LIÊN QUAN GIỮA SỤT LÚN ĐẤT DO KHAI THÁC NƯỚC NGẦM VÀ GIẢI PHÓNG ASEN VÀO TẦNG CHỨA NƯỚC SÂU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM

Laura E. Erban, Steven M. Gorelick, Howard A. Zebker, Scott Fendorf

Việc gia tăng khai thác nước tại các tầng chứa nước sâu ở vùng Nam và Đông Nam Á được giả thuyết sẽ gây ô nhiễm Asen (As) trong tầng này vốn không bị ô nhiễm tự nhiên. Mặc dầu vậy, quá trình có khả năng gây tổn thương lâu dài này ít được biết đến.

Theo kết quả thống kê của Laura et at. (2013), từ dữ liệu khảo sát hàm lượng As trong các giếng khoan của Cục quản lý tài nguyên nước từ năm 2002 đến 2008, gần 900 giếng khoan ở độ sâu từ 200-250m (tầng chứa nước sâu Pliocene-Miocene) trên một vùng rộng lớn (>1000 km2) thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam bị ô nhiễm As trên diện rộng. Số lượng giếng khoan có nồng độ As trên 10 mg/L ở tầng sâu (Pliocene–Miocene) cao gấp 7 lần so với ở các tầng nông (Holocene–Pleistocene). Nồng độ As trung bình trong các giếng khoan ở tầng sâu là 20 mg/L, cao gấp 5 lần so với ở các tầng nông (4 mg/L). Tuy nhiên, quy mô và cơ chế của ô nhiễm As trong nước tầng sâu vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Đặc biệt trong vùng nghiên cứu (focus area), 1059 giếng có hàm lượng As vượt quá 10 mg/L và 84% các giếng bị ô nhiễm As là giếng nằm ở độ sâu từ 170-500m. Đọc tiếp “LIÊN QUAN GIỮA SỤT LÚN ĐẤT DO KHAI THÁC NƯỚC NGẦM VÀ GIẢI PHÓNG ASEN VÀO TẦNG CHỨA NƯỚC SÂU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM”