Sau khi kết thúc phần lý thuyết môn Khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường, chủ nhật 24/03 dẫn 16 bạn học viên cao học khảo sát thực tế hoạt động khai thác khoáng sản (chủ yếu là vật liệu xây dựng) tại ba khu vực: Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Châu Thới và Bửu Long. Nội dung khảo sát gồm:
– Các moong khai thác đá, khai thác đất bỏ hoang (trong khuôn viên Đại học Quốc gia)
– Các mỏ đang diễn ra hoạt động khai thác (khu vực Châu Thới)
– Các moong khai thác đá được cải tạo thành Khu du lịch Bửu Long (Phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa).
Một vài hình ảnh dưới đây phần nào nói lên việc sử dụng đất tại các khu vực này.
Hồ Đá (Đại học Quốc gia TP.HCM, trước nhà khách)
Quanh hồ Đá có một số vết lộ mà sinh viên có thể tìm hiểu về thạch học, cấu trúc và khoáng sảnChọn một vị trí đẹp chụp ảnh kỷ niệm chuyến điHàng rào mới kiên cố hơn thay thế hàng rào cũ. Tuy vậy một vài nơi song sắt đã bị phá
Hồ đất (cạnh Viện Tài nguyên và Môi trường)
Khu vực cấm vào vườn bạch đàn ven hồ đấtNăm nay ai đó có (sáng kiến) dùng xích khóa lu nhựa đựng rác vào gốc cây bạch đànNhưng rác vẫn khủng khiếpVẫn tụ tập giải trí, buôn bán và tự xử lý rác (đốt)Một diện tích rất rộng mặt hồ đất ken kín lục bìnhVừa câu cá vừa thư giãn bên hồ. Hàng rào quanh hồ nay chỉ còn những cột bê tông
Khu vực Châu Thới
Cúng bái tại chùa Núi Châu ThớiMỏ Núi Nhỏ cách chùa Châu Thới khoảng 500 m về phía đông namBãi tập kết sản phẩm tại chân núi Châu ThớiMỏ Tân Đông Hiệp cách chùa Châu Thới khoảng 800 m về phía tây bắc. Hiện mỏ đã được khai thác tới độ sâu 100 m
Khu du lịch Bửu Long (thành phố Biên Hòa)
Trước hồ Long Ẩn (được cải tạo từ moong khai thác đá)Yếu tố văn hóa Tây Nguyên năm nay xuất hiện trong Khu du lịchMột điểm nhấn mới tại khu du lịch