ĐỊA LÝ KHAI THÁC CÁT VÀ SỎI Ở HẠ LƯU SÔNG MÊ CÔNG – Khảo sát và đánh giá tác động đầu tiên

Jean-Paul Bravard, Marc Goichot et Stéphane Gaillot

Giới thiệu

Các dòng sông cung cấp cát và sỏi để xây dựng cơ sở hạ tầng, các tòa nhà, nâng cao nền đất tại các khu vực ngập lụt, tạo các con đê ngăn lũ…Nguồn tài nguyên giá rẻ này có nhiều công dụng và nhu cầu sử dụng đang gia tăng nhanh chóng. Khai thác cát, sỏi lòng sông đã phát triển vào cuối những năm 1800 ở các nước công nghiệp để xây dựng đường và làm bê tông. Cát, sỏi có giá trị đặc biệt ở những nơi mặt bằng xây dựng thấp, cấu tạo bởi bùn và sét như trường hợp ở hạ lưu sông Mê Công.

Khai thác cát sỏi lòng sông có tác động đặc biệt mạnh đến động lực học và hệ sinh thái sông. Các nước châu Âu đã trải qua những tác động bất lợi từ việc khai thác cát và sỏi vào đầu những năm 1950, đặc biệt là ở miền bắc Italia, nơi khai thác quy mô lớn để mở rộng mạng lưới đường cao tốc. Tại Pháp, các tác động do khai thác cát và sỏi được xem là bất lợi vào cuối những năm 1970, không bền vững vào những năm 1980 và cuối cùng khai thác cát lòng sông đã bị cấm vào đầu những năm 1990.

Hiện tượng phổ biến liên quan đến khai thác cát và sỏi là sự khoét sâu lòng sông. Các giải pháp cho hiện tượng này đã được nghiên cứu rộng rãi dựa trên sự phục hồi cân bằng trầm tích. Các quy định khai thác cát và sỏi lòng sông đã được soạn thảo và thực thi ở các nước công nghiệp phát triển, nhưng chưa được thực hiện trong các nền kinh tế phát triển nhanh ở khu vực Đông Nam Á.

Khai thác cát và sỏi quy mô lớn bắt đầu trong những năm 1990 dọc theo hạ lưu Mê Công để cải tạo các vùng đất ngập nước và gia cố bờ sông, đặc biệt khu vực xung quanh Phnom Penh. Xói mòn đã trở nên nghiêm trọng ở châu thổ Mê Công. Xói mòn quy mô lớn này có thể do các yếu tố khác nhau bao gồm các tác động của chuỗi đập Lan Thương và các đập trên các phụ lưu, sự kiểm soát xói mòn đất nông nghiệp tốt hơn và trồng rừng được cải thiện, biến đổi khí hậu và tất nhiên là hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông.

Đánh giá này nhằm cung cấp định lượng ban đầu về khối lượng cát và sỏi khai thác từ ​​sông Mê Công, xác định các vị trí và xu thế khai thác. Kết quả cho thấy việc khai thác cát đóng một vai trò quan trọng trong quĩ trầm tích sông Mê Công và hoạt động này có thể là một trong những nguyên nhân gây xói lở bờ biển châu thổ.

Đọc tiếp “ĐỊA LÝ KHAI THÁC CÁT VÀ SỎI Ở HẠ LƯU SÔNG MÊ CÔNG – Khảo sát và đánh giá tác động đầu tiên”

BÁO CÁO KẾT QUẢ MÔN THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG 2015

Thực tập Môi trường đại cương  (MTĐC) là môn học dành cho sinh viên năm 2 ngành Khoa học Môi trường. Thực tập MTĐC nhằm hướng dẫn sinh viên thực hành các phương pháp cơ bản trong nghiên cứu thực địa, thu thập, xử lý thông tin, tổ chức thực hiện nghiên cứu một vấn đề cụ thể và trình bày kết quả nghiên cứu.

Thông qua thực hành khảo sát tại từng vị trí, sinh viên có điều kiện củng cố kiến thức đã học trong các giáo trình lý thuyết; đây là dịp tốt để sinh viên bổ sung các kiến thức về tài nguyên và môi trường theo các đơn vị cảnh quan khác nhau tại mỗi vùng lãnh thổ (Đông Nam Bộ, Sơn Nguyên Đà Lạt, vùng biển đảo Nha Trang).

Năm 2015, môn Thực tập MTĐC được tổ chức từ ngày 21/7/2015  đến 26/7/2015 theo tuyến lộ trình: Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Lâm Đồng – Nha Trang. Tham gia môn học gồm 160 sinh viên khóa 13 KMT cùng các thầy, cô công tác tại khoa Môi trường do cô Tuyến phụ trách chung. Sinh viên được chia thành 16 nhóm, mỗi nhóm có thầy, cô phụ trách, hướng dẫn các kỹ năng nghiên cứu ngoài thực địa và viết báo cáo trong phòng. Đọc tiếp “BÁO CÁO KẾT QUẢ MÔN THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG 2015”

ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI ĐẶC ĐIỂM VÙNG VEN BIỂN TẠI ĐBSCL BẰNG DỮ LIỆU LANDSAT VÀ ẢNH GOOGLE EARTH

Hak, K. Nadaoka và A. Collin đã nghiên cứu sự thay đổi đặc điểm tại dải ven biển tỉnh Kiên Giang dựa trên dữ liệu ảnh Landsat và Google Earth. Các kết quả nghiên cứu giải thích sự biến đổi đường bờ, thay đổi lớp phủ trong nhiều năm và ảnh hưởng của hoạt động nhân sinh đến sự thay đổi này.

1. Khu vực nghiên cứu

Khu vực ven biển tỉnh Kiên Giang từ Hòn Đất xuống An Minh  có đường bờ biển dài 113 km và  1.780 km2 đất liền (hình 1). Độ cao trung bình vùng ven biển này tương đối thấp, dao động từ 0.2 – 0.5 m trên mức trung bình của khu vực. Nơi đây có một vành đai rừng ngập mặn mỏng và một hệ thống đê kè rất hạn chế. Chính vì vậy vùng này dễ bị tác động bởi sóng và thủy triều mặc dù chiều cao sóng trung bình (0.3m) và biến đổi thủy triều (0.56m) ở khu vực này không lớn. Những tác động  sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế xã hội chủ yếu là nuôi trồng thủy sản, trồng lúa kết hợp nuôi tôm, trồng mía và các cây trồng khác.

Đọc tiếp “ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI ĐẶC ĐIỂM VÙNG VEN BIỂN TẠI ĐBSCL BẰNG DỮ LIỆU LANDSAT VÀ ẢNH GOOGLE EARTH”

MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG VÀ SỤT LÚN TRONG CÁC KHU VỰC CHÂU THỔ CỦA VỊNH THÁI LAN

Các nhà khoa học Marc Naeije, Wim Simons  tại Hà Lan và cộng sự đã thực hiện dự án Thailand – EC GEO2TECDI điều tra chuyển động mặt đất theo chiều đứng ở Thái Lan và biến đổi mực nước biển của Vịnh Thái Lan. Điểm chính trong nghiên cứu tại Bangkok gồm 1) vùng đồng bằng ở châu thổ sông với độ cao trung bình gần mực nước biển, 2) đang sụt lún do khai thác nước ngầm, 3) đang trải qua chuyển động hậu địa chấn do động đất cực lớn gần đó, và 4) chịu ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu toàn cầu. Điều này gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho xã hội và nền kinh tế Thái Lan. Đọc tiếp “MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG VÀ SỤT LÚN TRONG CÁC KHU VỰC CHÂU THỔ CỦA VỊNH THÁI LAN”