơn và hoạt động như một diễn đàn thảo luận về các vấn đề bảo tồn thiên nhiên quan trọng, tư vấn và tác động đến các nhà hoạch định chính sách.
