CHÙM ẢNH THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN ĐỚI BỜ NĂM 2018 – Ở ĐÂU? KHI NÀO? CÁI GÌ?

CHÙM ẢNH THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN ĐỚI BỜ NĂM 2018 – Ở ĐÂU? KHI NÀO? CÁI GÌ?

Một số hình ảnh chọn lọc dưới đây để các bạn sinh viên K.15 tham gia tuyến hành trình thực tập Môi trường và Tài nguyên đới bờ  giải đoán, hãy trả lời câu hỏi: Ở ĐÂU? KHI NÀO? CÁI GÌ?, diễn giải nội dung càng chi tiết càng tốt. Đây là bài tập kiểm tra kiến thức đã học, khả năng quan sát thực tế của các bạn đấy.

Ngày 7.12

H_1 ?
H_2?
H_3?
H_4?
H_5?

Ngày 8.12

H_6?
H_7?
H_8
H_9?
H_10?

Ngày 9.12

H_11?
H_12?
H_13?
H_14?

 

Một suy nghĩ 3 thoughts on “CHÙM ẢNH THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN ĐỚI BỜ NĂM 2018 – Ở ĐÂU? KHI NÀO? CÁI GÌ?

  1. Mai Lượng Lộc

    H_1 được chụp ở cửa Lộc An (BR_VT) khi khảo sát hiệu quả công trình chống xói lở Stabilage vào sáng 7/12. Ảnh chụp mô tả bãi cát bị sóng nước ăn sâu một thời gian làm phá hủy cơ ngơi của người dân và phá hủy 1 dải rừng dương do xói mòn rễ cây.
    H_2 được chụp ở cảng cá Lagi vào chiều 7/12 khi đi quan sát xói lở các bờ kè ở đây. Ảnh chụp ngư dân địa phương đang tất bật sơ chế hải sản để đóng gói sản phẩm.
    H_3 chụp ở rừng phi lao cách cảng cá Lagi không xa, vào chiều 7/12 khi quan sát diện tích rừng phi lao với ảnh hưởng của sóng biển và hoạt động của người dân. Ảnh chụp một phần của dải rừng bị mất do hoạt động sinh kế của người dân làm thay đổi việc sử dụng đất trồng phi lao sang xây dựng nhà cửa.
    H_4 chụp ở rừng phi lao vào chiều 7/12. Ảnh chụp 1 góc biển với nhóm sinh viên từ góc nhìn rừng phi lao hướng ra.
    H_5 được chụp ở sông Ray, gần cửa biển Lộc An, chụp vào sáng 7/12. Trong ảnh chụp có tàu thuyền, lưới đánh bắt cá và một dải rừng đước tự nhiên, lớp ngoài là rừng đước (chưa phát triển) được người dân trồng.
    H_6 được chụp ở ruộng muối trên đoạn Lagi-Mũi Kê Gà, chụp vào sáng 8/12 khi quan sát hoạt động làm muối ở đây. Ảnh chụp ruộng muối đang được người dân san bằng để chuẩn bị cho vụ sản xuất muối tiếp theo.
    H_7 được chụp ở Mũi Kê Gà vào sáng 8/12. Ảnh chụp bãi biển và đá, phía xa là ngọn hải đăng cổ nhất Việt Nam, có lác đác vài túi nilon, rác trên bờ biển do con người thải bỏ.
    H_8 được chụp ở Mũi Kê Gà vào sáng 8/12. Ảnh chụp một góc biển ở Mũi Kê Gà, đây là khu nghỉ dưỡng được các nhà đầu tư để phát triển du lịch cách đây vài năm nhưng bị đình thi công do dự án làm cảng Kê Gà của chính quyền.
    H_9 được chụp ở Mũi kê Gà, vào sáng 8/12. Đây là một góc biển nhìn từ gần các khu nghỉ dưỡng bỏ hoang ra biển, xa xa là các tàu thuyền neo đậu của ngư dân.
    H_10 chụp ở khu du lịch Bàu Trắng, vào chiều tối 8/12. Ảnh chụp bầu trời vào hoàng hôn với đàn chim bay về nơi cư trú.
    H_11 chụp ở rãnh xâm thực đoạn Cổ Thạch_Kê gà vào sáng 9/12. Ảnh chụp các rãnh xâm thực trên đất đỏ bazan vị trí dọc gần bờ biển, các vết nứt có độ sâu hơn 20m và chiều rộng các vết nứt đến vài chục mét.
    H_12 được chụp ở nhà máy điện gió Phú Lạc vào sáng 9/12 ảnh chụp các trụ điện gió cao gần 100m.
    H_13 được chụp ở nhiệt điện Vĩnh Tân vào sáng 9/12 khi quan sát nhiệt điện từ trên xa lộ. Ảnh chụp một phần của nhà máy, có thể quan sát thấy xung quanh nhà máy hầu như không có cây cối và đất đai khô cằn.
    H_14 được chụp ở bãi đá 7 Màu vào chiều tối 9/12 khi quan sát các loại đá ở bãi cuội. Ảnh chụp là một tảng đá granite nằm ở đầu bãi cuội. Tảng đá bị sóng biển xâm thực và ăn mòn, phần phiến đá ăn mòn bên ngoài rơi ra kết hợp với tác động của sóng biển làm bề mặt phiến đá nhẵn hơn.

    1. Ẩn danh

      Hình 1: Sáng 7/12. Công trình chống xói lở Stabilage (cửa Lộc An). Cửa Lộc An là khu vực tranh chấp giữa sông và biển, nền địa hình không ổn định, cửa sông liên tục dịch chuyển do tác động của dòng chảy ven bờ, triều cường, sóng và gió mạnh theo mùa nên gây xói lở bờ mạnh và rất nguy hiểm. Công trình stabilage được thi công và hoàn thành 26/20/2011, sau nhiều năm thực hiện và chỉnh sửa, tuy nhiên công trình chống xói lở bờ tại cửa Lộc An không đạt được như mong đợi và hiện trạng đang bị xuống cấp nghiêm trọng, Chiều rộng bờ biển còn rất ngắn, bãi cây ven bờ rất mỏng, nhiều dải bị phá hủy và gây nguy hại đến khu vực sinh sống của người dân xung quanh.
      Hình 2: Chiều 7/12. Cảng cá LaGi từ lâu đã nổi tiếng nhộn nhịp với cuộc sống ngư trường, hoạt động đánh bắt, buôn bán thủy hải sản vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, thực trạng ô nhiễm tại cảng ngày càng đáng báo động. Việc xây dựng các đê chắn sóng vô tình khiến nước trong khu vực neo đậu tàu thuyền không được trao đổi, rác thải từ hoạt động sinh hoạt, buôn bán của người dân khu vực không thu gom, bị tồn ứ dưới nước nhiều ngày gây mùi hôi thối. Không chỉ vậy, trên bờ cũng đầy những rác thải nilong, xốp,… thực tế sinh viên đã tìm nhưng không thể thấy được một cái thùng rác tại đây. Trong ảnh là người dân đang sàng lọc đá, cát, vật liệu trải đáy ao nuôi tôm hùm, nuôi ốc.
      Hình 3: Chiều 7/12. Dải rừng trồng phi lao chắn cát gần cảng cá LaGi với diện tích khoảng 10ha, được người dân trồng cách đây 10 năm nhằm hạn chế cát bị gió thổi vào sâu trong khu vực dân cư. Tuy nhiên những năm gần đây, hoạt động mở rộng đất nhà ở của người dân sống xung quanh cùng việc chặt phá rừng làm củi phần nào làm suy giảm diện tích, chất lượng rừng. Trong ảnh là góc nhìn hướng từ biển vào khu vực dân cư.
      Hình 4: Các bạn Tuấn, Tú, Diệu, Thảo, Ý, Trang, Oanh, Phương, Phụng không lo học, không lo đi khảo sát mà đùa nghịch tại bờ biển khu vực rừng phi lao chắn cát chiều 7/12. Ngoại trừ bạn Tuấn bị ép buộc, dạ em kính mong thầy cô trừ điểm các bạn còn lại ạ:)))
      Hình 5: Sáng 7/12, Sông Ray bắt nguồn từ Hồ Sông Ray (địa phận tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu) là con sông duy nhất đổ ra cửa biển Lộc An. Trong ảnh là dưới chân cầu Sông Ray đoạn gần cửa Sông Lộc An. Tại đây nổi bật với các kiểu sinh cảnh rừng ngập mặn tự nhiên, rừng trồng ven bờ…chủ yếu là cây đước. Xung quanh khu vực, người dân nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản theo mùa nên dễ dàng tìm thấy tàu thuyền, chài lưới neo đậu.
      Hình 6: Sáng 8/12, Cánh đồng muối đang vào thời điểm chuẩn bị vụ mới, người dân ở đây sản xuất hai loại muối: muối tinh và muối thô, nước biển được dẫn trực tiếp vào đồng là sản xuất muối thô, khi sản xuất muối tinh người ta trải thêm bạt lót lên dưới. Trong ảnh, hai người dân đang san lại mặt ruộng cũng như dẫn nước vệ sinh ruộng.
      Hình 7: Sáng 8/12. Mũi Kê Gà từ lâu đã nổi tiếng với đặc điểm địa mạo độc đáo với các dải đá Granit cổ cắt dọc theo bờ biển, bao bọc bãi biển, giúp hình thành các dải cát bồi tụ, bờ biển rất thoải, phía xa ngoài đảo là ngọn hải đăng cổ nhất việt nam, tạo nên một địa điểm du lịch lý thú.
      Hình 8: Sáng 8/12, Một góc nhìn khác tại Mũi Kê Gà. dự án xây dựng khu resort cao cấp bị bỏ hoang do rắc rối với chính quyền địa phương với việc xây cảng Kê Gà, vô tình làm xấu đi vẻ đẹp của bãi biển. Không chỉ vậy, hiện nay tại đây đang triển khai một dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng khác rất lớn, có lẽ việc được khảo sát tại đây của các em khóa sau sẽ không còn được may mắn như các anh chị khóa trước nữa.
      Hình 9: Buổi chiều 8/12, Góc nhìn ra biển tuyệt đẹp của khu Resort Sóng Biển Xanh, tàu thuyền neo đậu, sóng vỗ rì rào…Tuy nhiên, khung cảnh có lẽ màu sắc và có hồn nhất khi vào buổi sáng sớm.
      Hình 10: Chiều 8/12. Khu du lịch Bàu Trắng rất nổi tiếng ở Bình Thuận với khung cảnh độc đáo, các hoạt động vui chơi giải trí trên cát hấp dẫn. Tuy nhiên khi khảo sát du khách và người dân không ai biết thêm được dù chỉ một nét độc đáo cùng tầm quan trọng của tự nhiên tại Bàu Trắng ngoài giá trị kinh tế mà Bàu Trắng đem lại. Trong ảnh là hoàng hôn tuyệt đẹp bên cạnh hồ Bàu Bà ngát sen(hồ Bàu Ông nhỏ hơn nằm bên cạnh), những cánh cò mỏi mệt tìm nơi ngủ sau một này tìm mồi.
      Hình 11:Sáng 9/12, việc xây dựng hai cống thoát nước lớn mạn Tây Bắc khiến khu vực phía dưới cao nguyên cát đỏ bị xói lở, xâm thực nghiêm trọng. các rãnh lớn đến 50m, sâu đến 20m như một mê cung. Đây là địa điểm yêu thích nhất của sinh viên vì không gian bao la và màu sắc, nắng vàng rực rỡ trên cánh đồng bằng phẳng với những đàn gia súc kiếm ăn. Tuy nhiên,nếu tiếp tục bị xâm thực như hiện tại rõ ràng khu vực tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, hi vọng các nhà quản lí có được giải pháp khắc phục kịp thời.
      Hình 12: Trưa 9/12, Trên đồi điện gió, nhà máy Phong điện 1 tại Bình Thuận. Những Tuabin tổng khối lượng lên đến 90 tấn, cao 100m, công suất 1,5MW, trong đó đã có hơn 15 trụ hoàn vào mạng điện quốc gia.
      Hình 13: Trưa 9/12, Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân. Bao gồm Vĩnh Tân 1,2,3 và 4. cả bốn nhà máy đều sử dụng công nghệ nhiệt hóa hơi truyền thống với nhiên liệu chính là Than và dầu DO. Thời điểm khảo sát nhà máy có hai ống khói đang hoạt động.
      Hình 14: chiều 9/12. Bãi đá bảy màu tại Cổ Thạch, Bình Thuận. Với đặc điểm địa chất vô cùng độc đáo, được kỉ lục ghi nhận là bãi cổ thạch có nhiều hình dạng và màu sắc nhất ở nước ta. Đá ở đây bắt nguồn từ quá trình xâm thực và bào mòn của sóng biển trên núi đá Granit và Riolit trải qua hàng triệu năm. Trên ảnh là vết lộ của một tảng đá Granit với vỏ ngoài đã bị biến chất nhưng bên trong vẫn còn nguyên đặc tính.
      Em xin chân thành cảm ơn thầy cô về chuyến đi ạ!!!

Gửi phản hồi cho Ẩn danh Hủy trả lời